Chữa khỏi sỏi mật bằng quả sung

Chữa khỏi sỏi mật bằng quả sung
(PLO) - Từ câu chuyện xảy ra tại quê hương mình, lương y Phan Văn Sang (58 tuổi, cán bộ y tế phường 7, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh) tự mày mò nghiên cứu dược tính của trái sung áp dụng vào trị bệnh. Ông tự tin khẳng định những ai mắc bệnh sỏi mật hoàn toàn có cơ hội khỏi bệnh chỉ bằng cách sử dụng bài thuốc nam từ quả sung.
Tự chế bài thuốc trị sỏi mật từ quả sung
Lương y Sang kể lại, cách đây hơn 30 năm, ở miền quê Phù Cát (Bình Định) của ông có cô bé mắc bệnh sỏi mật khá nặng. Gia đình đưa cô bé chạy chữa trị khắp nơi nhưng bệnh tình chẳng thuyên giảm đáng bao. 
Một ngày kia, trên đường đưa con từ bệnh viện trở về trong tâm trạng não nề, có bà già đi cùng chuyến xe thấy cô bé ốm yếu bèn hỏi chuyện và mách bảo về hái quả sung phơi khô đem nấu nước cho uống. 
“Có bệnh vái tứ phương”, người mẹ nghe vậy dẫu hoài nghi nhưng quyết thử vận may một phen. Kết quả thật bất ngờ, nhờ uống nước trái sung, cô bé ăn uống mạnh, sức khoẻ tiến triển rõ rệt. Ai nấy đều lấy làm lạ về trường hợp này. Lần mò theo thông tin trên, lương y Sang tò mò bèn tự mình tìm tòi tác dụng trị bệnh của trái sung. 
Sau nhiều năm nghiên cứu, thử nghiệm, ông Sang được biết trái sung có tên khoa học là Ficus carica, thuộc họ dâu tằm. Bên trong trái sung giàu phenol, axit béo và một số hoạt chất tốt cho tim mạch. Đặc biệt trái sung phơi khô chứa tác dụng trị bệnh sỏi mật cực kì hiệu quả. 
Ông Sang cho hay, bệnh sỏi mật do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên như ăn phải thực phẩm nhiễm độc tố, xuất phát từ bộ phận gan suy yếu. Về mặt y lý, vị lương y giải thích như sau: Khi chức năng gan yếu, lượng dịch mật được cơ thể tiết ra nhằm hỗ trợ dạ dày tiêu hoá thức ăn bị tồn dư, không giải phóng hết. Lâu ngày, dịch mật kết tủa tạo thành khối u gọi sỏi. Khối sỏi hình thành trong túi mật nên mới gọi là bệnh sỏi mật. 
Bệnh sỏi mật có thể gặp ở bất kì lứa tuổi nào, bất kể nam hay nữ. Những biểu hiện thông thường của bệnh như lời lương y Sang cho biết, gồm: Ăn không tiêu, hay ói mửa, đau ở vùng mạn sườn bên phải. Muốn biết có bị sỏi mật hay không, phương pháp kiểm tra chính xác nhất là đến cơ sở y tế tiến hành xét nghiệm.
Ngoài phương pháp phẫu thuật cắt bỏ mà tây y vẫn áp dụng phổ biến hiện nay, ông Sang cho rằng những bệnh nhân mang sỏi chưa đến giai đoạn nhiễm trùng, khối sỏi còn nhỏ, thì nên thử dùng bài thuốc nam từ trái sung. 
Ông hướng dẫn cách thức bào chế như sau: Chọn hái những trái sung không quá non nhưng cũng không quá già đem đập dập hoặc thái mỏng rồi phơi khô. Tiếp đó, đem lượng sung khô sao vàng hạ thổ, dùng sắc lấy nước uống theo công thức mỗi ngày dùng chừng 200g. 
“Cho lượng trái sung khô trên vào nồi, đổ 4 chén nước rồi đun sôi, cô cạn còn 1 chén để uống. Nên chia thuốc uống thành nhiều lần trong ngày sau mỗi bữa ăn bởi có thể gây “choáng”, mệt người do hàm lượng thuốc đậm đặc”, ông Sang hướng dẫn.
Thêm bài thuốc chữa căn bệnh thường “đồng hành” cùng sỏi mật
Vị lương y bổ sung thêm, liều lượng thuốc 200g/ngày áp dụng đối với cơ thể bình thường. Ngoài ra tuỳ theo từng cơ thể người bệnh mà thầy thuốc thực hiện chế độ gia giảm phù hợp. 
