Chú trọng phối hợp tổ chức hoạt động xúc tiến thương mại để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sang Trung Quốc

Cần phát huy hiệu quả của các cặp cửa khẩu. (Ảnh minh họa).
Cần phát huy hiệu quả của các cặp cửa khẩu. (Ảnh minh họa).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Mặc dù kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc trong 10 tháng của năm 2023 tăng nhưng hợp tác thương mại giữa Việt Nam với thị trường tỷ dân này vẫn còn nhiều dư địa để phát triển, cần các Bộ, ngành, địa phương cùng vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa.

Đẩy mạnh khai thác năng lực các cặp cửa khẩu

Tại Hội nghị Thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại các tỉnh biên giới phía Bắc với Trung Quốc do Bộ Công Thương tổ chức cuối tuần qua, ông Trần Quang Huy - Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương) cho biết, Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất, thị trường nhập khẩu (NK) lớn nhất và thị trường xuất khẩu (XK) lớn thứ 2 của Việt Nam (sau Mỹ).

Trong 10 tháng năm 2023, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc đạt 138,9 tỷ USD, giảm 5,88% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, XK sang Trung Quốc đạt 49,5 tỷ USD (chiếm 17% giá trị XK của Việt Nam), tăng 5,13%; NK từ Trung Quốc đạt 89,3 tỷ USD (chiếm 33,4% giá trị NK của Việt Nam), giảm 11%. Nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc có giá trị 39,7 tỷ USD, giảm 25,4% so với cùng kỳ năm 2022.

Báo cáo của Vụ Thị trường châu Á - châu Phi cũng cho thấy, sau đại dịch, tình hình kinh tế thương mại các tỉnh biên giới phía Bắc với Trung Quốc đã có những khởi sắc với những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, hoạt động thương mại giữa các tỉnh, thành khu vực phía Bắc với Trung Quốc vẫn còn một số khó khăn.

Đại diện UBND tỉnh Lào Cai cho biết, hiện hàng hóa Việt XK sang Trung Quốc vẫn gặp một số khó khăn về vấn đề an toàn thực phẩm, việc kiểm định, kiểm nghiệm và truy xuất nguồn gốc bao bì, nhãn mác, giấy chứng nhận đối với nông sản và thực phẩm. Bên cạnh đó, hiện tại Lào Cai chỉ có cửa khẩu quốc tế (CKQT) đường bộ là được XK trái cây sang Trung Quốc. Trong khi đó, CKQT đường sắt Lào Cai - Hà Khẩu đã được đầu tư kết cấu hạ tầng tốt nhưng mỗi ngày chỉ vận chuyển khoảng 1.000 tấn hàng hóa.

Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên, XK nông, thủy sản của Việt Nam vẫn chủ yếu theo đường tiểu ngạch, số lượng, chất lượng, giá cả đều thiếu ổn định dẫn đến hiệu quả không cao, không bền vững; Hạ tầng biên giới còn hạn chế, đặc biệt là hạ tầng thương mại biên giới; Việc nâng cấp, mở mới các cặp cửa khẩu chưa theo kịp nhu cầu thương mại; Hạn chế về việc ứng dụng công nghệ mới trong quản lý hoạt động ở các cửa khẩu. Các cửa khẩu chính hay cửa khẩu phụ vẫn hoạt động theo lối truyền thống.

Tiến tới “đoạn tuyệt” với xuất khẩu tiểu ngạch

Đại diện UBND tỉnh Lào Cai đề nghị Chính phủ 2 nước đẩy nhanh việc ký Hiệp định và Nghị định thư về xây dựng cầu đường bộ; Đề nghị Bộ GTVT đẩy nhanh kết nối tuyến đường sắt từ ga đường sắt Lào Cai đến cột đường sắt 1435; Đề nghị Chính phủ sớm triển khai tuyến đường sắt đến cột tiêu chuẩn 1435 từ Hải Phòng, Lào Cai kết nối với tuyến đường sắt Côn Minh (Trung Quốc).

