Chùa Phúc Hải - ngôi cổ tự vừa thờ Phật vừa thờ Thánh

Chùa Phúc Hải - ngôi cổ tự vừa thờ Phật vừa thờ Thánh
(PLVN) - Lễ hội truyền thống chùa Phúc Hải (xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định) được tổ chức vào ngày 1 và 2 tháng 3 âm lịch hàng năm. Chùa Phúc Hải là công trình kiến trúc có lịch sử gần 500 năm, đã được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia vào năm 1993.

Chùa Phúc Hải được xây dựng vào năm Quý Sửu (1553) triều vua Lê Trung Tông Thuận Bình thứ 5. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, chùa Phúc Hải đã được nhân dân xã Hải Minh qua bao đời gìn giữ, tôn tạo và trở thành địa chỉ văn hóa tâm linh linh thiêng, mang đậm yếu tố văn hóa truyền thống và hiện đại như ngày nay.

Ngôi cổ tự nằm trong một quần thể kiến trúc truyền thống bao gồm chùa và đền thờ Trần Hưng Đạo do Tứ tổ các họ Mai, Phan, Phạm, Nguyễn khởi công huy động nhân dân xây dựng; ngày nay Đảng bộ và nhân dân Hải Minh xây dựng tiếp đền thờ Tứ tổ và nhà truyền thống theo lối kiến trúc truyền thống tạo nên một quần thể Di tích lịch sử văn hóa có 17 tòa với 67 gian.

 

Lễ hội truyền thống chùa Phúc Hải được tổ chức trong hai ngày 1 và 2 tháng 3 âm lịch hàng năm với sự tham dự đông đảo của đại biểu các  đoàn thể, các dòng họ và bà con nhân dân xa gần. Đây thực sự là ngày hội văn hóa tâm linh của những người con quê hương Hải Minh xa gần.

Cùng với hoạt động lễ hội truyền thống, các hoạt động văn hóa thể thao, du lịch làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ và triển lãm cây cảnh nghệ thuật đã góp phần tôn vinh lịch sử  thống được khong ngừng vun đắp trong suốt hơn 500 năm thăng trầm của lịch sử kể từ thưở Tứ Tổ về lập ấp năm 1485 đến nay.

Quần thể Di tích lịch sử văn hóa chùa Phúc Hải khang trang, bề thế gồm 17 tòa với 67 gian
Quần thể Di tích lịch sử văn hóa chùa Phúc Hải khang trang, bề thế gồm 17 tòa với 67 gian 

Cũng giống như nhiều di tích lịch sử khác của tỉnh Nam Định, chùa Phúc Hải ngoài việc thờ Phật, còn thờ hai vị Quốc sư từ thời Lý, những người đã để lại cho đời nhiều công đức, đó là hai vị trong "Nam thiên Thánh tổ": Từ Đạo Hạnh và Không Lộ thiền sư.

Bên cạnh chùa Phúc Hải còn đền thờ tứ tổ khai sáng đất Kim Đê xưa. Đó là các tổ thuộc họ Mai, Phan, Phạm, Nguyễn từ các nơi đã vượt sông Cường quần tụ về đây quai đê lấn biển mở chợ, lập cầu tạo nên các ấp để sinh cơ lập nghiệp. Nơi đây còn thờ các vị anh hùng dân tộc như Trần Hưng Đạo, tướng quân Phạm Ngũ Lão, Triệu Quang Phục.

Tượng Phật Bồ Tát trong khuôn viên chùa
Tượng Phật Bồ Tát trong khuôn viên chùa 

Chùa được xây dựng riêng biệt trên một khu đất vừa có chiều rộng vừa có chiều sâu. Công trình chính bao gồm bái đường, tam bảo và thượng điện. Xung quanh có gác chuông, nhà tổ, phủ thờ, nhà khách, nhà bếp tạo thành kết cấu nội chữ đinh ngoại chữ quốc. Ngoài ra công trình còn cổng chính, cổng phụ, cột đồng trụ, tường hoa, hồ nước trải rộng trước cửa chùa, khu văn bia, giếng cổ, khu tháp mộ, vườn cảnh... Tất cả hòa quyện làm cho cảnh quan chùa Phúc Hải có sức hấp dẫn với du khách gần xa.

