Chủ tịch UBCKNN Trần Văn Dũng: "Nghẽn lệnh tại HoSE là tình huống khẩn cấp quốc gia!"

Chủ tịch UBCKNN Trần Văn Dũng.
Chủ tịch UBCKNN Trần Văn Dũng.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Lần đầu tiên người đứng đầu Ủy ban Chứng khoán nhà nước (UBCKNN) tiết lộ, ông được lãnh đạo Bộ Tài chính quán triệt tình trạng nghẽn lệnh là tình trạng khẩn cấp quốc gia, cần phải tập trong mọi nguồn lực nỗ lực khắc phục.

Quá tải hệ thống

Tại tọa đàm trực tuyến "Nghẽn lệnh tại HoSE: Thực trạng và giải pháp “ do Câu lạc bộ Nhà báo Chứng khoán tổ chức sáng nay - 24/6, ông Lê Hải Trà, Tổng Giám đốc Sở Giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HoSE), lý giải, bản chất tình trạng quá tải là do thiết kế của hệ thống.

Ông Trà cho biết, mỗi hệ thống được thiết kế dựa trên nhiều nền tảng và tham số khác nhau. Hệ thống HoSE liên quan đến tham số cơ bản, số lượng lệnh mà hệ thống có thể xử lý trong 1 ngày giao dịch là 900.000 lệnh. Tuy nhiên, thực tế là số lượng lệnh tham gia vào hoạt động giao dịch vượt quá con số 900.000 lệnh, dẫn tới tình trạng tắc nghẽn giao dịch.

Tuy nhiên , không giống tình trạng tắc nghẽn giao thông, mỗi lệnh giao dịch có tham số. Lệnh giao dịch đặt mua 100 cổ phiếu cũng là 1 lệnh giao dịch, 1.000 cổ phiếu cũng là 1 lệnh giao dịch, 1 lệnh sửa giao dịch cũng được tính là 1 lệnh… Chính vì vậy, cũng một số lượng lệnh khớp trên thị trường nhưng giá trị hoàn toàn khác nhau.

Lý giải về việc nhiều công ty chứng khoán (CTCK) nhỏ không nghẽn giao dịch trong khi CTCK lớn lại nghẽn, ông Trà cho biết đây là câu chuyện liên quan đến việc phân bổ, dựa trên lệnh giao dịch của CTCK sử dụng. Khi CTCK sử dụng hết lệnh được phân bổ thì sẽ dẫn đến tình trạng nghẽn.

Liên quan đến việc sửa, hủy lệnh, Tổng Giám đốc HoSE cho biết, hiện ỷ lệ sửa, hủy lệnh trong một ngày giao dịch chiếm 1/3, tức là khoảng 300.000 lệnh chỉ để sửa, hủy lệnh trước đó, do đó số lượng lệnh thực tế khớp chỉ khoảng 600.000 lệnh.

“Hạn chế sửa, hủy lệnh giúp số lượng lệnh thực tế khớp tăng lên, có thêm khoảng 200.000 lệnh được khớp, giúp giá trị thanh khoản khớp lệnh có lúc tăng lên 30.000 tỷ đồng…” - ông Trà cho hay.

Tổng giám đốc HoSE cũng cho biết thêm, khi xảy ra tình trạng nghẽn, các lệnh phải xếp hàng vào hệ thống nhưng việc sửa, hủy lệnh gây lỗi với các lệnh đã khớp, thiết kế hệ thống có ngưỡng chịu lỗi nhất định, nếu quá ngưỡng đó có thể gây sụp đổ hệ thống. Theo quy định hiện hành, nếu số lượng lỗi của một CTCK vượt quá ngưỡng cho phép thì HoSE được phép ngắt kết nối hệ thống với CTCK.

Các diễn giả phát biểu tại đầu cầu Hà Nội. Ảnh: Quang Phúc.

Các diễn giả phát biểu tại đầu cầu Hà Nội. Ảnh: Quang Phúc.

Nỗ lực khắc phục

Tại tọa đàm, Chủ tịch UBCKNN Trần Văn Dũng lần đầu tiên đã có những lý giải ngọn ngành về việc 20 năm đã qua, nhưng TTCK Việt Nam vẫn chưa có hệ thống giao dịch mới.

Nguyên nhân đầu tiên được đề cập đến là nhận thức còn hạn chế vào thời điểm Việt Nam bắt đầu triển khai TTCK cách đây hơn 20 năm.

