Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong tiếp đại diện các hộ dân Thủ Thiêm

Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong tiếp đại diện các hộ dân Thủ Thiêm
(PLO) - Sáng nay 7.11, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong tiếp đại diện các hộ dân Thủ Thiêm (Q.2) có nhà đất bị ảnh hưởng bởi quy hoạch.

Mục đích của buổi gặp này là để  tiến tới hoàn chỉnh chính sách liên quan đến việc thực hiện kết luận của Thanh tra Chính phủ về  dự án Thủ Thiêm.

Người dân đến dự buổi tiếp dân hôm nay chủ yếu là những người  có nhà đất bị giải tỏa ở P.Bình An và P.Bình Khánh. Lãnh đạo Tp Hồ Chí Minh sẽ lắng nghe tâm tư nguyện vọng bà con, trước khi TP có để hoàn thiện khung chính sách, hướng đến giải quyết dứt điểm khiếu nại của người dân Thủ Thiêm theo nội dung kết luận của Thanh tra Chính phủ.

Ban tổ chức cho biết chính thức gửi thư mời 50 hộ dân đại diện, nhưng có khoảng 35 hộ dân có mặt tại phòng tiếp dân. Trong khi đó, rất nhiều hộ dân không có thư mời vẫn được vào dự, theo dõi qua màn hình.

Mở đầu buổi tiếp dân, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết tinh thần buổi tiếp xúc là lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của bà con.

Ông Nguyễn Hồng Điệp, Trưởng ban Tiếp công dân Trung ương đề nghị bà con đến dự tiếp dân có yêu cầu, đề nghị gì liên quan đến nội dung kết luận, kể cả các nội dung bên ngoài kết luận, thì cứ trình bày kèm theo tài liệu, Chủ tịch UBND TP.HCM và Ban Tiếp công dân Trung ương đều tiếp thu, xem xét giải quyết hợp lý.

Các hộ dân đã bày tỏ sự ghi nhận đối với thiện chí của Chủ tịch UBND TP.HCM và lãnh đạo TP.HCM hiện nay, cám ơn sự quan tâm của Trưởng ban Tiếp công dân T.Ư đối với việc xem xét, giải quyết các khiếu nại liên quan đến Thủ Thiêm.

Phát biểu trong buổi tiếp công dân, một đại diện của các hộ dân nói: "Chúng tôi rất là mừng khi ông Nguyễn Hồng Điệp hiện diện tại buổi tiếp dân hôm nay. Tuy nhiên, chúng tôi cũng có thất vọng vì thời gian qua trong việc giải quyết khiếu nại có tình trạng né tránh, đùn đẩy khiến sự việc khiếu nại cứ kéo dài".

Một số người băn khoăn: Nếu như lấy kết luận 1483 của Thanh tra Chính phủ công bố ngày 7.9 để lên phương án giải quyết khiếu nại là không hợp lý, vì chưa làm rõ hết các nội dung khiếu nại của người dân. Người dân đề nghị những khiếu nại của họ cần có kiểm tra, kết luận rõ ràng hơn. Đừng để tàn dư của nhóm lợi ích tồn tại ở Thủ Thiêm, bởi nếu còn tồn tại thì không thể giải quyết được vấn đề người dân khiếu nại. "Nếu thực tâm giải quyết, chúng tôi sẽ hiến kế giải quyết có thể xong trong 1 tháng" - một người dân phát biểu.

Người dân cũng đề nghị "Ai làm sai thì phải tiến hành khởi tố hình sự, truy cứu trách nhiệm, xử lý rõ ràng, chứ chỉ thanh tra, kiểm tra thì khó giải quyết dứt điểm, 10 năm nữa cũng khó xong".

Người dân cũng đề nghị lãnh đạo thành phố làm rõ những vấn đề như ranh giới 160 ha tái định cư, ranh khu trung tâm Thủ Thiêm cụ thể như thế nào? Ai chịu trách nhiệm đối với những thiệt hại về tài sản, tổn thất tinh thần mà người dân đã gánh chịu trong nhiều năm qua; đồng thời đề nghị cần phải có đoàn thanh tra đủ mạnh, thanh tra toàn diện Thủ Thiêm, có phương án giải quyết căn cơ; Yêu cầu TP cung cấp tên các dự án lấy đất tái định cư để giao. Đất quy hoạch tái định vì sao lại giao cho doanh nghiệp, cần phải có giải thích thỏa đáng.

 Tại buổi gặp gỡ, Chủ tịch UBND quận 2 Nguyễn Phước Hưngđưa ra 10 vấn đề TP HCM sẽ giải quyết để người dân Thủ Thiêm cho ý kiến.   Ông Hưng là Tổ trưởng tổ công tác về chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

10 chính sách gồm:

1. Điều chỉnh thời điểm để tính bồi thường thiệt hại cho người dân Thủ Thiêm, không tính thời điểm Nghị định 34 có hiệu lực nữa, mà tính theo quyết định thu hồi đất trong thời gian từ 10/5/2002.

2. Điều chỉnh mức hỗ trợ chi phí bồi thường, tái định cư vào thời điểm có quyết định 1997, không tính thời điểm quy hoạch tháng 6/1998 đối với đất có nguồn gốc lấn chiếm đất công, sông rạch, có thời điểm chuyển mục đích đất ở từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 16/9/1998.

3.  Hỗ trợ đối với đất có nguồn gốc lấn chiếm đất công, sông rạch…có thời điểm chuyển mục đích đất ở từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 16/9/1998.

4. Hỗ trợ đối với trường hợp đất có nguồn gốc lấn chiếm đất công, sông rạch…với mục đích đất ở từ ngày 16/9/1998 đến ngày 10/5/2002.

5. Hỗ trợ người dân thuộc các trường hợp thuê đất do nhà nước trực tiếp quản lý với mục đích kinh doanh nhưng sử dụng để ở và kinh doanh. Thời điểm chuyển mục đích thành đất ở trước ngày 15/10/1993.

6. Hỗ trợ các trường hợp thuộc vấn đề 5 ở trên nhưng có thời điểm chuyển thành đất ở từ ngày 15/10/1993 đến ngày 10/5/2002.

7. Nhà ở, đất ở bị giải tỏa một phần.

8. Đối với các trường hợp đã chuyển mục đích cho thuê, cho người khác ở nhờ.

9. Điều chỉnh đơn giá đất nông nghiệp xen kẽ tổng khuôn viên đất ở.

10. Xem xét hỗ trợ các trường hợp tự chuyển mục đích sử dụng đất sau ngày có quyết định giải tỏa (ngày 10/5/2002).

Sau khi Chủ tịch UBND quận 2 Nguyễn Phước Hưng công bố các nhóm vấn đề trên, nhiều người dân tham dự cuộc gặp đã phản ứng vì cho rằng nội dung cuộc gặp hôm nay không đúng với khiếu nại của người dân lâu nay.

Đọc thêm

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -   Ngày 4/11, tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội, các Đại biểu đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng thể chế thời gian qua; đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.