Chưa có luật “taxi tỉnh nào, hoạt động tỉnh đó”

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
(PLO) - Hiện nay, chưa có quy định nào cấm taxi chạy ra ngoài địa phương đã đăng ký doanh. Muốn quản lý theo kiểu này phải sửa ba Nghị định của Chính phủ.Vấn đề quan trọng là phải có sự đồng thuận, không hạn chế quyền kinh doanh của doanh nghiệp và việc đi lại của người dân.
Liên quan đến đề xuất của Sở Giao thông vận tải (GTVT) TP.Hà Nội về việc “taxi tỉnh nào, hoạt động tỉnh đó” và “cấp phù hiệu xe taxi có màu sắc riêng để cấp cho các đơn vị kinh doanh taxi trên địa bàn Hà Nội”, Báo PLVN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Văn Quyền - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ (Bộ GTVT). 
Ông Quyền cho hay, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã giao cho Tổng cục Đường bộ nghiên cứu về đề xuất trên để tham mưu cho Bộ sửa đổi Thông tư 18/2013 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.
Cấp phù hiệu riêng, chẳng để làm gì!
Về biện pháp quản lý xe ngoại tỉnh bằng cách cấp phù hiệu cho xe taxi Hà Nội có màu sắc riêng, ông Quyền nêu quan điểm: “Nếu chỉ quản lý bằng phù hiệu không thôi thì cũng không triệt để. Xe taxi của Hà Nội có phù hiệu riêng vẫn đi ra tỉnh ngoài bình thường, xe taxi của tỉnh ngoài không có phù hiệu như xe taxi của Hà Nội vẫn vào Hà Nội mà không bị xử phạt. Nếu chỉ nhằm mục đích để dễ nhận biết mà không phạt được họ thì cần làm rõ mục đích cấp phù hiệu có màu sắc riêng để làm gì? Có thể nhận biết qua biển kiểm soát, qua số điện thoại taxi trên thành xe… được không? ”.
Trao đổi với phóng viên, ông Bùi Danh Liên - Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội - cho hay: “Chúng tôi cũng rất quan tâm đến đề xuất “Taxi tỉnh nào, hoạt động tỉnh đó”. Chúng tôi đã tổ chức tọa đàm để các đơn vị, DN nêu ý kiến. Đại diện DN kinh doanh taxi cho rằng, đây là một hình thức “ngăn sông, cấm chợ”. Riêng tôi thì thấy rằng, lượng xe taxi ở Hà Nội hiện nay là quá nhiều. Không thể phủ nhận khi Hà Nội không cấp phép thêm việc kinh doanh vận tải taxi, một số DN “lách luật” bằng cách mở chi nhánh ở các địa phương lân cận rồi đưa xe về Hà Nội hoạt động thường xuyên. 
"Tôi nghĩ, không thể cấm taxi từ các tỉnh về đón, trả khách tại Hà Nội được. Việc chống ở đây là chống đưa hàng loạt xe taxi về địa bàn Hà Nội tổ chức khai thác kinh doanh thường xuyên mà thôi. Tôi ủng hộ chủ trương chống này nhưng biện pháp chống cụ thể như thế nào mà không làm ảnh hưởng đến người dân thì cần được cơ quan chức năng nghiên cứu”. - Ông Liên nói.
Chưa có “luật” để xử phạt
Ngoài ra, ông Liên cũng cho biết: “Hiện chưa có quy định về xử phạt việc đưa taxi từ tỉnh ngoài vào Hà Nội hoạt động kinh doanh. Nếu tập trung chống việc đưa xe taxi ngoại tỉnh về Hà Nội kinh doanh thì cũng chỉ có thể tiến hành truy tìm và “dẹp” các bãi xe, nơi mà họ tập kết xe để hoạt động thường xuyên tại Hà Nội…”.
Cùng quan điểm trên, một số luật sư cho hay, hiện nay vẫn chưa có chế tài xử phạt đối với lái xe hoặc chủ DN đưa taxi về hoạt động ở địa phương mà không phải nơi cấp Giấy phép kinh doanh, tức là chưa có quy định cấm xe taxi tỉnh này hoạt động trên địa bàn tỉnh khác. 
Còn theo ông Quyền: “Việc cấm trên thuộc thẩm quyền của Chính phủ, tức là nếu có quy định “taxi tỉnh nào, hoạt động tỉnh đó” thì phải nghiên cứu để sửa đổi cả Nghị định 91/2009 và Nghị định 93/2012 của Chính phủ về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Tiếp đó, phải sửa đổi cả Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ”.
Không được hạn chế quyền kinh doanh
Trước băn khoăn của dư luận cho rằng cấm xe ngoại tỉnh là một hình thức “ngăn đường, cấm xe”, bất hợp lý đối với ngành kinh doanh đặc thù như ngành vận tải, ông Quyền cho hay, “đây mới là đề xuất của Sở GTVT của một địa phương. Khi đưa một quy định cấm như trên thì phải lấy ý kiến nhiều chiều của người dân, của DN, của lái xe… đảm bảo phù hợp, đồng thuận và không hạn chế quyền tự do kinh doanh của DN, của người dân”.
Với mong muốn làm rõ hơn về cơ sở, lý do, mục tiêu…khi đưa ra đề xuất về quy định “taxi tỉnh nào, hoạt động tỉnh đó”, chúng tôi đã liên hệ với Sở GTVT Hà Nội để được trao đổi với lãnh đạo cơ quan này. Tuy nhiên, sau một tuần chờ đợi, chúng tôi vẫn chưa nhận được hồi âm từ Văn phòng Sở GTVT Hà Nội.

