Chủ tịch Quảng Nam chỉ đạo 'nóng' vụ mỏ cát 1,2 tỷ đấu giá lên 370 tỷ đồng

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu ngành chức năng triển khai các biện pháp để kiểm soát giá cả phù hợp trên thị trường, không để xảy ra tình trạng khan hiếm vật liệu, đẩy giá cao làm khó khăn cho doanh nghiệp và người dân.

Ngày 19/10, liên quan đến vụ mỏ cát ĐB2B (xã Điện Thọ, thị xã Điện Bàn) có giá khởi điểm 1,2 tỷ đồng được đấu giá lên đến 370 tỷ đồng, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng cho hay, ông đã tiếp nhận báo cáo ban đầu của UBND thị xã Điện Bàn và đã giao các cơ quan chức năng của tỉnh vào cuộc xem xét, nếu có sai phạm thì xử lý nghiêm.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã yêu cầu các ngành chức năng tham mưu triển khai các biện pháp để kiểm soát giá cả phù hợp trên thị trường, không để xảy ra tình trạng khan hiếm vật liệu, đẩy giá cao làm khó khăn cho doanh nghiệp và người dân.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng yêu cầu ngành chức năng vào cuộc xem xét, nếu có sai phạm thì xử lý nghiêm.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng yêu cầu ngành chức năng vào cuộc xem xét, nếu có sai phạm thì xử lý nghiêm.

Liên quan đến vụ việc này, Giám đốc Sở TN&MT Quảng Nam Bùi Ngọc Ảnh thông tin, đơn vị đã nắm vụ việc và theo dõi suốt quá trình diễn ra phiên đấu giá cũng như đã báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh. Hiện nay, sở đang hoàn chính báo cáo để lãnh đạo tỉnh giao nhiệm vụ các ngành kiểm tra, xử lý theo quy định pháp luật.

“Trước mắt, Sở TN&MT đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo thị xã Điện Bàn chưa công nhận kết quả trúng đấu giá mỏ cát ĐB2B rà soát lại toàn bộ quy trình đấu giá và các quy định có liên quan. Ngoài ra, rà soát hết lại kết quả trong thời gian vừa qua, xem việc đấu giá trên địa bàn tỉnh có sự bất thường nào khác giống trường hợp này không, để kiến nghị tỉnh chỉ đạo các cơ quan xử lý nếu có việc thâu tóm thị trường nguyên vật liệu, xử lý theo quy định”, ông Ảnh nói.

Trong khi đó, một số doanh nghiệp đề nghị các ngành chức năng xem xét năng lực của đơn vị trúng đấu giá có đáp ứng hay không. Các doanh nghiệp này cũng dẫn ví dụ về trường hợp Sở TN&MT TP Hà Nội hủy kết quả đấu giá đối với 3 doanh nghiệp trúng đấu giá 3 mỏ cát với số tiền lên tới 1.700 tỷ đồng vì không đủ năng lực.

Công ty CP MT Quảng Đà (trụ sở ở TP Đà Nẵng) đã trúng thầu mỏ cát ở Quảng Nam với giá 370 tỷ đồng.

Công ty CP MT Quảng Đà (trụ sở ở TP Đà Nẵng) đã trúng thầu mỏ cát ở Quảng Nam với giá 370 tỷ đồng.

Theo đại diện một doanh nghiệp phân tích, nếu vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp nhỏ hơn 30% tổng vốn đầu tư của dự án khai thác khoáng sản mà đơn vị phải lập sau khi trúng đấu giá thì không đủ điều kiện để cấp phép theo quy định tại điều 53 Luật Khoáng sản.

Trong khi đó, luật sư Nguyễn Thanh Tân (Đoàn Luật sư Quảng Nam) cho rằng, với mức giá đấu tăng cao bất thường, doanh nghiệp buộc phải tăng giá bán mới có lợi nhuận. Còn nếu đấu giá xong bỏ cọc thì trữ lượng cát không được đưa vào thị trường cũng sẽ khiến nguồn cung bị đứt gãy, sẽ dẫn đến tình trạng khan hiếm, giá cát tăng cao. Vì vậy, cơ quan chức năng cần giám sát, có chế tài xử lý đối với đơn vị tham gia đấu giá, bỏ giá cao rồi bỏ cọc.

Như Báo Pháp luật Việt Nam đã thông tin, ngày 18/10, tại Hội trường UBND thị xã Điện Bàn, Công ty đấu giá Hợp Danh Hoà Thuận đã tổ chức đấu giá buổi đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại điểm mỏ ĐB2B (xã Điện Thọ). Điểm mỏ này có diện tích 6,04 ha với trữ lượng theo kế hoạch được phê duyệt là 159.000 mét khối.

Đáng chú ý, mức giá khởi điểm được đưa ra chỉ hơn 1,2 tỷ đồng nhưng sau khi trải qua suốt 20 tiếng với 200 vòng đấu, tới hơn 4 giờ rạng sáng 19/10, cuộc đấu giá mới kết thúc với số tiền chốt phiên lên tới 370 tỷ đồng.

Theo một số doanh nghiệp, sáng 18/10 có nhiều đơn vị tham gia đấu giá nhưng sau đó kết quả đấu giá quá cao nên họ rút lui.

Buổi đấu giá diễn ra hơn 20 tiếng đồng hồ với 200 vòng đấu.

Buổi đấu giá diễn ra hơn 20 tiếng đồng hồ với 200 vòng đấu.

Có 6 doanh nghiệp liên tục bỏ giá cao, gồm Công ty TNHH VLXD Khoáng sản Miền Trung (địa chỉ tại xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng); Công ty TNHH Xây lắp, Thương mại và Dịch vụ Tân Nguyên Văn (phường Hòa Thuận, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam); Công ty CP Đầu tư tư vấn thăm dò địa chất Trung Trung Bộ (xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang); Công ty CP Nông Sơn FARM (xã Quế Lâm, huyện Nông Sơn, tỉnh Quảng Nam); Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Vận tải Bá Anh (phường Điện Minh, thị xã Điện Bàn).

Cuối cùng, Công ty CP MT Quảng Đà (phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) là đơn vị trúng đấu giá mỏ cát với số tiền 370 tỷ đồng.

Đọc thêm

Hôm nay, Bắc Bộ nắng hanh, Nam Bộ mưa lớn

Ảnh minh hoạ: Ngọc Nga
(PLVN) -  Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, ngày và đêm nay (13/10) phía Đông Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội sáng sớm có sương mù nhẹ rải rác; ngày nắng, nhiệt độ cao nhất trên 32 độ C; trong khi Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông vài nơi.

Bảo vệ rừng bền vững từ nông nghiệp sinh thái

Nông nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững vừa là yêu cầu cấp bách, vừa là cơ hội. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Trong bối cảnh biến đổi khí hậu và khủng hoảng môi trường toàn cầu, nông nghiệp bền vững đã trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển của Việt Nam. Đây là hướng đi tất yếu để đảm bảo sự cân bằng giữa việc phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Cuối tuần này miền Bắc có hết nắng hanh?

Ảnh minh họa: Minh Hằng
(PLVN) - Theo Trung tâm dự báo KTTV Quốc gia, cuối tuần này (12-13/10) miền Bắc vẫn duy trì hình thái thời tiết đêm có mưa vài nơi, ngày nắng. Trong khi đó tại Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa, mưa vừa và dông, cục bộ có nơi mưa to.

Mỏ cát đầu tiên ở Tiền Giang tái hoạt động sau 11 năm dừng khai thác

Mỏ cát đầu tiên ở Tiền Giang tái hoạt động sau 11 năm dừng khai thác
(PLVN) - Chiều 9/10, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Tiền Giang phối hợp với Công ty cổ phần Hoàng Hải tổ chức khởi công dự án khai thác mỏ cát san lấp Hòa Hưng-5 tại xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang phục vụ Dự án đường Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh. Đây là mỏ cát đã bị dừng 11 năm trước.