Người đứng đầu UBCKNN cho rằng có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. “Trong quá trình thực hiện dự án giao dịch chứng khoán mới không lường hết được tình hình, có những lúc chưa thực sự quyết liệt" - ông Dũng thừa nhận.

Chủ tịch UBCKNN cho biết, khi triển khai hệ thống KRX do Sở Giao dịch Chứng khoán Hàn Quốc thiết kế, một nhà thầu phụ rất quan trọng của Hàn Quốc bỏ cuộc nên đối tác mất rất nhiều thời gian tìm nhà thầu thay thế. Đến lúc giải quyết xong bài toán tổng thể, thi công, lắp đặt xong phần cứng và phần mềm thì bùng phát dịch COVID-19.

“Hợp đồng ký kết với Hàn Quốc là EPC (Hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ, lắp đặt và chạy thử nghiệm), không được thay đổi nội dung và kinh phí của dự án. Bên cạnh đó, trong quá trình làm, bản thân HoSE và UBCKNN có những lúc xử lý vấn đề chưa quyết liệt…” - ông Dũng chia sẻ.

Chủ tịch UBCKNN Trần Văn Dũng cho biết, ông hy vọng cuối năm nay có thể đưa hệ thống KRX đi vào hoạt động.

"Nghẽn lệnh ở HoSE nhưng giải pháp là đồng bộ từ cơ quan quản lý. Trước hết, hiện tượng xảy ra là điều rất đáng tiếc, nhất là trong thời điểm thị trường đang phát triển rất mạnh. Gần 1/4 thế kỷ tham gia gây dựng thị trường, cơ quan quản lý chỉ mong muốn được như ngày hôm nay, thị trường phát triển về quy mô, giao dịch, huy động vốn… nhưng sự cố nghẽn lệnh làm cho chúng ta rất phiền toái ở trong niềm vui chung đó…" - ông Dũng nói.

Chủ tịch UBCK cũng chia sẻ, khi xảy ra sự kiện nghẽn lệnh, lãnh đạo Bộ Tài chính rất sát sao chỉ đạo xử lý nhanh nhất, hiệu quả nhất. Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng trước đây và Bộ trưởng Hồ Đức Phớc hiện tại coi sự cố nghẽn lệnh là trường hợp khẩn cấp quốc gia, cần phải tập trung mọi nguồn lực, mọi nỗ lực để xử lý dứt điểm.

“Bộ Tài chính đã chỉ đạo các đơn vị liên quan vào cuộc, tạo điều kiện về công nghệ và nguồn lực để thực hiện. Bộ Tài chính đã thành lập Ban chỉ đạo xử lý sự cố tại HoSE, Trưởng ban là Thứ trưởng Huỳnh Quang Hải, các Phó ban là Chủ tịch UBCKNN và Tổng giám đốc HoSE. Đồng thời yêu cầu không được để thị trường ngừng nghỉ ngày nào và tạo điều kiện tối đa để nhà đầu tư giao dịch…” - Chủ tịch UBCKNN chia sẻ. Ông cũng cho biết, việc khó nhất là tìm giải pháp tốt nhất trong bối cảnh rất nhiều sức ép, tiếp thu rất nhiều thông tin nhưng chỉ có thể chọn 1 giải pháp.

Sẽ đưa hệ thống phần mềm giao dịch của FPT vào hoạt động theo đúng liến độ

Chia sẻ về tiến độ xử lý nghẽn lệnh với FPT, ông Lê Hải Trà - Tổng Giám đốc HoSE - cho biết, những nỗ lực của FPT và HoSE hết sức đáng ghi nhận. Đến bây giờ đã vào đến những bước cuối cùng để báo cáo UBCKNN và Bộ Tài chính và giải quyết triệt để vấn đề nghẽn lệnh trong 6 tháng qua.

Ông Trà cho biết, ngay chiều 24/6, Ban chỉ đạo xử lý sự cố HoSE sẽ có cuộc họp và HoSE sẽ có báo cáo chính thức. Trên cơ sở đó Ban chỉ đạo sẽ đưa ra thời gian chính thức vận hành phần mềm của FPT.

Không đưa ra thời điểm cụ thể, nhưng theo Chủ tịch UBCKNN Trần Văn Dũng, HoSE và FPT đang nỗ lực triển khai đúng tiến độ cam kết là vào cuối tháng 6, đầu tháng 7 sẽ đưa vào vận hành phần mềm giao dịch của FPT.

