Chưa có kết luận, "Đường tới thành Thăng Long" rối tít mù

Ngày Đại lễ cận kề, Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long vẫn bị nghẽn trong khâu kiểm duyệt. Trong khi đó, có rất nhiều ý kiến trái chiều về hồn Việt trong bộ phim này. Công ty Trường Thành sẽ sớm có một cuộc gặp gỡ báo giới để sẻ chia thêm những thông tin nóng hổi.

Ngày Đại lễ cận kề, Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long vẫn bị nghẽn trong khâu kiểm duyệt. Trong khi đó, có rất nhiều ý kiến trái chiều về hồn Việt trong bộ phim này. Công ty Trường Thành sẽ sớm có một cuộc gặp gỡ báo giới để sẻ chia thêm những thông tin nóng hổi. Đã có rất nhiều sự phản đối của công chúng, báo giới và cả những nhà nghiên cứu xung quanh bộ phim này. Ở đây, vấn đề “đứa con lai” được đưa ra bàn luận không đơn giản là sự học hỏi, giao lưu về văn hóa nữa mà được đẩy lên ở mức độ cao hơn là bản lĩnh văn hóa, vấn đề về lịch sử và truyền bá lịch sử và văn hóa cho người xem… 
Mô tả ảnh.
Trang phục diễn viên trong phim cũng gây nhiều tranh cãi. 
Một trong số những lời phán đối gay gắt nhất về bộ phim này cùng với lịch trình lên sóng truyền hình vào dịp Đại lễ là nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân. Rất nhiều dẫn cứ về cái gọi là “phim Trung Quốc nói tiếng Việt” được nhà nghiên cứu này đưa ra để bảo vệ cho luận điểm của mình. Trong đó có thể kể đến võ thuật, kiến trúc ba tầng mái trong bối cảnh cung điện, đầu đao của công trình và đến cả bối cảnh Bắc Bộ cũng được dựng lên một cách tùy tiện, giả tạo thua cả sân khấu cải lương do nông dân Nam Bộ đóng. Đồng thời, ông cũng tỏ ra nghi ngờ về kịch bản của bộ phim này là Giám đốc Công ty Trường Thành. “Trịnh Văn Sơn là một người chưa bao giờ được giới điện ảnh VN biết tên là một nhà viết kịch bản phim nói chung chứ chưa đề cập đến người viết kịch bản phim lịch sử nói riêng. Ông đột nhiên "nổi lên" như một bậc thầy viết kịch bản lớn. Không rõ kịch bản phim lịch sử đầu tay của ông Sơn Trường Thành có được một bậc thầy viết kịch bản phim lịch sử VN nào góp ý trước chưa? Chỉ biết ông đem kịch bản của ông qua nhờ nhà viết kịch bản nổi tiếng của Trung Quốc là Kha Chương Hòa "chuốt lại" - Nhà Huế học Nguyễn Đắc Xuân viết. Với tất cả những nghiên cứu của mình, ông Xuân cho rằng không nên công chiếu bộ phim này trong dịp Đại lễ 1000 năm. Đồng thời, cũng cần phải xem xét kế hoạch xuất khẩu bộ phim này từ phía Trường Thành. 
Mô tả ảnh.
Bối cảnh Trung Quốc với lối kiến trúc xa lạ với văn hóa Việt.   
Cũng lên tiếng phản đối và cho rằng Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long là một bộ phim Trung Quốc, đạo diễn Bùi Thạc Chuyên (thành viên thẩm định bộ phim) trong lần trao đổi gần nhất với chúng tôi khẳng định tiếp rằng: “Đó là một bộ phim Trung Quốc, không cần phải bàn cãi”. Nhưng ông Chuyên nằm trong hội đồng thẩm định phim, khi ông nói ra, tức là phải có căn cứ thuyết phục. Chúng tôi lật ngược lại để tìm lý giải rõ ràng hơn từ đạo diễn này. Tuy nhiên, ông chỉ đưa ra một đáp án ngắn gọn: “Đạo diễn Trung Quốc, biên kịch Trung Quốc, bối cảnh Trung Quốc và diễn viên phụ người Trung Quốc. Như vậy, chủ thể sáng tạo bộ phim là người Trung Quốc, vì thế bộ phim là Trung Quốc”. Ông đã không nói thêm nhiều với lý do "nếu tranh cãi thì sẽ rất dài và không cần thiết". Bên cảnh đó, sự phản đối còn được "chắp thêm cánh" là tiếng nói dư luận. Độc giả đã bình luận rất nhiều về bộ phim với kết luận rằng đó là một bộ phim cổ trang Trung Quốc. Lý Công Uẩn giống Tần Thủy Hoàng… Một bộ phận độc giả phản đối việc công chiếu bộ phim. Trong khi đó, một trong những người chịu trách nhiệm về văn hóa và trang phục trong bộ phim, họa sỹ Phan Cẩm Thượng cuối cùng cũng quyết định đăng đàn nói về vụ việc, đưa ra những lời tâm huyết. Ông đã nhận một phần lỗi về mình với việc bộ phim bị gây cảm giác “Trung Quốc hóa”. Tuy nhiên, đứng ở vị trí là người cố vấn, lời nói của ông trong bộ phim không có ý nghĩa quyết định. Ông cho biết, ở Trung Quốc, với bối cảnh và những con người Trung Quốc cụ thể, khó có thể lựa chọn được những cái hoàn toàn Việt Nam. Theo ý ông thì thợ may Trung Quốc đã tác động vào biến dạng trang phục của bộ phim do Tiến sĩ Đoàn Thị Tình thiết kế. Tuy nhiên, theo ý của bà Tình thì trang phục của bà được giữ trọn vẹn. Ở đây có một sự mâu thuẫn trong những phát biểu của Tiến sĩ Đoàn Thị Tình và họa sỹ Phan Cẩm Thượng. Tất nhiên, những phát biểu của họa sỹ Phan Cẩm Thượng đáng tin cậy hơn vì ông là người trực tiếp sang Trung Quốc khảo sát và theo dõi tiến trình bộ phim. 