Thông thường trẻ em chỉ nên dùng nửa lượng thuốc so với người lớn. Mỗi thang thuốc sau khi sắc thuốc không được đem bỏ ngay mà tiếp tục nấu nước uống thay trà 2 - 3 lần nữa nhằm tận dụng tối đa hoạt chất chứa bên trong dược liệu.
Trái sung phơi khô, theo ông Sang, đem nấu nước uống có thể chữa khỏi bệnh sỏi mật
 Trái sung phơi khô, theo ông Sang, đem nấu nước uống
có thể chữa khỏi bệnh sỏi mật
Lương y Sang căn dặn tỉ mỉ người mắc chứng sỏi mật phải chú ý kiêng tránh một số thực phẩm như: Trứng, mỡ, nội tạng động vật và các loại hải sản.
Giải thích tác dụng loại trừ sỏi mật của trái sung khô, ông Sang cho biết hoạt chất chứa trong trái sung khi tiếp xúc với khối sỏi sẽ xảy ra phản ứng. Theo đó, khối sỏi sẽ mềm nhão, tan dần và đào thải ra khỏi cơ thể thông qua đường bài tiết. 
Người bị sỏi mật thường kéo theo bệnh viêm đại tràng. Theo ông Sang, trường hợp này, có thể áp dụng bài thuốc nam từ cây cỏ sữa lá nhỏ. Cụ thể, nhổ cây cỏ sữa đem rửa sạch, phơi khô sau đó nấu nước uống hằng ngày. Mỗi ngày dùng khoảng 40g. 
Theo kinh nghiệm của mình, lương y Sang cho biết vẫn có thể sử dụng cây cỏ sữa ở dạng tươi. Tuy nhiên dạng thuốc khô cho công dụng tốt hơn: “Quả sung hay cây cỏ sữa đều dễ dàng tìm kiếm khắp mọi nơi. Chỉ cần chịu khó, người bệnh có thể tự bào chế thuốc nam chữa bệnh cho mình, không hề tốn kém tiền bạc. 
Mọi người tự tìm thảo dược bào chế thuốc chữa một số bệnh, xung quanh chúng ta cây thuốc nhiều vô kể nhưng vẫn chưa được tận dụng đúng mức”, ông Sang nói.
Sở thích kiếm tìm những bài thuốc dân gian 
Từ khi còn ở quê Bình Định, ông Sang đã thích thú sưu tầm những bài thuốc chữa bệnh cực kì đơn giản nhưng hiệu quả từ dân gian. Rồi sau này trong mỗi chuyến công tác, khi đã hoàn thành công việc, câu hỏi “ở đây có cây thuốc gì hay” lại thường trực thôi thúc sự tìm kiếm. 
Lương y Sang đang tư vấn cho người bệnh
  Lương y Sang đang tư vấn cho người bệnh
Vị lương y thừa nhận đặc biệt chú tâm đến những bài thuốc nam, sử dụng dược liệu dễ tìm kiếm bởi bản thân quan niệm “nam dược trị nam nhân” (thuốc nam trị bệnh người Việt). 
Từ năm 1977, ông Sang quyết định nghỉ hưu sớm, dồn toàn tâm toàn lực theo nghề thuốc. “Khi đã nắm vững kiến thức cơ bản, tôi xin vào phụ việc cho các thầy thuốc giỏi để vừa có kiến thức thực nghiệm vừa học hỏi nghề”, lương y Sang chia sẻ kinh nghiệm.
Rời quê, vào vào miền Nam từ những năm 1980, ông Sang càng có thêm cơ hội trau dồi nghề nghiệp. Gần cả đời theo nghề y, ông quan niệm không phân biệt thuốc hay, dở qua tiêu chí nguồn gốc, tiền bạc; mà thuốc hay là thuốc chữa lành bệnh. 
Với tâm nguyện lấy nghề giúp đời, từ năm 2000 đến nay, ông Sang tham gia tích cực vào công tác khám chữa bệnh tại phòng khám từ thiện ở chùa Kỳ Quan 2 (Gò Vấp). Vị lương y này cũng là người đảm nhận phòng khám đông y tại trạm y tế phường 7, quận Gò Vấp.
“Làm nghề y không nên giấu diếm, khư khư giữ làm của riêng. Bài thuốc hay đến dường nào nếu không được kế tục coi như vô nghĩa. Tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu bài thuốc trị bệnh sỏi mật từ trái sung”, ông Sang nói.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.