Chùa Giáng, chốn an nghỉ yên bình của cố pháp chủ Thích Phổ Tuệ

(PLVN) -  Viên Minh tự còn có tên gọi là chùa Giáng, một ngôi chùa nằm ven đê ở vùng chiêm trũng Đồng bằng Bắc Bộ, nơi ghi dấu ấn vị tăng già - Cố Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ.
Hiếm có ngôi chùa nào mà lại có lịch sử được viết bằng thơ như chùa Viên Minh ở xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Thơ rằng: “Chùa xưa soi bóng Hồng Hà/Sắc - Không e lấp phong ba trôi chìm/Hai dân mới đồng tâm hiệp lực/Chuyển chùa vào thiết lập nơi đây/Một lần cũ đổi mới thay/Nguyễn triều Thành Thái đương cai Nhâm Dần (1902)/Tổ Nguyên Uẩn sơn môn Đa Bảo/Bậc hưng công lãnh đạo chủ trương/Lập đây một chốn đạo trường/Viên Minh Pháp Hội bóng vang hãy còn…”.

Hiếm có ngôi chùa nào mà lại có lịch sử được viết bằng thơ như chùa Viên Minh ở xã Quang Lãng, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Thơ rằng: “Chùa xưa soi bóng Hồng Hà/Sắc - Không e lấp phong ba trôi chìm/Hai dân mới đồng tâm hiệp lực/Chuyển chùa vào thiết lập nơi đây/Một lần cũ đổi mới thay/Nguyễn triều Thành Thái đương cai Nhâm Dần (1902)/Tổ Nguyên Uẩn sơn môn Đa Bảo/Bậc hưng công lãnh đạo chủ trương/Lập đây một chốn đạo trường/Viên Minh Pháp Hội bóng vang hãy còn…”.

Thời điểm ra đời của chùa hiện không có thư tịch ghi lại, nhưng trước năm 1900, chùa được dựng ở ngoài bãi sông Hồng, năm 1900 (tức là đầu thế kỷ 20) do có nguy cơ sạt lở, nên dân làng hai xã Quang Lãng và Mai Xá đã công đức và mời Nhà sư Thích Nguyên Uẩn tới trụ trì và dỡ chuyển chùa đến nơi hiện nay.

Thời điểm ra đời của chùa hiện không có thư tịch ghi lại, nhưng trước năm 1900, chùa được dựng ở ngoài bãi sông Hồng, năm 1900 (tức là đầu thế kỷ 20) do có nguy cơ sạt lở, nên dân làng hai xã Quang Lãng và Mai Xá đã công đức và mời Nhà sư Thích Nguyên Uẩn tới trụ trì và dỡ chuyển chùa đến nơi hiện nay.

Khi đã xây dựng quy củ, thầy Thích Nguyên Uẩn tập hợp tăng ni trong Sơn Môn Pháp Phái để thành lập đạo tràng lấy tên là Viên Minh Pháp Hội giảng dạy tu học Phật pháp. Bởi thế, nơi đây còn được gọi là “Viên Minh tự”. Năm Nhâm Dần 1902, Pháp sư Thích Nguyên Uẩn mở Đạo tràng Viên Minh Pháp Hội, quy tụ được hơn 100 tăng ni giảng dạy và tu học trong 12 năm (1903 – 1915).
Khi đã xây dựng quy củ, thầy Thích Nguyên Uẩn tập hợp tăng ni trong Sơn Môn Pháp Phái để thành lập đạo tràng lấy tên là Viên Minh Pháp Hội giảng dạy tu học Phật pháp. Bởi thế, nơi đây còn được gọi là “Viên Minh tự”. Năm Nhâm Dần 1902, Pháp sư Thích Nguyên Uẩn mở Đạo tràng Viên Minh Pháp Hội, quy tụ được hơn 100 tăng ni giảng dạy và tu học trong 12 năm (1903 – 1915).
Cố Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ - Đức Đệ Tam Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam là người kế thừa di sản và sứ mệnh của mạng mạch truyền thừa sơn môn Đa Bảo - Viên Minh Pháp hội do Đại Pháp sư Thích Nguyên Uẩn khai sơn. Khi trụ trì chùa Viên Minh, Sa môn Thích Phổ Tuệ đã từng có lời ký kế nghiệp, nay vẫn được ghi lại ở chùa: “Lời Kinh Phật ngày giờ tụng niệm/Vượt ra ngoài phổ biến vang xa/Cầu cho mưa thuận gió hòa/Bội thu hoa lợi mọi nhà yên vui…”.

