Chưa có cơ sở đánh thuế 45% cho tài sản không giải trình được nguồn gốc

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho ý kiến tại phiên họp
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho ý kiến tại phiên họp
(PLO) - Tiếp tục Phiên họp thứ 25, hôm qua (13/7), Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến một số vấn đề lớn của dự án Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi). Thảo luận dự án luật, UBTVQH cho rằng: Chưa có cơ sở đánh thuế 45% cho tài sản không giải trình được nguồn gốc.

2 phương án xử lý

Trình bày báo cáo tại phiên thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội  Lê Thị Nga cho biết, về vấn đề xử lý tài sản thu nhập mà người có nghĩa vụ kê khai không giải trình được hợp lý về nguồn gốc (Điều 59) là vấn đề còn rất nhiều quan điểm khác nhau. Theo bà Nga, sau khi tổng hợp các ý kiến của các ĐBQH và phân tích ưu và nhược điểm của từng phương án, Uỷ ban Tư pháp và cơ quan trình dự án luật cho rằng phương án xử phạt hành chính có nhiều yếu tố bất hợp lý nên đề nghị không lựa chọn. 

Đối với các phương án còn lại, Uỷ ban Tư pháp và cơ quan trình dự án thống nhất chọn phương án thu thuế thu nhập cá nhân vì là phương án có nhiều yếu tố hợp lý, đáp ứng được các yêu cầu về phòng chống tham nhũng, phù hợp với điều kiện của Việt Nam hiện nay và có tính khả thi nhất. Theo đó, ngoài các quy định về xử lý đối với tài sản, thu nhập có dấu hiệu do phạm tội, do vi phạm pháp luật mà có thì đối với tài sản, thu nhập mà người có nghĩa vụ kê khai không giải trình được hợp lý về nguồn gốc và cơ quan có thẩm quyền cũng chưa chứng minh được do phạm tội, vi phạm pháp luật mà có thì: Phương án 1: Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập chuyển vụ việc sang cơ quan quản lý thuế có thẩm quyền để thu thuế thu nhập cá nhân; đồng thời sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân để bổ sung thu nhập chịu thuế và thuế suất. Phương án 2: Chuyển vụ việc sang cơ quan quản lý thuế có thẩm quyền để phân loại, tài sản, thu nhập nào chứng minh được thuộc diện chịu thuế thì yêu cầu nộp thuế; các tài sản, thu nhập khác vẫn thuộc về người có nghĩa vụ kê khai.

Về vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định lại không đồng tình với quy định về mức thuế suất 45% áp dụng đối với tài sản, thu nhập tăng thêm mà người có nghĩa vụ kê khai không giải trình được hợp lý về nguồn gốc. Theo ông Định: “Vấn đề thuế, pháp luật về thuế là đánh thuế lũy tiến. Thấp thì đánh thấp, cao thì đánh cao. Có 1 nghìn mà đánh 45% thì mất 450 đồng. Nhưng 10 triệu thì không thể đánh thuế suất như thế được. Nếu tài sản đó không phải là tiền mà là tài sản thì là thuế tài sản. Bởi thế 45% không có cơ sở, đề nghị không nên có quy định và không nên dùng luật này để sửa luật thuế mà thuế phải theo áp dụng về thuế. Đồng ý đánh thuế nhưng không sửa luật Thuế trong Luật Phòng chống tham nhũng”.

Cho ý kiến về vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng: Mặc dù Dự án Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) đã được chuẩn bị công phu và qua 2 kỳ họp Quốc hội. Tuy nhiên, về xử lý tài sản, thu nhập mà người có nghĩa vụ kê khai không giải trình được hợp lý về nguồn gốc quy định như trong dự thảo chưa thuyết phục cả về cơ sở pháp lý và thực tiễn; việc đánh thuế 45% đối với tài sản không giải trình được hợp lý về nguồn gốc cũng chưa có cơ sở thuyết phục. “Phải thật sự thuyết phục, có lý lẽ chứ không thể nói tài sản vãng lai, thu nhập vãng lai được”, Chủ tịch Quốc hội đề nghị.

Băn khoăn về thẩm quyền kiểm soát tài sản, thu nhập

Liên quan đến vấn đề thẩm quyền kiểm soát tài sản, thu nhập (Điều 32), bà Lê Thị Nga cho biết, nhiều ý kiến ĐBQH tán thành với phương án giao cho Thanh tra Chính phủ, Thanh tra các bộ, ngành, Thanh tra cấp tỉnh kiểm soát tài sản, thu nhập của những người thuộc diện kê khai công tác tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương; các cơ quan khác và tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội chịu trách nhiệm kiểm soát tài sản, thu nhập của người thuộc diện kê khai công tác trong cơ quan, tổ chức mình.