Là một công trình kiến trúc quy mô, tuy đã được tu sửa nhiều lần nhưng chùa Phúc Hải vẫn bảo lưu được đường nét phong cách nghệ thuật cổ truyền của dân tộc. Trong tổng thể công trình, tòa bái đường với lối thiết kế kiểu "Thượng chồng rường hạ kẻ bẩy" mang dấu ấn kiến trúc thời Hậu Lê (TK XVIII). Các hàng cột trụ, xà lòng, xà nách... có kết cấu tương ứng với hệ thống cột đỡ, được đục chạm hoa lá, soi chỉ tạo đường nét mềm mại thanh thoát.

Một nét kiến trúc cổ kính
Một nét kiến trúc cổ kính

Đặc biệt, trong tòa bái đường còn có bộ cửa võng bài trí tại gian giữa được chạm thông phong hình tượng lưỡng long chầu nguyệt, dưới là hình ảnh đôi phượng múa, đôi ly chầu và nổi bật là những hoa, lá của một ao sen có con rùa đang ẩn hiện phun nước, làm cho tòa nhà càng thêm trang nghiêm lộng lẫy...

Không chỉ đẹp về quy mô kiến trúc, chùa Phúc Hải còn lưu giữ được nhiều cổ vật, cổ thư có giá trị. Đó là hệ thống tượng Phật khá phong phú đựơc chạm khắc, sơn thếp lộng lẫy tiêu biểu là các pho tượng Tam thế, Phật Bà, Thích Ca, Cửu Long... Các cỗ kiệu, long đình, đại tự, cửa võng... cũng được chạm khắc công phu, nội dung phong phú ca ngợi cảnh đẹp chốn cửa thiền.

Ngoài ra chùa Phúc Hải còn có hàng chục văn bia nói về lịch sử khẩn hoang, về việc tu sửa và xây dựng chùa. Đặc biệt nhất là tấm bia "Phúc Hải tự bi" niên hiệu Vĩnh Tộ thứ 6 (1624) có nội dung rất phong phú, xúc tích nói về lịch sử hình thành mảnh đất con người và ngôi chùa Phúc Hải. Phần tạo dáng chạm khắc của bia cũng rất độc đáo. Bốn mặt bia chạm khắc nhiều đề tài khác nhau, tập trung chủ yếu là tứ linh, hoa lá. Đây là tấm bia có giá trị cao về nghệ thuật, ít thấy trên địa bàn tỉnh Nam Định cũng như một số tỉnh thuộc vùng châu thổ sông Hồng.

Tưng bừng lễ hội chùa Phúc Hải
Tưng bừng lễ hội chùa Phúc Hải  

Khu di tích chùa Phúc Hải còn gắn với nhiều kỷ niệm cách mạng và kháng chiến của vùng đất Hải Minh. Nơi đây là địa điểm tập kết của quần chúng nhân dân tham gia mít tinh, biểu tình, cướp chính quyền trong những ngày Cách mạng tháng Tám lịch sử.

Trong những năm đầu toàn quốc kháng chiến, chùa chính là cơ sở đi về, trú quân, tập luyện, triển khai đánh địch của các lực lượng tự vệ địa phương, của sư đoàn 304 chuẩn bị chống càn đánh địch, tổng phản công góp phần cùng cả nước đi đến thắng lợi cuối cùng. Thời kỳ chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, gác chuông chùa Phúc Hải đã trở thành địa điểm cắt may áo quần cho chiến sĩ gửi đi chiến trường đánh giặc.

