Chữa mất ngủ bằng cách nào?

Chữa mất ngủ bằng cách nào?
(PLO) - Theo Dược sĩ Nguyễn Thanh Xuân, nhiều người mất ngủ đã tự kê thuốc ngủ cho mình và bị lệ thuộc vào thuốc, thậm chí là trầm cảm. Dùng các bài thuốc dân gian như lá vông, tâm sen, sắc cành và lá cây lạc tiên... để uống chữa mất ngủ được nhiều người lựa chọn tuy nhiên cần có sự hiểu biết về các loại thảo dược này thì có tác dụng chữa mất ngủ. 

Thuốc ngủ có thực sự giúp ngủ ngon?

Thuốc ngủ có tác dụng ức chế hoạt động của hệ thần kinh, đưa cơ thể vào trạng thái buồn ngủ. Mới dùng có thể giảm triệu chứng nhất thời nhưng khi lạm dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ gây rối loạn não bộ bởi bản chất thuốc mang đến những giấc ngủ "cưỡng ép". 

Từ đó, những vấn đề về thần kinh, tâm thần xuất hiện ngày một nhiều, cơ thể rất dễ rơi vào trạng thái rối loạn cảm xúc kéo theo đó là tình trạng lo âu, căng thẳng kéo dài, thậm chí có thể gây trầm cảm.

Theo Dược sĩ Nguyễn Thanh Xuân- Trung tâm Nghiên Cứu và Sản xuất Dược liệu Miền trung, mất ngủ là triệu chứng của nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như: căng thẳng, stress, môi trường sống, chế độ ăn uống hay dùng chất kích thích (trà, cà phê)… Bởi vậy, khi có dấu hiệu mất ngủ trước tiên nên điều chỉnh lối sống và kết hợp dùng các loại thảo dược từ thiên nhiên để tìm lại giấc ngủ tự nhiên như: Tâm sen, lá vông lạc tiên. Tuy nhiên, khi sử dụng các thảo dược dân gian cũng phải biết cách dùng mới đem lại hiệu quả.

Cẩn thận uống nhầm thuốc

Bà Hoàng Thị Thu Hương- Cán bộ dự án BioTrade - Dự án phát triển dược liệu sạch do Liên minh châu Âu tài trợ  cho biết: Riêng về Lạc tiên tây, từ trước tới nay, mọi người thường hay sắc cành và lá cây lạc tiên lên để uống giúp an thần, giải lo âu, giảm stress. Tuy nhiên, lạc tiên có nhiều loài, nhiều người thường sử dụng nhầm loài hoặc mua dược liệu trôi nổi không rõ nguồn gốc, không có dược tính trị bệnh làm cho việc điều trị không đem lại hiệu quả. Chưa kể tới việc, Lạc tiên khô trôi nổi không được chăm sóc, thu hái, bảo quản theo tiêu chuẩn sẽ bị nấm mốc gây độc khi uống vào. 

Đáng lưu ý, nhiều người hay nhầm lẫn cây chanh leo với Lạc tiên do hình dáng rất giống nhau nhưng thực chất cây chanh leo không thuộc họ lạc tiên và khi sắc lên uống sẽ không có tác dụng điều trị mất ngủ.

Theo bà Hương, hiện nay ở Việt Nam thường dùng lạc tiên ta có tên khoa học là Passiflora foetida. Cây lạc tiên ta sẽ không cho dược tính tốt như cây lạc tiên tây có tên khoa học là Passiflora incarnata. Trên thế giới đã sử dụng Lạc tiên tây từ rất lâu đời và đã được nhiều nghiên cứu khoa học tác chứng minh tác dụng an thần rất tốt của lạc tiên tây. 

Một nghiên cứu của nhóm tác giả thuộc Trung tâm Sâm và Dược liệu TP. Hồ Chí Minh đã chứng minh lô cao chiết nước của lá và ngọn non Lạc tiên tây lấy tại Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất dược liệu miền Trung có tác dụng kéo dài thời gian ngủ, và điều trị mất ngủ hiệu quả.

Bà Hương cho hay, tính tới thời điểm này, Trung tâm Nghiên cứu & Sản xuất dược liệu miền Trung là nơi duy nhất ở Việt Nam trồng thành công giống cây Lạc tiên tây. Trung tâm đã phối hợp với viện dược liệu của Pháp đem giống cây Lạc tiên tây này về Việt Nam và trồng ở Phú Yên. Sau nhiều năm nghiên cứu đã hoàn chỉnh được quy trình trồng phù hợp với khí hậu Phú Yên và có hàm lượng hoạt chất cao, giúp người mất ngủ có được giấc ngủ ngon sau khi dùng trà. 

Bà Hương cũng lưu ý rằng, với cách sắc, uống cành và lá lạc tiên thông thường như dân gian vẫn dùng sẽ không đo được hàm lượng hóa chất dẫn tới không đủ liều hoặc quá nhiều có thể gây hại cho cơ thể. Hơn nữa cách sắc, uống thông thường sẽ không tận dụng hết các hoạt chất có trong cây lạc tiên tây.

Để thoát khỏi chứng mất ngủ, tốt nhất người sử dụng nên tìm mua những sản phẩm được làm từ cây lạc tiên tây theo tiêu chuẩn châu Âu Biotrade. Bởi những sản phẩm này là sản phẩm an toàn từ giống sạch, nước sạch, đất sạch, quá trình canh tác sạch, thu hái sạch, đến nhà máy đạt tiêu chuẩn và đến tay người tiêu dùng thì sản phẩm mới đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng. Cần tìm hiểu kỹ, đọc kỹ nguồn gốc sản phẩm, kiểm tra những thông tin tiêu chuẩn chất lượng của thuốc được in trên bao bì. Trà thảo dược được làm từ dược liệu đạt chuẩn sẽ  được dán tem BioTrade.

