Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam hứa thưởng cho người phát hiện việc sử dụng nguồn tiền cứu trợ không đúng mục đích

Ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam khóa X trả lời câu hỏi của báo chí. Ảnh: Quang Vinh
Ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam khóa X trả lời câu hỏi của báo chí. Ảnh: Quang Vinh
(PLVN) -Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến cho biết, “sao kê” để công khai minh bạch tiền cứu trợ lên các phương tiện thông tin đại chúng là một áp lực đối với Ban Thường trực và cá nhân Chủ tịch, vì chưa bao giờ làm. Ông cũng cam kết: “Nếu phát hiện được việc sử dụng nguồn này không đúng mục đích, không hiệu quả, có biểu hiện tiêu cực thì tôi xin thưởng”.

Ngay sau khi bế mạc Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 – 2029 (Đại hội), sáng 18/10, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương (UBTƯ) MTTQ Việt Nam khoá X đã tổ chức họp báo thông báo kết quả Đại hội.

Khi công khai minh bạch, tỷ lệ những người ủng hộ tăng rất nhanh

Trả lời câu hỏi của phóng viên báo chí liên quan đến vai trò và phương hướng của MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ mới trong việc thực hiện các nhiệm vụ để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến cho biết, nhìn lại 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.

Những thành tựu to lớn đó đặt đất nước ta vào vị thế hội tụ đủ các yếu tố để phát triển trong giai đoạn mới mạnh mẽ hơn, như Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã nói, chúng ta sẽ tham gia nhiều hơn vào chính trị thế giới, kinh tế toàn cầu và văn minh nhân loại.

Ông Đỗ Văn Chiến cho biết, một trong những nhiệm vụ quan trọng, lớn lao của MTTQ Việt Nam là tập hợp, động viên sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; phải đưa ra những chương trình, những nội dung làm sao phát huy được sức mạnh trong Nhân dân, bao gồm cả nhân tài, tiền tài, vật lực và sự đồng thuận của Nhân dân. Mặt trận xác định trong thời kỳ tới, sẽ tập hợp, vận động, thuyết phục Nhân dân tin tưởng vào đường lối lãnh đạo của Đảng, ủng hộ các chương trình, dự án lớn của Đảng và Nhà nước để bước vào kỷ nguyên phát triển vươn mình của dân tộc.

Quang cảnh buổi họp báo. Ảnh: Quang Vinh

Quang cảnh buổi họp báo. Ảnh: Quang Vinh

Trả lời câu hỏi liên quan đến vấn đề “sao kê” tiền ủng hộ bão, lũ trong thời gian qua, trong đó có bão Yagi, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến nêu rõ: “Sao kê” để công khai minh bạch cứu trợ lên trên các phương tiện thông tin đại chúng là một áp lực đối với Ban Thường trực và cá nhân Chủ tịch, vì chưa bao giờ làm. Tuy là việc khó nhưng đã nhận được sự ủng hộ rất lớn của dư luận xã hội và các tầng lớp Nhân dân. Khi công khai minh bạch thì tỷ lệ những người ủng hộ và số kinh phí đóng góp ủng hộ nhiều hơn, tăng rất nhanh. Đến ngày 10/10/2024, đã nhận được 2.091 tỷ đồng, đã phân bổ 1.035 tỷ đồng về 26 tỉnh.

Ông Đỗ Văn Chiến cũng thông tin, tới đây, để phù hợp với những trường hợp cá nhân ủng hộ lớn mà không nhất thiết công bố danh tính, sẽ nghiên cứu có tài khoản đặc biệt để gửi vào tài khoản đó, chỉ một số ít người biết. “Tôi cam kết nếu phát hiện được việc sử dụng nguồn này không đúng mục đích, không hiệu quả, có biểu hiện tiêu cực thì tôi xin thưởng. Vì đây là đồng tiền rất thiêng liêng. Tôi đã chỉ đạo toàn bộ hệ thống MTTQ Việt Nam chi phí cho công tác tiếp nhận, phân bổ, sử dụng đều phải sử dụng ngân sách nhà nước, không được sử dụng “một cắc, một đồng” nào của Nhân dân đóng góp. Tất cả các gia đình, tổ chức, cá nhân được thụ hưởng phải niêm yết công khai tại trụ sở UBND xã”- Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến nói.

Ông Chiến cũng khẳng định sẽ phấn đấu công khai minh bạch cả hai đầu. Đó là đầu tiếp nhận và đầu phân bổ. Với cách làm như vậy sẽ hạn chế đến mức thấp nhất những tiêu cực có thể xảy ra. Đồng thời tăng cường công tác giám sát. Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam đề nghị báo chí cùng với Mặt trận giám sát việc phân bổ hỗ trợ tiền ủng hộ.