Bà Nguyễn Thị Hường - Phó Chủ nhiệm Ủy ban biên giới quốc gia (Bộ Ngoại giao) thông tin, thời gian qua, Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao đã thúc đẩy Trung Quốc hoàn thiện các điều kiện nhằm bổ sung thêm các cặp cửa khẩu để được XK trái cây tươi trên tuyến biên giới đất liền Việt - Trung, trong đó có cả CKQT đường sắt Lào Cai - Hà Khẩu. Nhưng, theo bà Hường, hiện trong tất cả các quy hoạch về cửa khẩu, phía Việt Nam mới chỉ có thể bảo đảm được 50%, bởi vẫn còn phải phụ thuộc vào quốc gia láng giềng. Để giải quyết khó khăn, thời gian qua, thông qua những cuộc trao đổi, Việt Nam và Trung Quốc cũng đã có những ký kết tạo điều kiện cho việc thúc đẩy phát triển thương mại cửa khẩu hai nước…

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cũng cho rằng, trao đổi thương mại giữa 2 nước chưa tương xứng với tiềm năng, chưa khai thác hết năng lực hạ tầng cửa khẩu. Lượng hàng thông quan sang bên kia biên giới chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường và khả năng cung ứng hàng hóa của Việt Nam, đặc biệt là của các tỉnh khu vực phía Bắc.

Do đó, các địa phương khu vực biên giới cần tiếp tục bang giao tốt hơn nữa với Trung Quốc thông qua các sự kiện văn hóa, thể thao, các sự kiện về thương mại, nhất là các hội chợ, triển lãm trong lĩnh vực kinh tế, thương mại và thương mại biên giới; Chú trọng ban hành những cơ chế, chính sách đột phá để có thể thu hút đầu tư phát triển các hạ tầng kinh tế thương mại khu vực biên giới.

Ngoài ra, theo Bộ trưởng Bộ Công Thương, cần xác định Trung Quốc là một nền kinh tế lớn, một thị trường tiêu thụ lớn, cũng là thị trường cung ứng phần lớn các nguyên liệu cho các ngành sản xuất để XK. Vì vậy, các ngành, địa phương cần chủ động tháo gỡ những khó khăn trong phạm vi thẩm quyền và phải kịp thời kiến nghị những giải pháp khắc phục kịp thời.

Trong đó, các tỉnh, thành phố trong cả nước, nhất là các tỉnh biên giới khẩn trương rà soát, quy hoạch lại vùng trồng, vùng nuôi và tổ chức lại sản xuất, chế biến theo các đề án XK chính ngạch. Cần hạn chế và đi tới “đoạn tuyệt” với hình thức sản xuất, XK qua đường tiểu ngạch. Đẩy mạnh xây dựng chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu tập thể, đồng thời ­ và tăng cường tổ chức tham gia các hội chợ, triển lãm của các địa phương phía Trung Quốc ở vùng biên.

Đọc thêm

Sẽ sớm chính thức thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng

Diễn đàn thu hút gần 400 khách mời trong nước và quốc tế tham dự. (Ảnh trong bài: Vũ Vân Anh)
(PLVN) - Đà Nẵng đang hoàn thiện đề án trình Thủ tướng Chính phủ vào cuối năm 2024, sớm chính thức thành lập Khu thương mại tự do (Free Trade Zone - FTZ) Đà Nẵng. Thông tin này vừa được công bố tại Diễn đàn “Khu thương mại tự do Đà Nẵng - Động lực mới phát triển ngành logistics TP Đà Nẵng”, tổ chức hôm qua (14/11).

Trị tận gốc hành vi chuyển giá trốn thuế

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 218/NQ-CP ngày 12/11/2024 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10 năm 2024. Một trong các nhiệm vụ được nêu rõ phải quyết liệt thực hiện nhằm thúc đẩy tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; là “thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý thu, chống thất thu, chuyển giá trốn thuế, đặc biệt trong hoạt động thương mại điện tử, kinh doanh ăn uống… bảo đảm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời, mở rộng cơ sở thu”.

Thúc đẩy đầu tư tín dụng nông nghiệp công nghệ cao

Mô hình trồng rau trong nhà kính. (Ảnh minh họa: PV)
(PLVN) - Để đẩy mạnh đầu tư tín dụng có hiệu quả phục vụ phát triển nông nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ phối hợp với các Bộ, ngành, đơn vị đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách, tạo thuận lợi tối đa cho đầu tư vào lĩnh vực này.