Mô tả ảnh.
Hình ảnh chiến binh thời Trần, một trong những yếu tố văn hóa Việt trong bộ phim. 
Tuy nhiên, không phải không có những đồng cảm với bộ phim này. Một trong những ý kiến theo dòng này là của giáo sư Đinh Xuân Dũng, ủy viên thường trực Hội đồng lý luận phê bình văn học nghệ thụât Trung ương, cố vấn Hội đồng thẩm định kịch bản Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long. Ông cho rằng, phim có chất Việt Nam, thể hiện sinh động, với tình cảm sâu đối với lịch sử dân tộc, phản ánh trung thực với những nét cơ bản nhất bằng ngôn ngữ điện ảnh về giai đoạn Đinh Tiền Lê và Lý với nhân vật trọng tâm là Lý Công Uẩn. Theo ông, những hạn chế của bộ phim nên được thông cảm khi Việt Nam không có trường quay, không có đạo diễn thực sự đủ tầm, không có lực lượng diễn viên đông đảo, thiếu thốn đạo cụ, trang phục… “Cái quan trọng ở bộ phim là ý tưởng và bản lĩnh của người làm phim trong việc giữ bản sắc Việt Nam. Có thể sử dụng trường quay, trang phục (may tại Trung Quốc) thậm chí cả đạo diễn Trung Quốc song tính cách nhân vật, mối quan hệ của người Việt Nam trong phim vẫn giữ chuẩn. Chúng ta nên nhớ rằng, kịch múa Xô Viết - Nghệ Tĩnh, tác phẩm đỉnh cao của nghệ thuật múa Việt Nam trước đây do đạo diễn người Triều Tiên là Kim Hoàng dàn dựng”. Tác giả Hổ Phách còn viện dẫn những chứng cứ cho rằng có rất nhiều yếu tố dân tộc trong bộ phim này. Trong đó có thể kể đến áo tứ thân của phụ nữ trong phim, rồng Lý trên áo của vua, cờ có những chòm sao, thiếu niên tóc ba chỏm, hình vẽ chiến binh thời Trần, hoàng bào màu đỏ tía… Tác giả cho biết, những kiến thức trên có được do quá trình học hỏi, nghiên cứu văn hóa của hai triều đại Lý Trần trong một thời gian dài. Và nhận định này khẳng định những bản sắc của người Việt trong bộ phim được xem như là “con lai”. Tất nhiên, qua đó cũng mong muốn cuộc tranh luận thuận lợi, khách quan và sòng phẳng hơn. 
Mô tả ảnh.
Hình tượng quan quân trong áo giáp sắt. 
Phía công ty Trường Thành khẳng định, họ sẽ chỉnh sửa bộ phim theo yêu cầu của Cục Điện ảnh. Mới đây trao đổi cùng chúng tôi, ông Trịnh Văn Sơn cho biết, sắp tới, họ sẽ tổ chức một cuộc gặp gỡ báo giới để thông báo những thông tin mới về tiến trình đưa bộ phim đến với công chúng. Đồng thời, cũng đưa ra một số thông tin mà đơn vị này cho rằng thiếu sự chính xác trong việc đưa tin của báo giới trong thời gian vừa qua. Hiện tại, tất cả mối quan tâm của công chúng và dư luận về bộ phim Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long đang đổ dồn về Cục Điện ảnh – Đơn vị được giao nhiệm vụ thẩm định bộ phim. Sau lần thẩm định đầu tiên với những yêu cầu chỉnh sửa đề “bớt Trung Quốc hóa”, đến nay, vẫn chưa có thêm bất kỳ thông tin nào từ phía Hội đồng thẩm định. Ông Lê Văn Minh (Cục phó, Cục Điện ảnh) nói ngắn gọn với PV rằng, chưa có gì mới về bộ phim và không cung cấp thêm bất cứ thông tin nào. Cục trưởng Cục Điện ảnh Lại Văn Sinh thì cho rằng: Bao giờ sửa xong, Hội đồng sẽ tư vấn cho các cơ quan lãnh đạo cấp trên. Ông Sinh nói: Quyền cao nhất tôi cho là của Ban chỉ đạo quốc gia Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. Như vậy, quá trình xem và thẩm định bộ phim vẫn đang được tiến hành và tiếp tục chờ đợi. Tuy nhiên, một vài thông tin cho biết, kết quả duyệt phim sẽ được công bố sớm nhất.
Theo Gia Vũ
VTC News

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.