Chùa Ba vàng che giấu việc 'thỉnh vong', cơ quan chức năng sẽ làm rõ sai phạm

Chùa Ba vàng che giấu việc 'thỉnh vong', cơ quan chức năng sẽ làm rõ sai phạm
UBND TP Uông Bí (Quảng Ninh) sáng nay, 26/3, họp báo liên quan sự việc chùa Ba Vàng được phản ánh "thỉnh vong, cúng oan gia trái chủ". Tại cuộc họp, lãnh đạo TP Uông Bí cho biết, chùa Ba Vàng đã cố tình che giấu hoạt động thỉnh vong, nên để phát hiện phải điều tra mấy tháng...

Chủ trì họp báo là ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch UBND TP Uông Bí và đại diện  Sở Thông tin Truyền thông tỉnh Quảng Ninh. Cùng trao đổi thông tin với báo giới còn có đại diện Công an TP Uông Bí.

Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam dẫn lời lãnh đạo UBND TP Uông Bí cho hay, do một số lý do nên Đại đức Thích Trúc Thái Minh và bà Phạm Thị Yến không có mặt trong buổi họp báo. Chiều cùng ngày, tại chùa Quán Sứ, Trung ương Giáo hội cũng sẽ họp về sự việc xảy ra tại chùa Ba Vàng.

Theo Chủ tịch UBND TP Uông Bí, trước đây chùa Ba Vàng là phế tích, do phật tử, du khách đầu tư.

Giáo hội Quảng Ninh khẳng định trụ trì Ba Vàng có nhiều điểm tu học không phù hợp với giáo lý đạo Phật như ngày ăn một bữa, nửa tháng tắm một lần...; đặc biệt là việc bà Phạm Thị Yến thường xuyên thuyết giảng về cúng oan gia trái chủ, cúng ma...

"Văn bản của Giáo hội tỉnh được gửi tới nhiều cơ quan và thành phố đã kiểm tra yêu cầu chùa thực hiện đúng quy định pháp luật. Nhưng thỉnh vong là hoạt động mà nhà chùa không công khai, cố che giấu, nên việc phát hiện đòi hỏi quá trình công phu, điều tra mấy tháng", ông Nguyễn Mạnh Hà thông tin.

Việc cúng oan gia trái chủ và thỉnh vong có phải là mê tín dị đoan hay không, theo ông Hà, câu trả lời phải chờ Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Lãnh đạo thành phố đã có văn bản yêu cầu chùa Ba Vàng dừng thỉnh vong và cúng oan gia trái chủ vì không có trong danh mục đăng ký với nhà chức trách; yêu cầu chùa Ba Vàng thực hiện nghiêm quy định pháp luật, tín ngưỡng tôn giáo và quy định địa phương. Sở Thông tin Truyền thông đã yêu cầu dừng hoạt động các hoạt động của các trang web của chùa Ba Vàng. Sở Nội vụ đã làm việc với Giáo hội Quảng Ninh yêu cầu chấn chỉnh hoạt động chùa Ba Vàng. 

"TP Uông Bí tăng cường xác định thân nhân, lai lịch của những người nhà chùa xuất hiện trong video do báo chí đăng tải; tiếp tục kiểm tra tạm trú tạm vắng với những người đến tu tập tại chùa để không bị kẻ xấu lợi dụng", Chủ tịch TP Uông Bí khẳng định. 

Với Phạm Thị Yến, ông Nguyễn Mạnh Hà cho biết, cơ quan chức năng TP Uông Bí đã giao phường Quang Trung ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm nếp sống văn hóa với bà Phạm Thị Yến, mức xử phạt 5 triệu đồng, theo Nghị định 158. Bà Yến đã trở về nơi cư trú ở TP Hạ Long. 

Trước đó, thông tin từ báo chí khiến dư luận xôn xao về hoạt động "thỉnh vong", "gọi hồn", "giải nghiệp" tại chùa Ba Vàng. Theo phản ánh, ai muốn thoát nạn phải "trả nợ" cho vong từ vài triệu đến hàng chục triệu đồng thông qua hình thức cúng dường vào nhà chùa.

Ngày 20/3, Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch gửi 2 Công văn tới các cơ quan liên quan yêu cầu, đề nghị làm rõ vấn đề dư luận phản ánh về chùa Ba Vàng.

Cụ thể, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện giao Cục Di sản văn hóa chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương có văn bản gửi Sở Văn hóa và Thể thao Quảng Ninh yêu cầu báo cáo làm rõ vấn đề dư luận quan tâm. Bộ trưởng Thiện cũng giao Thanh tra Bộ chủ trì, phối hợp với Cục Di sản văn hóa, Cục Văn hóa cơ sở thành lập đoàn công tác, làm việc với các cơ quan, đơn vị liên quan của tỉnh Quảng Ninh để xác minh, làm rõ vấn đề trên, đề xuất giải pháp cụ thể, chấn chỉnh những sai phạm (nếu có).

Bộ Văn hóa - Thể thao & Du lịch  đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện một số nội dung gồm: Kiểm tra, xác minh làm rõ những thông tin nêu trên tại Chùa Ba Vàng và có biện pháp xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Bộ VHTTDL cũng đề nghị tỉnh Quảng Ninh tăng cường công tác quản lý nhà nước về di tích và lễ hội tại địa phương; chấn chỉnh, kiện toàn bộ máy quản lý di tích tôn giáo, tín ngưỡng, kịp thời ngăn chặn việc truyền bá hoạt động mê tín dị đoan, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần lành mạnh của nhân dân.

Cùng ngày, Ban Tôn giáo Chính phủ đã có công văn gửi Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ban Tôn giáo Chính phủ đề nghị Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam kiểm tra, xác minh để làm rõ và có biện pháp ngăn chặn, xử lý những hành vi vi phạm (nếu có), đồng thời thông tin cho các cơ quan quan báo chí về kết quả xử lý giải quyết. 

Ban Tôn giáo Chính phủ cũng có công văn gửi Ban Tôn giáo (Sở Nội vụ) tỉnh Quảng Ninh, yêu cầu Ban này phối hợp với các sở, ngành liên quan kiểm tra, xác minh để làm rõ những nội dung như báo chí phản ánh, kịp thời tham mưu, đề xuất biện pháp giải quyết những hành vi vi phạm pháp luật (nếu có).

Ban Tôn giáo Chính phủ khẳng định, các hiện tượng “trục vong”, “gọi hồn” không có trong truyền thống Phật giáo, nếu các cơ sở thờ tự Phật giáo thực hiện việc trên là đang vi phạm Luật tín ngưỡng, tôn giáo, Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo cũng như những văn bản liên quan, cần được xử lý theo quy định của pháp luật.

"Các cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo, văn hóa cần tăng cường công tác kiểm tra, kịp thời chấn chỉnh những biểu hiện lệch chuẩn diễn ra tại cơ sở thờ tự Phật giáo, bổ sung, hoàn thiện những quy định của pháp luật để xử lý nghiêm những hành vi truyền bá mê tín dị đoan, gây dư luận thiếu tích cực, tác động xấu đến an ninh trật tự và an toàn xã hội", Ban Tôn giáo Chính phủ nêu rõ.

UBND tỉnh Quảng Ninh cũng yêu cầu TP Uông Bí thông tin cho các cơ quan báo chí biết kết quả giải quyết liên quan đến vụ việc, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 25/3.

Đọc thêm

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...