Tại cuộc giao ban báo chí trực tuyến về công tác tuyên truyền phòng, chống dịch do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế phối hợp với Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19) tổ chức, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, chỉ trong vòng có mấy tháng đã lên tới con số 1.5 triệu người mắc trên các quốc gia và vùng lãnh thổ, hàng chục ngàn người tử vong.
Đây là một đại dịch điển hình trong thời đại thế giới phát triển, khi đi lại giao thông giữa các nước rất thuận lợi. Trước đây, năm 1818, khi đại dịch cúm xảy ra, lúc đó khoảng 50 triệu người đã tử vong do đại dịch cúm này. Tuy nhiên, thời điểm đó sự giao lưu giữa các khu vực, giữa các nước không phổ biến như hiện nay.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long (ảnh internet) |
Thứ trưởng khẳng định trong thời gian qua Việt Nam và Thế giới đã áp dụng rất nhiều biện pháp, rất nhiều cái mới, ngay từ đầu tất cả các nhà khoa học trên thế giới đều bắt tay để nghiên cứu và kỷ lục sau 14 ngày đã có bản đồ Gene nhưng đáp ứng về mặt khoa học chưa đủ để đáp ứng. Lãnh đạo Bộ y tế cũng tin tưởng rằng trong thời gian tới có những nhà khoa học sẽ đạt được những thành tựu đáng kể trong việc nghiên cứu mới nhất sản xuất vắc xin sớm nhất.
Đối với các biện pháp Việt Nam đã áp dụng các biện pháp chưa có trong tiền lệ, bởi vì tất cả các đáp ứng dịch bệnh Covid-19 hiện nay đều ở mức độ cao nhất. Ngay từ khi xuất hiện các ca bệnh đầu tiên, Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo rất quyết liệt.
4 ngày thường trực Chính phủ hợp 1 lần, 2 ngày Ban chỉ đạo Quốc gia họp 1 lần. Hàng ngày đều có văn bản cập nhật thông tin một cách kịp thời nhất và chính xác. Tư tưởng “Chống dịch như phòng chống giặc” có ý nghĩa rất quan trọng. "Chúng ta đã huy động toàn bộ lực lượng, toàn bộ hệ thống chính trị và toàn bộ nhân dân tham gia vào công cuộc chống dịch bệnh. Việt Nam là 1 trong số ít quốc gia đã đưa quân đội vào trận chiến chống giặc Covid-19" - Thứ trưởng nói.
Việt Nam đã áp dụng triệt để tất cả những biện pháp quyết liệt vào phòng chống dịch. Ngay từ đầu chúng ta đã đặt ra chiến lược rất rõ ràng là phát hiện, ngăn chặn, cách ly, khoanh vùng và điều trị kịp thời các ca bệnh.
Toàn bộ lực lượng về y tế được chỉ đạo triển khai bài bản, liên tục cập nhật các tình huống ứng phó ở các cấp độ. Trên cơ sở đó, chúng ta xây dựng và triển khai các biện pháp phòng chống dịch một cách hiệu quả nhất.
Về vấn đề điều trị, chúng ta thiết lập các mạng lưới để trao đổi chia sẻ và hội chẩn cho tất cả các ca bệnh. Đến thời điểm hiện tại, dù có nhiều ca bệnh rất nặng nhưng vẫn chưa có trường hợp nào tử vong. Ứng dụng triệt để khoa học, công nghệ vào phòng chống dịch bênh. Lập tức nghiên cứu chủ động, phát triển sản xuất. Một vấn đề rất mới là ứng dụng triệt để về công nghệ thông tin về phổ biến các thông tin, về điều trị, y tế, truy vết người từ máy bay về.
Việt Nam cũng là 1 trong những nước áp dụng tờ khai y tế điện tử sớm nhất. Lập tức có ngay thông tin về người dân đã đi đâu, cư trú ở đâu, địa phương nào có tình trạng gì,… Việt Nam luôn sẵn sàng sẵn mọi kịch bản để ứng phó với các cấp độ dịch bệnh.