Đọc thêm

Quyết liệt thực hiện các dự án nguồn điện

Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở rộng được yêu cầu hoàn thành sớm hơn dự kiến 6 tháng. (Ảnh: EVN)
(PLVN) - Theo báo cáo mới nhất, hiện hầu như tất cả các dự án trong Quy hoạch điện VIII đều đang bị chậm tiến độ, do đó, Bộ Công Thương đã có những động thái dứt khoát với những dự án này.

Loạt đơn từ nhiệm của các lãnh đạo ngân hàng ngay đầu năm mới

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) là một trong những ngân hàng có biến động về nhân sự cấp cao (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) -  Những ngày đầu năm 2025, thị trường tài chính chứng kiến loạt biến động khi nhiều lãnh đạo cấp cao tại các ngân hàng lớn đồng loạt từ nhiệm. Từ Phó tổng giám đốc đến Kế toán trưởng, các lý do đưa ra là "theo nguyện vọng cá nhân" hoặc để chuyển sang đảm nhận vị trí mới.

Tổng cục Hải quan: Đồng lòng, chung sức hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát

20 căn nhà trị giá 1,8 tỷ đồng đã được trao cho các hộ nghèo, cận nghèo huyện Tân Biên. (Ảnh: T.D)
(PLVN) - Vừa qua, Tổng cục Hải quan phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Tây Ninh tổ chức Lễ bàn giao nhà đại đoàn kết cho 20 hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn Trung ương và hộ nghèo theo chuẩn nghèo tỉnh trên địa bàn huyện Tân Biên năm 2024, góp phần cùng địa phương xóa nhà tạm, nhà dột nát.

GDP năm 2024 ước tăng 7,09%

Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê thông tin về số liệu thống kê kinh tế xã hội năm 2024
(PLVN) - Theo công bố, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2024 ước tính tăng 7,55% so với cùng kỳ năm trước. GDP cả năm duy trì xu hướng quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 5,98%, quý II tăng 7,25%, quý III tăng 7,43%).

Nỗ lực vượt khó, NHCSXH đạt nhiều thành tựu nổi bật trong năm 2024

Nguồn vốn chính sách đã và đang hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế bền vững.
(PLVN) -  Năm 2024, thiên tai, bão lũ và biến đổi khí hậu gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế - xã hội của nhiều tỉnh, thành; các hộ nghèo và nhóm yếu thế chịu thiệt hại nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, cùng sự hỗ trợ tích cực từ các bộ, ngành và chính quyền địa phương, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, khẳng định vai trò nòng cốt trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.

Làm gì để hỗ trợ lao động trước “làn sóng” AI?

AI đã giúp tự động hóa nhiều quy trình, giảm thiểu sai sót và tăng hiệu suất lao động nhưng cũng khiến nhiều công việc truyền thống biến mất. (Ảnh: CP)
(PLVN) - Trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang thay đổi cách con người làm việc. Bên cạnh cơ hội, AI đặt ra những thách thức không nhỏ đối với người lao động, đặc biệt là nhóm lao động thủ công và những người ít có khả năng thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ. Để đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau, điều cần làm là triển khai các phương án hỗ trợ người lao động ngay từ bây giờ.

Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai thăm, làm việc với Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai

Quang cảnh buổi làm việc
(PLVN) - Nhằm nắm bắt tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh cũng như lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng từ doanh nghiệp, chiều ngày 03/01, tại TP Pleiku, Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung đến thăm và làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL). Chủ tịch HĐQT HAGL Đoàn Nguyên Đức và Tổng Giám đốc Nguyễn Xuân Thắng đã tiếp Đoàn.

Chuẩn bị nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ chương trình điện hạt nhân. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Đào tạo nguồn nhân lực cho điện hạt nhân cần có sự chuẩn bị hàng chục năm, hoặc hơn trước khi đưa nhà máy điện hạt nhân được đưa vào vận hành. Do đó, việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đang được các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện.

Doanh nghiệp cần lưu ý những chính sách mới của Singapore

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cần đặc biệt lưu ý các chính sách mới của Singapore, bao gồm quy định về sản phẩm thịt, trứng chế biến và mức phí cấp phép nhập khẩu, nhằm tránh vi phạm quy định sở tại.

Cơ hội rộng mở ở các thị trường FTA

Dệt may, da giày là 2 ngành hưởng lợi khá lớn từ các hiệp định thương mại tự do. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Kim ngạch xuất khẩu (XK) ước tính năm 2024 đạt 403 tỷ USD, tăng 13,6% so với năm 2023. Kết quả này được đánh giá đến từ việc hàng hóa Việt Nam đã tận dụng tốt các thị trường có hiệp định thương mại tự do (FTA).