Chưa có phản ánh chi trả sai đối tượng được hỗ trợ theo Nghị quyết số 42 tại Hà Nội

(PLVN) - Liên quan đến việc thực hiện Nghị quyết số 42 về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 và Quyết định số 1757 của UBND TP Hà Nội, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thanh Nhàn khẳng định: Đến nay Sở chưa nhận được thông tin nào phản ánh về việc chi trả sai, không đúng đối tượng hay gây phiền hà, khó dễ cho người dân.

Chiều 4/5, Phó Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội TP Hà Nội Nguyễn Thanh Nhàn cho biết, toàn TP có 414.922 đối tượng thuộc diện người có công, đối tượng bảo trợ xã hội, hộ nghèo và cận nghèo cần trợ cấp với tổng kinh phí là 505.607 tỷ đồng.

Ngay khi UBND TP ban hành Quyết định 1757  ngày 27/4, tất cả các quận, huyện, thị xã đã triển khai ngay việc rà soát, lập danh sách, chi trả.

Các quận huyện có nguồn lực đã bố trí giải ngân ngay; có nơi do vướng mắc nguồn lực đã vay vốn để chi trả ngay cho người dân liên tục từ 27/4 đến hết 3/5, thậm chí tiến hành chi trả trong các ngày nghỉ lễ 30/4 và 1/5. 

Chưa có phản ánh chi trả sai đối tượng được hỗ trợ theo Nghị quyết số 42 tại Hà Nội ảnh 1
 Người dân Hà Nội nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 42 ngay trong đợt nghỉ Lễ 30/4-1/5. Ảnh: TTXVN

Đến nay, các đơn vị sơ bộ đã chi trả 271.479 người, đạt 65,4%. Trong quá trình triển khai, nhiều quận, huyện đã rất tích cực bố trí nguồn lực đảm bảo chi trả kịp thời. 

5 quận, huyện chi trả đạt trên 95% là: quận Đống Đa, Cầu Giấy Thanh Trì, Hoài Đức và Mê Linh… Các quận, huyện, thị xã cam kết đến ngày 5/5 sẽ tổ chức chi trả xong cho tất cả đối tượng.

Sau khi các quận, huyện kết thúc chi trả, Sở sẽ thành lập các đoàn kiểm tra công tác trên. “Bước đầu, Sở chưa nhận được thông tin nào phản ánh về việc chi trả sai, không đúng đối tượng hay gây phiền hà, khó dễ cho người dân”, bà Nhàn nói.

Đọc thêm

Cập nhật mới nhất về các bệnh nhân ngộ độc nặng do ăn cá ở Quảng Nam

Bệnh nhân bị ngộ độc botulium được điều trị tại bệnh viện. Ảnh: Bệnh viện Chợ Rẫy
(PLVN) - Thông tin từ ekip bệnh viện Chợ Rẫy đang hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân ngộ độc botulinum tại bệnh viện đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam cho biết, đến tối 19/3, sức khỏe của các bệnh nhân ngộ độc đã được cải thiện, đặc biệt là các bệnh nhân được truyền thuốc giải độc.

Vì sao độc tố Botulinum gây ngộ độc nguy hiểm?

Hình minh họa. Nguồn BV Vinmec

(PLVN) - Độc tố botulinum là chất độc thần kinh cực mạnh. Sau khi ăn, độc tố botulinum được hấp thu vào cơ thể, gắn chặt vào vào các dây thần kinh, gây liệt toàn bộ các cơ. Ngộ độc Botulinum có nguy cơ tử vong cao hoặc ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe.

Cẩn trọng với bệnh cúm mùa ở trẻ em

Bác sĩ khám cho trẻ tại Bệnh viện TWQĐ 108. Ảnh: BVCC
(PLVN) - Thời gian gần đây, Khoa Nhi, Bệnh viện TWQĐ 108 liên tiếp tiếp nhận nhiều trường hợp trẻ tới khám và điều trị do nhiễm virus cúm. Hầu như ngày nào cũng có trẻ mắc cúm A tới khám, khoảng 1/10 số trẻ này phải nhập viện do sốt cao liên tục hoặc viêm phổi.

Những người kiến tạo hạnh phúc cho cậu bé người Nùng khoèo chân

Báo Úc chia sẻ về câu chuyện của cậu bé người Nùng. (Ảnh: Herald Sun)
(PLVN) - Cậu bé dân tộc Nùng Lù Văn Chiến (SN 2012) sống trên vùng núi cao hẻo lánh Hoàng Su Phì (Hà Giang). Từ khi sinh ra, cậu đã mang theo đôi chân khuỳnh khoèo nên không thể đi được mà chỉ có thể di chuyển bằng cách bò lết nửa người. Thế nhưng, cậu bé đã may mắn được nhiều người giúp đỡ để có thể bước đi trên đôi chân của mình và có một gia đình đầy đủ. Câu chuyện của Chiến được báo chí, truyền thông trong và ngoài nước lan toả, như một minh chứng cho thấy lòng tốt của những người lạ mặt có thể cứu giúp cuộc đời của một con người như thế nào.

Khám và cấp phát thuốc miễn phí cho người nghèo

Các y, bác sĩ bệnh viện Trung ương Huế siêu âm để tầm soát bệnh cho người dân.
(PLVN) - Sáng 18/3, bệnh viện Trung ương Huế phối hợp với Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà cho 200 người dân ở xã Hương Bình, thị xã Hương Trà.

Cô gái trẻ biến dạng vành tai sau bấm khuyên

Ảnh: Bệnh viện cung cấp
(PLVN) - Trong các vị trí bấm khuyên trên cơ thể thì viêm tấy hoặc áp xe ở vành tai chiếm tỷ lệ gặp biến chứng cao nhất và nặng nhất. Nguyên nhân thường gặp do người bệnh bấm khuyên tai ở cơ sở không đảm bảo kiểm soát nhiễm khuẩn hoặc không tuân thủ chăm sóc sau thủ thuật.