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng

Bộ NN&PTNT ra 'tối hậu thư' xử lý dứt điểm các dự án tồn đọng
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan mới có văn bản chỉ đạo thực hiện Công điện của Thủ tướng về tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương hoàn thành, đưa vào sử dụng, báo cáo Bộ trước ngày 20/11/2024.

Còn nhiều ý kiến với dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu mới

Nhiều chuyên gia cho rằng, không thể quy định mức lợi nhuận cụ thể cho từng mắt xích của hệ thống phân phối. (Ảnh: baodautu.vn).
(PLVN) - Đã nhiều lần tổ chức xin ý kiến cũng như nhận được các văn bản góp ý cho dự thảo Nghị định xăng dầu, thế nhưng dự thảo lần 4 vẫn còn nhiều vấn đề gây tranh luận ở một số đề xuất mới, đặc biệt quy định thương nhân phân phối chỉ được lấy hàng từ đầu mối kinh doanh xăng dầu.

Xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản: Quyết tâm 'cán' mốc kỷ lục 60 tỷ USD

Tăng tốc XK nông, lâm, thủy sản cán mốc 60 tỷ USD vào cuối năm 2024. (Ảnh minh họa: DNTT).
(PLVN) -  Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) thông tin, 10 tháng năm 2024, xuất khẩu (XK) nông, lâm, thủy sản đạt 51,74 tỷ USD, tăng 20,2% so với cùng kỳ năm 2023. Hai tháng cuối năm 2024 sẽ là thời gian tăng tốc quyết liệt của các ngành hàng với mục tiêu mới nhất là đưa kim ngạch XK cán mốc kỷ lục khoảng 60 tỷ USD.

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình

Nhiều chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào Thái Bình
(PLVN) - Với những chính sách ưu đãi của tỉnh, ưu thế nổi trội về vị trí địa lý, Thái Bình thuộc nhóm các tỉnh, thành thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) hàng đầu cả nước. Năm 2023, lần đầu tiên Thái Bình lọt top 5 cả nước về thu hút FDI. Từ 2021 đến nay, Khu kinh tế (KKT) tỉnh thu hút được 3,73 tỷ USD vốn FDI.

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn

Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn
(PLVN) - Ngày 12/11 hội thảo chuyên đề “Tiên phong Chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn” đã diễn ra với sự có mặt của nhiều đại diện cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, các chuyên gia và doanh nghiệp . Sự kiện do Báo Đầu tư thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

Họp 'nóng' về dự án thép ngàn tỷ bị 'trùm mền' nhiều năm

Dự án TISCO 2 - một "địa chỉ" của sự lãng phí về nguồn lực đầu tư.
(PLVN) - Ngày sau khi Thủ tướng Phạm Minh Chính có Công điện hỏa tốc số 112/CĐ-TTg về giải quyết các dự án tồn đọng, dừng thi công..., hôm 12/11, Chủ tịch Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp đã triệu tập cuộc họp xử lý Dự án mở rộng giai đoạn 2 Nhà máy Gang thép Thái Nguyên (TISCO 2).

Tổng cục Hải quan yêu cầu ‘siết’ kỷ luật, kỷ cương công vụ

Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ. (Ảnh: Quang Hùng)
(PLVN) - Để chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, hạn chế nêu trên, giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại và bảo đảm công tác quản lý công chức, xây dựng lực lượng, bảo vệ chính trị nội bộ, Tổng cục Hải quan mới đây đã ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong khi thi hành công vụ.

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?

Livestream bán hàng: Khai thuế, nộp thuế như thế nào?
(PLVN) - Các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa thông qua phiên livestream thực hiện đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế theo nguyên tắc: tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm và xuất hóa đơn đầy đủ khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ.

Dệt may sẽ đạt mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD?

Đơn hàng của dệt may Việt Nam đang dồi dào. (Nguồn: VGP).
(PLVN) -  Kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đang phục hồi theo đà phục hồi của kinh tế thế giới. Nhiều dự đoán cho thấy, năm nay, nhiều khả năng dệt may Việt Nam sẽ “về đích” với mục tiêu xuất khẩu đạt 44 tỷ USD.