Cố Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ - Đức Đệ Tam Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam là người kế thừa di sản và sứ mệnh của mạng mạch truyền thừa sơn môn Đa Bảo - Viên Minh Pháp hội do Đại Pháp sư Thích Nguyên Uẩn khai sơn. Khi trụ trì chùa Viên Minh, Sa môn Thích Phổ Tuệ đã từng có lời ký kế nghiệp, nay vẫn được ghi lại ở chùa: “Lời Kinh Phật ngày giờ tụng niệm/Vượt ra ngoài phổ biến vang xa/Cầu cho mưa thuận gió hòa/Bội thu hoa lợi mọi nhà yên vui…”.

Đức Cố Đệ tam Pháp chủ Thích Phổ Tuệ sinh năm 1917 (năm Đinh Tỵ), trong một gia đình thuần thành theo Phật, tại làng Phùng Thiện, xã Khánh Tiên, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Ngài xuất gia khi 5 tuổi, 18 tuổi thọ Sa di giới, 20 tuổi thọ Đại giới Tỷ kheo và Bồ tát giới tại Giới đàn Viên Minh với các Sư tổ Tế Xuyên, Đào Xuyên, Vĩnh Nghiêm, Bồ Đề, Đa Bảo và Viên Minh. Ngài đã tham gia học ở hầu khắp các tổ đình miền Bắc.

Đức Cố Đệ tam Pháp chủ Thích Phổ Tuệ sinh năm 1917 (năm Đinh Tỵ), trong một gia đình thuần thành theo Phật, tại làng Phùng Thiện, xã Khánh Tiên, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình. Ngài xuất gia khi 5 tuổi, 18 tuổi thọ Sa di giới, 20 tuổi thọ Đại giới Tỷ kheo và Bồ tát giới tại Giới đàn Viên Minh với các Sư tổ Tế Xuyên, Đào Xuyên, Vĩnh Nghiêm, Bồ Đề, Đa Bảo và Viên Minh. Ngài đã tham gia học ở hầu khắp các tổ đình miền Bắc.

Trụ trì ngôi chùa làng, Cố Hòa thượng Thích Phổ Tuệ là một vị sư rất thạo việc đồng áng. Ngày thường ở nơi thôn dã, vị tăng già trực tiếp cày cấy, sinh sống chủ yếu bằng nghề nông. Đến năm 80 tuổi, Hòa thượng mới thật sự thôi cày ruộng, nhưng vẫn liên tục làm vườn, làm việc chùa không ngừng nghỉ. Và có lẽ vì thế mà Hòa thượng Thích Phổ Tuệ thường dặn dò đệ tử rằng: “Sống ở đời phải biết lao động, nếu chúng sinh tất thảy đều lười biếng thì biết lấy gì để nuôi nhau. Và khi không có ăn thì đời tất sinh biến, mọi lỗi lầm u chướng rồi cũng từ đó mà ra”.