Lễ hội chùa Phúc Hải diễn ra vào ngày mồng 01 đến ngày mồng 03 tháng 3 âm lịch hàng năm. Đây là ngày hội để con cháu tỏ lòng biết ơn công lao của tổ tiên đã tạo dựng nên vùng đất mới đồng thời động viên mọi người chung sức chung lòng xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp.

Tin cùng chuyên mục

Bụt trong con sinh chưa?

Bụt trong con sinh chưa?

(PLVN) - Tháng Tư là mùa Bụt sinh, mùa sen nở. Trong tâm mỗi chúng ta đều có một đức Phật. Cũng giống như trong một cái đầm hay một cái ao, nếu biết gieo vào và ươm mầm, nhất định ta sẽ trồng được những đóa sen thơm.

Đọc thêm

Những ngọn gió ngát hương…

Những ngọn gió ngát hương…
(PLVN) - Như là đất, là nước, là ánh mặt trời, là lá hoa và những ngọn gió thơm hương... cứ tự tại, an nhiên và cần mẫn dâng hiến cho đời. Lặng lẽ, khiêm cung nhưng cũng đầy kiêu hãnh.

Đền Bạch Mã – Tứ linh xứ Nghệ

Quảng cảnh đền Bạch Mã.
(PLVN) - Bạch Mã là ngôi đền có vị trí đặc biệt trong đời sống văn hóa tinh thần và tâm linh của nhân dân trên mảnh đất Nghệ Tĩnh. Ngôi đền này được xếp thứ 3 trong hàng ngũ "tứ linh": "Nhất Cờn, nhị Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng". 

Phật hiệu A Di Đà và Pháp môn Tịnh độ

Phật hiệu A Di Đà và Pháp môn Tịnh độ
(PLVN) - Sức lan tỏa của pháp môn Tịnh độ và hình ảnh Đức Phật A Di Đà đã đi vào tâm thức người Việt Nam cả trong cách chào hỏi. Niệm Nam mô A Di Đà Phật là đã nói thật nhiều, nói hết tất cả những ý nghĩa sâu xa của Phật đạo...

Thắp sáng lòng biết ơn

Thắp sáng lòng biết ơn
(PLVN) - Thắp sáng lòng biết ơn và ý thức về nguồn cội chính là làm cho tâm thức văn hóa của dân tộc trở thành nguồn mạch, thành dòng nhựa sống nuôi dưỡng tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái và hiếu hạnh dân tộc Việt.

Hạ về, sen nở mừng ngày Phật đản sinh

Hạ về, sen nở mừng ngày Phật đản sinh
(PLVN) - Ngày mùng 8 tháng 4 là ngày Bụt ra đời. Gần 3000 năm trước, từ bước chân của con người vĩ đại ấy, nhân loại được biết đến một sự thật lớn: “Tất cả chúng sinh đều có tính Bụt”.

Những nẻo đường hóa duyên

Những nẻo đường hóa duyên
(PLVN) - Không nhất thiết phải tới chùa mới có thể làm công quả, mới có thể thấy Phật. Càng không phải ở nơi những vị tu hành, mới thấy được bóng dáng của một Thiền sư.

Điển tích Chùa Bổ Đà có vườn tháp lớn nhất Việt Nam, lưu giữ bộ mộc bản kinh Phật cổ nhất

Một góc chùa Bổ Đà.
(PLVN) - Chùa Bổ Đà là Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt. Chùa là quần thể lớn, tọa lạc tại thôn Thượng Lát, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang - danh lam cổ tự nổi tiếng của xứ Kinh Bắc xưa. Chùa Bổ Đà có điển tích huyền bí, cũng như có vườn tháp lớn nhất Việt Nam, lưu giữ bộ mộc bản kinh Phật cổ nhất.

