Chưa phát hiện tham nhũng, tiêu cực liên quan đến Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trả lời chất vấn.
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trả lời chất vấn.
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng khẳng định, đến thời điểm này vẫn chưa phát hiện tham nhũng, tiêu cực liên quan đến Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch. Tuy nhiên, cách điều hành chưa hiệu quả nên thời gian tới sẽ điều chỉnh cho phù hợp.

Chiều 5/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thứ tư thuộc lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.

Hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch còn vướng mắc

Tại phiên họp, Đại biểu Trần Chí Cường (Đoàn TP Đà Nẵng) nêu vấn đề, sau đại dịch COVID-19, Quốc hội và Chính phủ rất quan tâm hỗ trợ ngành du lịch sớm phục hồi và phát triển và đã bố trí ngân sách cho Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch. Nguồn lực là 300 tỷ đồng để hỗ trợ ngành du lịch sớm phục hồi.

Tuy nhiên, đến nay, số kinh phí này vẫn nằm trong tài khoản tiền gửi ngân hàng, số tiền lãi được dùng chi cho hoạt động thường xuyên và bộ máy hành chính quản lý Quỹ. Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết nguyên nhân chưa triển khai được nguồn kinh phí này cũng như có biện pháp như nào để khắc phục tình trạng trên?

Trả lời Đại biểu, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng thông tin, 300 tỷ đồng này là vốn điều lệ của Quỹ, được bảo tồn phát triển theo cách gửi ở ngân hàng. Trong đó, phần lãi đưa ra chi phí cho tổ chức bộ máy, phần xúc tiến hoạt động du lịch do Chính phủ cấp theo tỷ lệ % đóng góp của ngành du lịch thông qua phí, vé...

Hiện nay 150 tỷ đồng đã được gửi ngân hàng để bảo tồn nguồn vốn, lãi rút ra chi cho bộ máy. Số tiền còn lại vẫn gửi ở Kho bạc Nhà nước.

Theo Bộ trưởng, Quỹ này hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp công lập nên không tránh khỏi những vướng mắc. Thời gian tới, Bộ sẽ quyết liệt sắp xếp lại bộ máy, nếu cần thiết sẽ đánh giá tác động và có báo cáo cụ thể để xem xét sửa đổi, đưa quỹ này vào hoạt động nhằm phục vụ tốt hơn về quảng bá du lịch.

Ở phần trả lời sau đó liên quan đến quản lý Quỹ này, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng khẳng định, đến thời điểm này, chưa phát hiện tình trạng tham ô, tham nhũng quỹ.

Tuy nhiên cách điều hành chưa hiệu quả, nên Bộ sẽ chấn chỉnh điều hành, trước mắt tập trung xúc tiến quảng bá du lịch, sản phẩm du lịch để phát huy hiệu quả của Quỹ.

Biến các di sản văn hóa thành tài sản

Đại biểu Hồ Thị Kim Ngân (Đoàn Bắc Kạn) chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng về tình trạng du lịch di sản nhưng nhiều điểm đã bị khai thác quá tải. “Ý kiến của Bộ trưởng thế nào về mối quan hệ giữa bảo tồn phát triển di sản văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội”, Đại biểu đặt câu hỏi chất vấn.

Trả lời, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng khẳng định, Đảng, Nhà nước và Nhân dân luôn quan tâm các di tích, di sản, coi đây là báu vật thiên nhiên ban tặng. “Trách nhiệm của chúng ta là bảo tồn, phát huy các di sản đó”, ông nói.

Chính vì vậy, Luật Di sản đã được Quốc hội ban hành sớm. Tại Kỳ họp này, Quốc hội cũng xem xét, cho ý kiến dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi).

“Quan điểm chung là phải bảo tồn, phát huy giá trị các di sản này, biến các di sản thành tài sản.Tuy nhiên, theo quan điểm không phải là làm bằng mọi giá, không đánh đổi mà khi đã công nhận di tích, di sản thì chính quyền địa phương nơi được giao quản lý di tích, di sản đều có chương trình bảo vệ, phát huy di tích, di sản đó”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nêu rõ.

Về giải pháp đối với vấn đề Đại biểu đề cập, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch cho rằng giải pháp căn cơ, bài bản là phải tôn trọng các cam kết, phương án bảo vệ di tích, di sản sau khi được công nhận, cam kết tổ chức thực hiện nghiêm những điều này, không để xảy ra tình trạng lợi dụng, khai thác, làm xấu đi hình ảnh của di tích, di sản.

“Di tích, di sản khi được công nhận, tôn vinh không chỉ để đó mà cần được khai thác, biến thành tài sản; xây dựng được các sản phẩm gắn liền với di tích, di sản có tính văn hóa…”, Bộ trưởng nói và cho biết, vừa qua, nhiều địa phương đã có cách làm sáng tạo trong việc này.

Đại biểu Châu Quỳnh Giao (Kiên Giang) nêu tình trạng một số sản phẩm du lịch có hiện tượng lai căng, sao chép đặc trưng của nước ngoài dù thu hút được một bộ phận khách du lịch và tạo ra lợi nhuận nhưng về lâu dài sẽ tạo ra hệ lụy làm mất đi vẻ đẹp đặc trưng bản sắc dân tộc Việt Nam.

Đại biểu Châu Quỳnh Dao.

Đại biểu Châu Quỳnh Dao.

Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, thời gian qua, thực hiện Nghị quyết 82 và Chỉ thị 08 của Thủ tướng, tình hình du lịch của nước ta đã được cải thiện. 5 tháng đầu năm, ngành du lịch đã đón 7,6 triệu lượt khách quốc tế, có mức tăng trưởng nhất định. Bộ sản phẩm du lịch hiện được nhận diện và đi đúng hướng.

“Ví như du lịch biển đảo là một hướng đi rất đúng, du lịch cộng đồng, du lịch nghỉ dưỡng và nhiều sản phẩm du lịch khác… đều là hướng đi phù hợp. Ở đâu đó có một vài sản phẩm cá biệt thì sẽ thanh tra, kiểm tra để chấn chỉnh trong thời gian tới. Nhưng chúng ta không nên quá khắt khe, bởi đây có thể hiểu là sự giao lưu về văn hóa. Những gì tiến bộ, tinh hoa của văn hóa nhân loại thì có quyền tiếp thu để bổ sung và làm giàu cho văn hóa Việt Nam”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nêu rõ.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...