Trụ trì ngôi chùa làng, Cố Hòa thượng Thích Phổ Tuệ là một vị sư rất thạo việc đồng áng. Ngày thường ở nơi thôn dã, vị tăng già trực tiếp cày cấy, sinh sống chủ yếu bằng nghề nông. Đến năm 80 tuổi, Hòa thượng mới thật sự thôi cày ruộng, nhưng vẫn liên tục làm vườn, làm việc chùa không ngừng nghỉ. Và có lẽ vì thế mà Hòa thượng Thích Phổ Tuệ thường dặn dò đệ tử rằng: “Sống ở đời phải biết lao động, nếu chúng sinh tất thảy đều lười biếng thì biết lấy gì để nuôi nhau. Và khi không có ăn thì đời tất sinh biến, mọi lỗi lầm u chướng rồi cũng từ đó mà ra”.

Điều đặc biệt là đã hơn nửa thế kỷ nay, chùa Giáng hoàn toàn không có tục đốt vàng mã tại chùa. Đức Cố Pháp chủ Thích Phổ Tuệ thường xuyên dặn rất kỹ Phật tử trong chốn Tổ đặc biệt chỉ có tụng kinh, phóng sinh, cầu tăng phúc thọ chứ không có dâng sao giải hạn hay đốt vàng mã. Rau quả sử dụng cho bếp ăn nhà chùa, chùa tự cung tự cấp. Có nhiều Phật tử tới đây thấy các hạng, mục đồ đạc trong chùa đã cũ xin sư cụ để được đóng góp, trùng tu lại nhưng sư cụ vẫn bảo giữ nguyên, cố gắng tiết kiệm.

Điều đặc biệt là đã hơn nửa thế kỷ nay, chùa Giáng hoàn toàn không có tục đốt vàng mã tại chùa. Đức Cố Pháp chủ Thích Phổ Tuệ thường xuyên dặn rất kỹ Phật tử trong chốn Tổ đặc biệt chỉ có tụng kinh, phóng sinh, cầu tăng phúc thọ chứ không có dâng sao giải hạn hay đốt vàng mã. Rau quả sử dụng cho bếp ăn nhà chùa, chùa tự cung tự cấp. Có nhiều Phật tử tới đây thấy các hạng, mục đồ đạc trong chùa đã cũ xin sư cụ để được đóng góp, trùng tu lại nhưng sư cụ vẫn bảo giữ nguyên, cố gắng tiết kiệm.

Sinh thời, cố Đại lão Hòa thượng từng nói: Tuổi thọ không phải là thước đo giá trị của đời người. Vấn đề là sống để thực hiện sứ mệnh gì, mang lại lợi ích gì cho đời, cho đạo. Ngài Trần Nhân Tông chỉ ở đời có 51 năm, ngài Pháp Loa có 47 năm mà công nghiệp thì bất khả tư nghì. Nhưng đã hỏi, thì tôi cũng khuyên muốn sống lâu trước hết phải sạch sẽ từ thân đến tâm.

Sinh thời, cố Đại lão Hòa thượng từng nói: Tuổi thọ không phải là thước đo giá trị của đời người. Vấn đề là sống để thực hiện sứ mệnh gì, mang lại lợi ích gì cho đời, cho đạo. Ngài Trần Nhân Tông chỉ ở đời có 51 năm, ngài Pháp Loa có 47 năm mà công nghiệp thì bất khả tư nghì. Nhưng đã hỏi, thì tôi cũng khuyên muốn sống lâu trước hết phải sạch sẽ từ thân đến tâm.

Cố Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ từng đảm nhiệm nhiều chức vụ trong các cấp Giáo hội như: Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự GHPGVN (1997 - 2007), Viện trưởng Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tại Hà Nội (2003 - 2007), Tổng biên tập tạp chí Nghiên cứu Phật học (2003 - 2007); Phó pháp chủ kiêm Chánh thư ký Hội đồng Chứng minh GHPGVN (2002 - 2007).