Tuy nhiên, một số thành viên UBTVQH bày tỏ băn khoăn về thẩm quyền kiểm soát tài sản, thu nhập, khi giao cho Thanh tra Chính phủ, Thanh tra các bộ, ngành, Thanh tra cấp tỉnh kiểm soát tài sản, thu nhập của những người thuộc diện kê khai công tác tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương thực sự có hiệu quả hay không(?). Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng: “Kiểm soát thu nhập thế nào Đối tượng thanh tra là ai và ai là người kiểm soát thanh tra?  Ai là người kiểm soát thu nhập lãnh đạo Bộ Chính trị, Ban Bí thư? Các đại biểu Quốc hội thì có Ban Công tác đại biểu kiểm soát, còn lãnh đạo thuộc cấp Bí thư trở lên thì ai là người kiểm soát. Ở đây quy định chưa rõ”.

Đồng quan điểm, Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải cho rằng, cần lưu ý việc giao cho cơ quan thanh tra kiểm soát tài sản thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức rồi thì ai sẽ là người kiểm soát tài sản của các cơ quan thanh tra này. Đặc biệt, kiểm soát theo hệ số lương có thể kiểm soát được các Phó Tổng Thanh tra nhưng riêng Tổng Thanh tra Chính phủ không có một cơ quan nào kiểm soát được. “Vấn đề này tôi cũng đã phát biểu tại kỳ họp trước, đề nghị UBTVQH quan tâm”, bà Hải nói. 

Đọc thêm

Kiểm soát quyền lực trong các cơ quan phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Kỳ 2: Lựa chọn cán bộ 'đúng vai, thuộc bài'

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yêu cầu cán bộ, chiến sĩ, công chức các cơ quan nội chính phải công tâm, khách quan, trọng liêm sỉ. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Theo quy định, những cơ quan thực thi, bảo vệ pháp luật phải hội tụ những người ưu tú, được lựa chọn kỹ càng, nhưng trên thực tế vẫn lọt vào những phần tử cơ hội, thoái hóa biến chất. Do đó, cái gốc vẫn là khâu lựa chọn và quản lý cán bộ. Lựa chọn đúng cán bộ sẽ bảo đảm thành công cho thực hành văn hóa liêm chính khi thừa hành công vụ.

Góp ý vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) từ kinh nghiệm quốc tế

Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn; Chủ tịch Hội đồng Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam Hà Hùng Cường - nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp đồng chủ trì Tọa đàm.
(PLVN) - Ngày 2/10, Quỹ Hòa bình và Phát triển Việt Nam phối hợp với UBND TP Hà Nội tổ chức tọa đàm với chủ đề “Xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại - kinh nghiệm quốc tế và giá trị tham khảo cho Việt Nam” nhằm đóng góp ý kiến, hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Xem xét quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV

Xem xét quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV
(PLVN) - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị Trung ương phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, thật sự khách quan, công tâm, thể hiện chính kiến của mình đối với Tờ trình và dự kiến quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV.

Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương

Đại tướng Phan Văn Giang phát biểu tại hội nghị.
(PLVN) - Chiều 1/10, tại Hà Nội, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã chủ trì Hội nghị Quân ủy Trung ương lần thứ 7, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và gặp mặt các đồng chí Ủy viên Quân ủy Trung ương, đại biểu Quân đội dự Hội nghị Trung ương 8, khóa XIII.

Thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng, phấn đấu đạt cao nhất các mục tiêu

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh: VGP)
(PLVN) -Ngày 30/9, kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ và Hội nghị Chính phủ với các địa phương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng, tăng tốc phát triển sản xuất công nghiệp, nỗ lực phấn đấu đạt mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch năm 2023.

Khai mạc Hội nghị Trung ương 8

Khai mạc Hội nghị Trung ương 8
(PLVN) - Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII khai mạc trọng thể sáng nay (2/10) tại Thủ đô Hà Nội. Dự kiến, Hội nghị sẽ làm việc tới ngày 8/10.

Kiểm soát quyền lực trong các cơ quan phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: Kỳ 1: Khi quyền lực vượt khỏi “lồng” luật pháp

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Phiên họp thứ 24 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. (Nguồn ảnh: dangcongsan.vn)
(PLVN) -Được ví như “thanh bảo kiếm”, “lá chắn thép” vững chắc để duy trì kỷ luật, kỷ cương của xã hội, bảo vệ Đảng, Nhà nước và chế độ, nhưng nhiều cán bộ trong các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã làm trái quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

300 đại biểu chính thức tham gia Đại hội Công đoàn Viên chức Việt Nam lần thứ VI

300 đại biểu chính thức tham gia Đại hội Công đoàn Viên chức Việt Nam lần thứ VI
(PLVN) - Sáng nay - 01/10, tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã diễn ra phiên trọng thể Đại hội Công đoàn Viên chức Việt Nam lần thứ VI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 với phương châm “Dân chủ - Đổi mới - Đoàn kết - Sáng tạo”. Dự Đại hội có 300 đại biểu chính thức đại diện cho ý chí, nguyện vọng của gần 85.000 đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trực thuộc Công đoàn Viên chức Việt Nam.