Chủ tịch Công ty Hệ thống thông tin FPT (FPT IS) Dương Dũng Triều chia sẻ, để đảm bảo tiến độ đề ra, FPT cử 50 cán bộ chuyên gia phối hợp với 30 cán bộ chuyên gia của HoSE. Hai đội đang làm việc rất vất vả, mấy ngày nay đều làm việc tới 4 giờ sáng, duy trì cho đến khi hệ thống mới sẵn sàng bàn giao và đưa vào vận hành.

Kế hoạch 100 ngày đưa hệ thống vào vận hành, được chia thành 5 giai đoạn: khảo sát hiện trang của HoSE, chỉnh sửa phần mềm, kiểm thử với 20 CTCK hàng đầu, kiểm thử với tất cả các CTCK, chạy giả lập với các CTCK.

Hiện FPT đang kiểm tra về an ninh bảo mật và ngưỡng hệ thống, song song đó, xây dựng quy trình vận hành nhất là khi xảy ra sự cố. Hệ thống đặt mục tiêu năng lực 3-5 triệu lệnh/ngày và bỏ cơ chế phân bổ lệnh, các CTCK đẩy lệnh theo đúng năng lực của họ. Cùng với đó là làm chủ năng lực công nghệ, chủ động nâng cấp… Về số lượng lệnh gửi vào mỗi giây, hệ thống mới đang được test ngưỡng đáp ứng cao hơn rất nhiều so với hệ thống hiện nay. FPT cũng đang thảo luận với HoSE tạo ra kịch bản để có hành động thích hợp nhằm duy trì hệ thống.

Tin cùng chuyên mục

Nguồn vốn chính sách đã và đang hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế bền vững.

Nỗ lực vượt khó, NHCSXH đạt nhiều thành tựu nổi bật trong năm 2024

(PLVN) -  Năm 2024, thiên tai, bão lũ và biến đổi khí hậu gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế - xã hội của nhiều tỉnh, thành; các hộ nghèo và nhóm yếu thế chịu thiệt hại nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, cùng sự hỗ trợ tích cực từ các bộ, ngành và chính quyền địa phương, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, khẳng định vai trò nòng cốt trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.

Đọc thêm

Chuẩn bị nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ phục vụ chương trình điện hạt nhân. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Đào tạo nguồn nhân lực cho điện hạt nhân cần có sự chuẩn bị hàng chục năm, hoặc hơn trước khi đưa nhà máy điện hạt nhân được đưa vào vận hành. Do đó, việc chuẩn bị nguồn nhân lực cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận đang được các đơn vị liên quan khẩn trương thực hiện.

Doanh nghiệp cần lưu ý những chính sách mới của Singapore

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Thương vụ Việt Nam tại Singapore, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam cần đặc biệt lưu ý các chính sách mới của Singapore, bao gồm quy định về sản phẩm thịt, trứng chế biến và mức phí cấp phép nhập khẩu, nhằm tránh vi phạm quy định sở tại.

Cơ hội rộng mở ở các thị trường FTA

Dệt may, da giày là 2 ngành hưởng lợi khá lớn từ các hiệp định thương mại tự do. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Kim ngạch xuất khẩu (XK) ước tính năm 2024 đạt 403 tỷ USD, tăng 13,6% so với năm 2023. Kết quả này được đánh giá đến từ việc hàng hóa Việt Nam đã tận dụng tốt các thị trường có hiệp định thương mại tự do (FTA).

'Truyền lửa' trên các công trình trọng điểm quốc gia

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra, đôn đốc dự án đường dây tải điện 500 kV mạch 3 Quảng Trạch (Quảng Bình) - Phố Nối (Hưng Yên). (Ảnh: VGP)
(PLVN) -  Hình ảnh người đứng đầu Chính phủ tại công trường, trực tiếp khảo sát thực địa và sâu sát, quyết liệt giải quyết các vướng mắc trên các công trình trọng điểm quốc gia đã trở thành nguồn cảm hứng lớn, lan tỏa động lực cho các dự án về đích.

Phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch điện VIII

Phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
(PLVN) -  Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã ký Quyết định số 1710/QĐ-TTg phê duyệt Nhiệm vụ lập Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (điều chỉnh Quy hoạch điện VIII).