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

ThS. BS Phan Thị Hải: Giá thuốc lá ở Việt Nam rất thấp, ai cũng có thể tiếp cận

ThS. BS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc Quỹ phòng chống tác hại Thuốc lá.

(PLVN) - ThS. BS Phan Thị Hải - Phó Giám đốc Quỹ phòng, chống tác hại thuốc lá mới thông tin về hậu quả của việc tiêu dùng thuốc lá đối với sức khỏe cộng đồng và sự phát triển kinh tế, xã hội, môi trường. Vị chuyên gia này nhận định, giá 1 bao thuốc lá ở Việt Nam thấp nhất, do vậy người có thu nhập thấp và người mới hút, kể cả trẻ em hay trẻ vị thành niên đều rất dễ tiếp cận với thuốc lá.

Đề nghị thanh tra các cơ sở mầm non

Giáo viên Trường Mầm non Công ty may Đáp Cầu (tỉnh Bắc Ninh) xốc ngược trẻ, kéo trẻ vào góc khuất của camera, dùng tay tát liên tiếp vào mặt trẻ. Ảnh: SK&ĐS
(PLVN) - Ủy ban Quốc gia về Trẻ em đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các địa phương rà soát, thanh tra các cơ sở mầm non, đặc biệt là các cơ sở ngoài công lập; xử lý nghiêm các vi phạm nhằm bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.

Thu hồi 12 loại sữa giả trên toàn quốc

Cơ quan điều tra thu giữ hàng ngàn hộp sữa giả. Ảnh: Bộ Công an
(PLVN) - Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, mới có công văn đề nghị Sở Y tế các tỉnh, TP; Sở An toàn thực phẩm TP HCM; Ban quản lý an toàn thực phẩm TP Đà Nẵng; Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm các địa phương kiểm tra, phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tại địa phương thu hồi toàn bộ 12 sản phẩm thực phẩm, dinh dưỡng (dạng sữa bột) là hàng giả trên thị trường.

Khói thuốc lá - “Thủ phạm thầm lặng” làm tăng nguy cơ đột quỵ não

Chăm sóc người bệnh đột quỵ não tại khoa HSCC – chống độc Trung tâm Y tế huyện Mai Châu (Ảnh: Hồng Dung)
(PLVN) - Theo bác sĩ Đinh Hoàng Tuấn - Phó trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Trung tâm Y tế huyện Mai Châu, khói thuốc lá không chỉ gây hại trực tiếp cho người hút mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của những người xung quanh. Cả hút thuốc chủ động lẫn thụ động đều làm tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ não - căn bệnh đứng thứ ba toàn cầu về tỷ lệ tử vong, chỉ sau tim mạch và ung thư.

Hội thảo khoa học: Bộ đôi miễn dịch – Tiến bộ trong điều trị ung thư gan giai đoạn tiến triển

Hội thảo khoa học: Bộ đôi miễn dịch – Tiến bộ trong điều trị ung thư gan giai đoạn tiến triển
(PLVN) - Vừa qua, tại Hồ Chí Minh, Bệnh viện Ung Bướu TP HCM, Viện Y học ứng dụng Việt Nam và AstraZeneca phối hợp cùng tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề “Kéo dài sống còn dài hạn với bộ đôi miễn dịch: Bước tiến mới trong điều trị ung thư biểu mô tế bào gan không còn chỉ định phẫu thuật”.

Thuốc giả – hiểm họa cho cộng đồng, đòi hỏi chế tài nghiêm khắc

Ảnh minh họa: Internet
(PLVN) - Cuối tháng 4/2025, dư luận cả nước rúng động trước thông tin Công an tỉnh Thanh Hóa triệt phá thành công một đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả quy mô lớn, thu giữ hàng loạt tang vật và bắt giữ 14 đối tượng có liên quan. Đây không chỉ là chiến công xuất sắc của lực lượng công an trong đấu tranh phòng, chống tội phạm mà còn là hồi chuông cảnh tỉnh về một hiểm họa âm thầm nhưng vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng: nạn thuốc giả.

Bộ Y tế nhận 500.000 liều vaccine sởi, triển khai chiến dịch tiêm lần 3

Bộ Y tế đã tiếp nhận 500.000 liều vaccine phòng bệnh Sởi do hệ thống nhà thuốc và trung tâm tiêm chủng FPT Long Châu tài trợ. Ảnh: Bộ Y tế
(PLVN) - Để tiếp nhanh chóng kiểm soát dịch sởi, Bộ Y tế đã khẩn trương xây dựng và ban hành kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3. Vaccine sử dụng trong chiến dịch tiêm chủng lần này là 500.000 liều vaccine chứa thành phần sởi do tập đoàn FPT tài trợ. Bộ Y tế sẽ phân bổ ngay vaccine cho các địa phương để kịp thời triển khai chiến dịch tiêm chủng.

Chuyên gia Bệnh viện Bạch Mai: 90% ung thư phổi xuất phát từ thói quen này của đàn ông Việt

PGS.TS Phạm Cẩm Phương tư vấn cho bệnh nhân tại Trung tâm Y học hạt nhân và ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai (Ảnh: BVCC)
(PLVN) - Thống kê mới nhất, mỗi năm Việt Nam có hơn 26.000 ca mắc mới ung thư phổi, trong đó đến 90% liên quan trực tiếp đến thói quen hút thuốc. PGS.TS Phạm Cẩm Phương - Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu (Bệnh viện Bạch Mai) chia sẻ về dấu hiệu cảnh báo sớm, đối tượng cần tầm soát định kỳ và khuyến cáo dành cho người dân.