“Nghèo về nhà ở” cần được quan tâm đầu tiên

Trả lời câu hỏi liên quan đến vấn đề xóa đói giảm nghèo, ông Đỗ Văn Chiến cho biết, tuy tỷ lệ giảm nghèo của chúng ta đã đạt được những thành tựu rất đáng kể, thế giới nể phục nhưng bây giờ việc giảm nghèo khó hơn trước vì số còn lại rất nghèo.

Về giải pháp, cần phân loại cụ thể. Theo đó, đối với hộ không còn sức lao động, không có khả năng tự lo được cho mình thì chuyển sang chế độ trợ cấp xã hội để họ có cuộc sống ổn định; không thống kê vào nhà người nghèo rồi “áp” các biện pháp xoá đói giảm nghèo, vì trên thực tế rất khó, bởi không có lao động, sinh kế không còn. Quan trọng nhất là không có lao động do già yếu, không nơi nương tựa thì chúng ta chuyển sang trợ cấp xã hội. Tuy nhiên cần nâng mức trợ cấp xã hội lên để họ có thể sống được bình thường.

Các đồng chí trong Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam Khóa X chủ trì buổi họp báo. Ảnh: Quang Vinh

Các đồng chí trong Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam Khóa X chủ trì buổi họp báo. Ảnh: Quang Vinh

Đề cập đến việc Mặt trận đang phát động Chương trình chung tay xoá nhà tạm, xoá nhà dột nát trên cả nước, ông Đỗ Văn Chiến chia sẻ: phấn đấu năm 2025 chúng ta xoá xong nhà tạm, nhà dột nát cho người nghèo, cận nghèo trong phạm vi toàn quốc nhân dịp 50 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước và kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập nước.

“Cả hệ thống chính trị vào cuộc thì chúng ta sẽ làm được. Vì khó khăn như Điện Biên, nghèo như Điện Biên, yếu như Điện Biên mà MTTQ Việt Nam trong 8 tháng làm được 5.000 căn nhà. Với quyết tâm rất cao, tôi tin chúng ta sẽ làm được, góp phần vào xoá đói giảm nghèo. Bởi trong các khó khăn của người nghèo thì nghèo về nhà ở là vấn đề cần quan tâm đầu tiên, vì an cư mới lạc nghiệp, sau đó là các sinh kế khác” -Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến nói.

Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đặt câu hỏi tại buổi họp báo.

Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đặt câu hỏi tại buổi họp báo.

Trước đó, tại phiên làm việc chiều 17/10, Đại hội đã thông qua số lượng Ủy viên UBTƯ MTTQ Việt Nam khóa X, nhiệm kỳ 2024 - 2029 gồm 405 vị, Đoàn Chủ tịch gồm 72 vị… Nhưng tại Hội nghị lần thứ nhất UBTƯ MTTQ Việt Nam khoá X đã hiệp thương dân chủ cử 67 vị tham gia Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam, khuyết 05 vị sẽ kiện toàn trong nhiệm kỳ. Vậy lý do gì lại khuyết 05 người này?

Trả lời câu hỏi của phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam, ông Đỗ Văn Chiến thông tin: Cơ cấu, thành phần của UBTƯ MTTQ Việt Nam, của Đoàn Chủ tịch và Ban thường trực bao hàm đủ các thành phần, ít nhất là đủ 11 thành phần (như công nhân, nông dân, phụ nữ, thanh niên, cựu chiến binh, người cao tuổi, người Việt Nam ở nước ngoài, dân tộc, tôn giáo….). Ngoài ra, phải cơ cấu đủ các vùng miền.

Với các Ủy viên Đoàn Chủ tịch, cơ cấu gồm ba thành phần chính: đại diện của các tổ chức thành viên; đại diện của những người tiêu biểu; cán bộ chuyên trách. “Lần này chúng tôi có một điểm mới là cơ cấu 05 vị là trưởng các ban, đơn vị của cơ quan UBTƯ MTTQ Việt Nam vào Đoàn Chủ tịch”- Ông Đỗ Văn Chiến cho biết.

Lý do chưa cơ cấu đủ 72 vị trong Đoàn Chủ tịch, theo ông Chiến là do người đứng đầu của một số tổ chức thành viên chưa ổn định. Thứ hai là có một số vị trí thuộc về Đoàn Chủ tịch nhưng do công tác cán bộ cần có thêm thời gian chuẩn bị, nên sẽ kiện toàn vào thời gian tới. Chẳng hạn, có 04 Phó Chủ tịch chuyên trách UBTƯ MTTQ Việt Nam phải là Ủy viên Đoàn Chủ tịch, nhưng hiện nay mới cơ cấu được 02, còn 02 người nữa đang chuẩn bị, khi chuẩn bị đủ sẽ cơ cấu những người này vào trong ủy viên Đoàn Chủ tịch.

“Do nguyên nhân khách quan, do đảm bảo tính đại diện, không thể bố trí thay người khác vào vị trí đó được..., nên chúng ta đang bị khuyết”- ông Đỗ Văn Chiến cho hay.

Đọc thêm

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.