Tại Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ 6 (2007), Ngài được Đại hội suy tôn ngôi vị Pháp chủ Hội đồng Chứng minh GHPGVN, trở thành Pháp chủ thứ ba của GHPGVN. Trải qua các nhiệm kỳ Đại hội Phật giáo toàn quốc lần thứ 7 (2012), 8 (2017), Ngài luôn luôn được Đại hội suy tôn ngôi vị Thiền gia Pháp chủ Hội đồng Chứng minh GHPGVN. Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ có nhiều tác phẩm về Phật học ở Việt Nam, như Đại từ điển Phật học, Đề cương kinh Pháp Hoa, Kinh Bách Dụ, Phật tổ tam kinh…

Đại lão Hòa thượng Thích Phổ Tuệ qua đời vào 3 giờ ngày 21.10.2021 (tức 19.9 năm Tân Sửu), trụ thế 105 năm, hạ lạp 85 năm. Nhập kim quan tại Tổ đình Viên Minh (chùa Giáng).

Tin cùng chuyên mục

Những điều cần biết về Tết ông Công ông Táo năm 2025

Nên cúng Công ông Táo 2025 vào ngày nào?

(PLVN) - Ngày ông Công ông Táo là một trong những ngày lễ quan trọng trong văn hóa dân gian Việt Nam. Vào ngày này, dân dân thường làm lễ cúng đưa các vị thần bếp (ông Công, ông Táo) về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, sinh hoạt của gia đình suốt một năm qua.

Đọc thêm

Hồi hướng và chuyển hóa công đức

Hồi hướng và chuyển hóa công đức
Thực hành hồi hướng không vì lợi ích cá nhân mà vì lợi ích chung. Kinh Kim Cang dạy: “Hồi hướng không chấp tướng mình, tướng người, tướng chúng sinh, ấy là chân thật hồi hướng

Ý nghĩa của sự thật và lòng biết ơn trong cuộc sống

Ý nghĩa của sự thật và lòng biết ơn trong cuộc sống
(PLVN) - Trong cuộc sống, sự đúng - sai không chỉ là thước đo hành động mà còn là ánh sáng soi chiếu tâm hồn và đạo đức con người. Câu nói: “Khi ta đúng, người nào nói ta đúng thì người đó là bạn. Khi ta sai, người nào nói ta sai thì người đó là thầy. Nhưng khi ta sai mà người nào nói ta đúng thì người đó là kẻ thù” không chỉ khuyên răn chúng ta biết phân biệt thật giả, đúng sai, mà còn gợi mở về mối quan hệ giữa con người với nhau.

Sự mạnh mẽ trong im lặng

Sự mạnh mẽ trong im lặng
(PLVN) - Cuộc sống là một dòng chảy bất tận của niềm vui, nỗi buồn, hạnh phúc và cả đau thương. Có những con người mang trên mình vẻ ngoài cứng cỏi, luôn nở nụ cười với thế gian, nhưng sâu bên trong là những vết thương chưa bao giờ lành. Họ không dễ dàng để lộ nỗi đau của mình. Nhưng đôi khi, chỉ một khoảnh khắc nhỏ, một câu nói vô tình, hay một ký ức lướt qua cũng đủ làm họ rơm rớm nước mắt. Không phải vì họ yếu đuối, mà vì họ đã cố gắng mạnh mẽ quá lâu.

Hòa mình vào không khí đại lễ Đức Phật thành đạo cùng Phật tử cả nước

Hòa mình vào không khí đại lễ Đức Phật thành đạo cùng Phật tử cả nước
(PLVN) - Hòa mình vào không khí trang nghiêm và linh thiêng của đại lễ Đức Phật thành đạo, những ngày này, Phật tử trên khắp cả nước cùng nhau tưởng nhớ và tri ân công đức cao cả của Đức Phật. Đây không chỉ là dịp để mỗi người con Phật quay về với chánh pháp mà còn là dịp để khơi dậy niềm tin, khát vọng an lạc và hạnh phúc trong cuộc sống.

'Vá' lại tâm hồn trong thế giới của thú cưng

Thú cưng đã giúp nhiều người sống lành mạnh hơn. (Nguồn: Linh Dương)
(PLVN) - Bằng dáng vẻ thân thiện, ngây ngô, đáng yêu, những chú cún cưng, mèo cưng hiện nay đang trở thành một người bạn thân thiết của mọi người. Nhờ chơi đùa, ngắm hình ảnh thú cưng nhiều người đã giải tỏa áp lực sau giờ làm việc, học tập căng thẳng.

