Chưa thu phí lưu hành nội đô và hạn chế phương tiện cá nhân

Trong phiên họp báo thường kỳ Chính phủ, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng khẳng định, trong năm nay chưa thu phí lưu hành vào nội đô và hạn chế phương tiện cá nhân. Ông Thăng cho biết, hai loại phí này phải chờ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua.

[links()] Trong phiên họp báo thường kỳ Chính phủ ngày 1/4, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng khẳng định, trong năm nay chưa thu phí lưu hành vào nội đô và hạn chế phương tiện cá nhân. Ông Thăng cho biết, hai loại phí này phải chờ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua.

Nhằm hạn chế tai nạn ùn tắc giao thông và có thêm nguồn vốn cải tạo đường bộ, thời gian qua Bộ GTVT đã đưa ra ba loại phí: quỹ bảo trì đường bộ, hạn chế phương tiện cá nhân, phí phương tiện vào trung tâm thành phố giờ cao điểm. Trong đó, phí bảo trì đường bộ đã được Chính phủ ấn định thu từ ngày 1/6 tới. Hai loại phí còn lại Bộ Giao thông chưa đề xuất thời điểm cụ thể thu.

               Nhiều người tính tới chuyện bán xe khi biết tin Bộ Giao thông đề xuất thu nhiều loại phí

Ông Thăng cho rằng, việc thu phí bảo trì đường bộ ngày 1/6 tới là làm theo lộ trình ban hành từ năm 2009 chứ không phải là vấn đề mới. Còn phí hạn chế phương tiện cá nhân cũng không phải là sáng kiến của Bộ Giao thông.

“Đây là trách nhiệm của bộ Giao thông và các bộ liên quan đối với nghị quyết của Quốc hội. Việc thu phí là một trong những giải pháp nhằm mục đích tăng nguồn thu để xây dựng cơ sở hạ tầng”, ông Thăng nói.

Về thời điểm sẽ thu phí hạn chế phương tiện cá nhân và phí phương tiện vào trung tâm thành phố giờ cao điểm, ông Thăng cho biết còn phải đợi Thủ tướng trình Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua.

“Có thể đề án không được thông qua nhưng vì trách nhiệm chúng tôi vẫn phải làm. Đề án có thể tác động đến một nhóm người sở hữu phương tiện nhưng theo tôi tất cả mọi người đều hưởng lợi từ việc làm này khi mà cơ sở hạ tầng tốt lên và ùn tắc, tai nạn giảm”, ông Thăng nhấn mạnh.

Tuy nhiên, ông Thăng cũng khẳng định, thời điểm này Bộ Giao thông cũng chưa tính tới việc thu hai loại phí trên vì tình hình kinh tế khó khăn. Hơn nữa việc thu phí cần phải có lộ trình, quy định cụ thể.

Về đối tượng thu hai loại phí trên, ông Thăng cho biết, chỉ thu phí 600 nghìn xe ô tô cá nhân. Đối với xe máy, Bộ Giao thông thu phí hoạt động trong nội thành ở năm thành phố lớn đó là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ. Riêng đối tượng nghèo được miễn loại phí này. Sau thời gian thu thí điểm ở năm thành phố kể trên Bộ Giao thông mới đề xuất thu tiếp ở địa phương khác.

Ông Thăng cho biết, sau khi thu thập các ý kiến, Bộ Giao thông đã điều chỉnh lại mức phí của ô tô thấp hơn so với trước đây. Với khoản thu phí của ô tô mỗi năm sẽ thu được khoảng 12 đến 15 nghìn tỷ đồng. “Đây là chính sách gắn với giai đoạn lịch sử. Khi đất nước phát triển hạ tầng tốt rồi sẽ loại bỏ”, ông Thăng cho biết.

Theo Dân Trí

Đọc thêm

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá
(PLVN) -  Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 tổ chức ngày 7/12 vừa qua, nhìn lại 11 tháng của năm 2024, cho thấy cả nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước đều phục hồi và phát triển tốt. Đặc biệt, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao.