Chữa bệnh “chưa đến chợ đã tiêu hết tiền“ bằng thuốc Đông Y

Với những người lao động quá mức, lo nghĩ quá nhiều làm cơ thể mệt mỏi sẽ tổn thương tinh huyết, thận, gây mất khả năng bế tàng; hay uống rượu quá nhiều cũng dễ dẫn đến tình trạng xuất tinh sớm.
Sơn dược, mộc thông, táo nhân là 3 vị thuốc dùng trong việc chữa xuất tinh sớm - Ảnh: K.Vy
Sơn dược, mộc thông, táo nhân là 3 vị thuốc dùng trong việc chữa xuất tinh sớm - Ảnh: K.Vy  
Theo lương y Quốc Trung, có nhiều thể trong tình trạng này. Với thể thận khí hư, biểu hiện thường gặp là: nhu cầu về tình dục của người nam giảm so với nhịp điệu của họ trước đây, khi quan hệ dễ bị xuất tinh sớm, vùng lưng, gối mỏi yếu, tinh thần hay mệt mỏi, lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng mỏng... Với trường hợp này, cần ích thận cố tinh. 
Bài thuốc có thể dùng gồm các vị: sơn thù nhục, thục địa, sơn dược, phục linh, trạch tả, đan bì (mỗi loại 12 gr), phụ tử chế 9 gr, quế chi 6 gr. Đem sắc (nấu) chia làm 3 lần dùng trong ngày. Nước đầu nấu với 3 chén nước (khoảng 70 ml), nấu còn 1 chén, cho nước ra; cho tiếp 2 chén nước vào nồi thuốc nấu còn nửa chén. Hòa hai nước lại, chia làm 3 lần dùng trong ngày. 
Ngược lại với thể thận khí hư, thì thể can kinh thấp nhiệt, người đàn ông thường có nhu cầu tình dục quá mức bình thường, ham muốn nhanh và cũng dễ xuất tinh quá sớm, hay bị hoa mắt, miệng đắng họng khô, tiểu tiện vàng, lưỡi đỏ rêu vàng, hoặc vàng nhớt... Trong trường hợp này có thể dùng bài gồm các vị: chi tử, xà xiền tử, sinh địa, trạch tả, long đởm (mỗi loại 12 gr), mộc thông, cam thảo, sài hồ (mỗi loại 6 gr), hoàng cầm, đương quy (mỗi loại 10 gr). Cách nấu như trên.
Còn với thể tâm tỳ hư tổn thì có biểu hiện xuất tinh sớm, đoản (hụt) hơi, đoản khí, chân tay thường mỏi, sắc mặt không tươi nhuận, người gầy, hay quên, hay mộng mị, ăn uống giảm, lưỡi nhạt có rêu trắng... Với trường hợp này cần bổ ích tâm tỳ, thường dùng bài thuốc: phục thần, đảng sâm, xương bồ, táo nhân, thần khúc (mỗi loại 12 gr), viễn chí, bạch truật, bạch thược, đương quy (mỗi loại 10 gr), thỏ ty tử, sơn dược (mỗi loại 15 gr), sài hồ, cam thảo, quất hồng (mỗi loại 6 gr), sa nhân 3 gr. Cách nấu như trên.
Theo lương y Quốc Trung, với chứng xuất tinh sớm, thường lấy bổ hư là phép điều trị cơ bản, hoặc bổ can thận, hoặc bổ tâm tỳ. Khi dùng thuốc thì kiêng thức ăn táo nhiệt. Ngoài ra, còn có những cách dùng khác như: dùng khăn sạch nhúng nước cho ướt, vắt ráo rồi đắp khăn lên vùng rốn và tinh hoàn, đắp vào mỗi tối trước khi đi ngủ, mỗi lần đắp chừng mươi phút, làm như thế liên tục một tháng (cho một liệu trình).
Dùng kim anh tử 100 gr đem ngâm trong 1,5 lít rượu gạo loại ngon, ngâm sau 1 tháng mới dùng. Vào mỗi chiều tối dùng từ 20 - 30 ml rượu ngâm này cũng có công dụng phòng chữa tình trạng xuất tinh sớm.
Cũng có trường hợp dùng kim anh tử, liên tử nhục, ích trí nhân (mỗi loại 10 gr), sinh mẫu lệ, bạch tật lê (mỗi loại 15 gr), khiếm thực 20 gr. Đem tất cả nghiền ra bột mịn rồi cho vào trong túi vải (làm như bao thắt lưng nhỏ dài), buộc ở giữa thắt lưng và hạ bộ khi có điều kiện trong ngày. Khoảng gần một tuần thì thay ruột nguyên liệu (thay các vị thuốc trên) một lần.
Sơn dược, mộc thông, táo nhân là 3 vị thuốc dùng trong việc chữa xuất tinh sớm - Ảnh: K.Vy 

Tin cùng chuyên mục

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.