Đỉnh cao của sự thấu hiểu

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet.
(PLVN) - Cuộc sống này, bạn có biết không? Đỉnh cao của sự thấu hiểu không phải là khi bạn được tất cả mọi người yêu thương, mà là khi bạn hiểu được rằng, đôi khi chính những tổn thương mà người khác gây ra cho mình cũng là một phần tất yếu của hành trình trưởng thành.

Ngày đẹp tháng Chạp năm 2024

Ngày đẹp tháng Chạp năm 2024
(PLVN) - Tháng Chạp năm 2024 (31/12/2024 - 28/1/2025 dương lịch) không chỉ là thời điểm khép lại một năm cũ, mà còn mở ra những khởi đầu mới với nhiều hy vọng và dự định lớn lao. Để mọi việc diễn ra thuận lợi, việc chọn ngày tốt để thực hiện các công việc trọng đại như cưới hỏi, khai trương, mua xe, xây nhà hay xuất hành là điều không thể thiếu.

Những điều cần lưu ý trong Tháng củ mật

Hình minh họa
(PLVN) - Tháng củ mật – tháng cuối cùng của năm âm lịch – là khoảng thời gian đặc biệt đối với người Việt. Đây là lúc mà ai nấy đều bận rộn chuẩn bị cho Tết Nguyên Đán, nhưng đồng thời cũng là thời điểm nhiều nguy cơ gia tăng như trộm cắp, lừa đảo, tai nạn giao thông và các vấn đề an ninh trật tự.

Những việc nên làm và không nên làm tháng cuối năm

Những việc nên làm và không nên làm tháng cuối năm
(PLVN) - Tháng cuối năm, hay còn được gọi là "tháng củ mật," là thời điểm mọi người tất bật hoàn thành công việc và chuẩn bị đón năm mới. Đây cũng là giai đoạn mang nhiều ý nghĩa tâm linh với nhiều quan niệm nên làm và kiêng kỵ để tránh điều không may, giữ gìn tài lộc và bình an.

Điều kì diệu của 'cơ chế tự chữa lành'

 Sống lành mạnh, khoa học chính là cách để nâng cao khả năng “tự chữa lành” của cơ thể. (Ảnh: ST)
(PLVN) - Nói đến “cơ chế tự chữa lành” của cơ thể không phải là những luận điểm phản khoa học, trào lưu “thuận tự nhiên” cực đoan đang lan truyền như từ chối can thiệp y tế, thuốc men, vaccine để tự khỏi bệnh. Đây là nguyên lý kì diệu của cơ thể trong quá trình thích ứng với tự nhiên và những liệu pháp khoa học, tôn trọng tự nhiên, không lạm dụng thuốc để cơ thể có điều kiện phát huy hết vai trò “tự chữa lành” của mình.

Khi nào con người mới thực sự “ổn”?

Sự chia sẻ là là điều ý nghĩa trong hành trình cuộc sống
(PLVN) - Người ta thường an ủi nhau rằng: “Mọi việc rồi sẽ qua, mọi chuyện khó khăn rồi sẽ ổn thôi.” Đó là những lời nói đầy hy vọng, mang theo niềm tin rằng thời gian có thể chữa lành tất cả. Nhưng giữa vòng xoay không ngừng của cuộc sống, khi nhìn xung quanh, ta tự hỏi: “Bao giờ thì con người mới thực sự ổn?”

Cùng mỉm cười với Phật

Cùng mỉm cười với Phật
GNO - Không phải ngẫu nhiên nhiều người trên thế giới đều thích trình bày tranh tượng Phật trong nhà dù không phải là Phật tử. Nụ cười Phật góp phần tạo nên không gian thanh tịnh tốt lành.