Chính thức giảm thuế VAT đến 30/6/2025

Ảnh minh hoạ.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 180/2024/NĐ-CP quy định chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) theo Nghị quyết số 174/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội. Theo đó, quy định giảm 2% thuế VAT sẽ được kéo dài đến hết tháng 6/2025.

Công tác hải quan năm 2024: Đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận

Công chức Hải quan tận tình hướng dẫn doanh nghiệp làm thủ tục xuất nhập khẩu. (Ảnh: TD)
(PLVN) - Trong năm 2024, mặc dù tình hình thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Bộ Tài chính; sự cố gắng, nỗ lực của tập thể cán bộ, công chức trong triển khai các nhiệm vụ chính trị được giao, toàn ngành Hải quan năm 2024 đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Xuất khẩu thuỷ sản 'đón sóng' cơ hội hướng mốc 11 tỷ USD năm 2025

Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam năm 2024 đạt trên 10 tỷ USD (Ảnh minh hoạ).
(PLVN) - Năm 2024, ngành thủy sản đã vượt nhiều khó khăn để đạt kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD, nhờ tăng trưởng tích cực của ngành tôm, cá tra và hải sản khai thác. Thành tựu này khẳng định nỗ lực của toàn ngành và tạo nền tảng vững chắc để hướng tới mốc 11 tỷ USD trong năm 2025.

Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 cao nhất từ trước đến nay

Quang cảnh Hội nghị tổng kết công tác tài chính - ngân sách Nhà nước năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. (Ảnh: Khánh Huyền)
(PLVN) - Hôm nay - 31/12, phát biểu làm rõ hơn một số nội dung liên quan đến lĩnh vực hải quan tại Hội nghị tổng kết công tác tài chính - ngân sách Nhà nước năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Nguyễn Văn Thọ đã nhấn mạnh, cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong năm 2024 ước tính thặng dư 23,75 tỷ USD. Đây là số kim ngạch xuất nhập khẩu cao nhất từ trước đến nay.

Quảng Ninh: Vượt thách thức, kinh tế tiếp tục tăng trưởng top 10 cả nước

Quảng Ninh: Vượt thách thức, kinh tế tiếp tục tăng trưởng top 10 cả nước
(PLVN) - Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh gặp không ít khó khăn, thử thách khi vừa vượt qua đại dịch Covid-19, kinh tế bắt đầu phục hồi, phát triển thì đến tháng 9/2024 phát sinh những rủi ro, thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 (Yagi) gây ra... Tuy nhiên, với quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, Quảng Ninh đã kiên trì các mục tiêu tăng trưởng đặt ra và hoàn thành nhiều chỉ tiêu quan trọng năm 2024 và phấn đấu bứt phá trong năm 2025, đặt nền móng vững chắc cho nhiệm kỳ 2025 - 2030.

Dự kiến tăng trưởng tín dụng năm 2025 khoảng 16%

Dự kiến tăng trưởng tín dụng năm 2025 khoảng 16%
(PLVN) -  Ngày 30/12/2024, Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã có văn bản gửi các tổ chức tín dụng (TCTD) thông báo công khai, minh bạch về nguyên tắc giao tăng trưởng tín dụng năm 2025 để các TCTD chủ động triển khai thực hiện.

'Giải bài toán' để doanh nghiệp bán lẻ Việt giữ được 'vị thế sân nhà'

Bà Lê Việt Nga - Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam.
(PLVN) - Thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá là khốc liệt, doanh nghiệp (DN) phân phối thuần Việt vẫn còn gặp nhiều khó khăn ngay trên “sân nhà”. Vậy làm thế nào để DN Việt có thể vươn lên, làm chủ thị trường? PLVN đã phỏng vấn TS. Lê Việt Nga, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Phát triển hàng tiêu dùng Việt Nam, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương).

Ứng dụng công nghệ cao, 'cú hích' của ngành nông nghiệp Sơn La

Trồng chè ứng dụng công nghệ cao ở Mộc Châu. (Ảnh trong bài: Quốc Định)
(PLVN) - Hiện nay, việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là một trong những hướng đi hiệu quả được nhiều địa phương áp dụng nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm. Với tiềm năng, thế mạnh lớn, tỉnh Sơn La xác định nông nghiệp là “trụ đỡ” quan trọng trong cơ cấu kinh tế địa phương, bằng những giải pháp đồng bộ trong thời gian qua, nông nghiệp Sơn La đã bứt phá phát triển mạnh mẽ, trở thành “hiện tượng nông nghiệp” của cả nước.