Dấu xưa thời khẩn hoang lập ấp ở ngôi đình cổ nhất phương Nam

Ngôi đình với kiến trúc truyền thống độc đáo vẫn đứng vững theo thời gian.
(PLVN) - Đình Thông Tây Hội (phường 11, quận Gò Vấp, TP HCM) đã có từ hơn 3 thế kỷ trước, từ thuở những nhóm cư dân đầu tiên xuôi Nam vượt ngàn dặm đường đến vùng Gia Định mở đất. Trải qua bao biến thiên dâu bể, ngôi đình cổ nhất đất Nam Bộ này vẫn còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa - tín ngưỡng tốt đẹp của dân tộc và nghệ thuật kiến trúc truyền thống độc đáo.

Ngôi đền thiêng thờ vị thần “hộ dân bảo quốc” suốt 4000 năm lịch sử

Toàn cảnh đền Đồng Cổ.
(PLVN) - Đó là đền Đồng Cổ thờ thần Đồng Cổ - vị thần có công lớn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Ngôi đền tọa lạc tại làng Đan Nê (xã Yên Thọ, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) tương truyền có từ thời Hùng Vương, soi bóng xuống hồ bán nguyệt, bên cạnh là núi Tam Thai có quán Triều Thiên trên đỉnh nhìn xuống toàn cảnh sông Mã.

longformNgôi đền thiêng 1500 tuổi nơi phát tích bài thơ Thần “Nam quốc sơn hà“

Đền Xà.
(PLVN) - Đền Xà thờ đức thánh Tam Giang, tọa lạc tại thôn Xà Đoài, xã Tam Giang (huyện Yên Phong, Bắc Ninh) có niên đại từ thế kỷ 6 đã được xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1988. Ngôi đền thiêng cũng là nơi phát tích bài thơ Thần “Nam quốc sơn hà” - bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta. 

Đình Quan Lạn – Ngôi đình thiêng 300 tuổi bên sóng nước Vân Đồn

Đình Quan Lạn đã có lịch sử hơn 300 năm.
(PLVN) - Đình Quan Lạn (xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) được xây dựng ở giữa làng, nhìn ra vịnh biển nơi có ba hòn đảo tạo nên bức bình phong, phía sau tựa vào năm ngọn núi... Các bậc tiền đã xây dựng ngôi đình Quan Lạn với lối kiến trúc độc đáo ghi dấu ấn văn hóa của người Việt trên vùng biển Đông Bắc. Điều đó không chỉ được thể hiện qua sự độc đáo của kiến trúc mà còn ngay trong lễ hội có một không hai của đình Quan Lạn. 

Ngôi đình 300 tuổi đẹp nhất xứ Kinh Bắc còn tồn tại đến ngày nay

Đình Bảng là một trong những ngôi đình làng đẹp nhất xứ Kinh Bắc.
(PLVN) - Trong suốt gần 300 năm, trải qua hàng loạt những biến cố của lịch sử dân tộc ngôi đình làng Đình Bảng (thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) vẫn đứng vững. Đình làng Đình Bảng từ lâu đã được coi là một trong những ngôi đình đẹp nhất xứ Kinh Bắc và cả Việt Nam, bởi đây là một công trình kiến trúc cổ đồ sộ chứa đựng giá trị nghệ thuật trang trí gỗ truyền thống đặc sắc. 

Cổ tự trăm tuổi với tập tục “đánh kẻ tiểu nhân” ở Sài Gòn

 Hội quán Ôn Lăng được cộng đồng người Hoa xây dựng năm 1740.
(PLVN) - Được xây dựng từ gần 300 năm trước, Hội Quán Ôn Lăng (đường Lão Tử, phường 11, quận 5) là điểm đến linh thiêng trong cộng đồng người Hoa ở TP HCM. Nơi đây nhiều năm qua được biết đến với tập tục có một không hai - “đánh kẻ tiểu nhân”, mang ý nghĩa cầu may mắn, bình an đồng thời xua đuổi những điều xui xẻo, những “kẻ tiểu nhân” đi theo quấy rối mình.