Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng: 'Xử lý nghiêm cả tham nhũng lớn và tham nhũng vặt'

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Đà Nẵng tiếp xúc cử tri ba quận Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà chuẩn bị Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Đà Nẵng tiếp xúc cử tri ba quận Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà chuẩn bị Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV.
(PLVN) - Tiếp xúc cử tri TP Đà Nẵng, Chủ tịch nước khẳng định, Đảng tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng tiêu cực, kiên quyết xử lý nghiêm với tinh thần không có vùng cấm; xử lý nghiêm tham nhũng lớn và cả tham nhũng vặt, cả ở Trung ương tới địa phương, cả cán bộ đương chức và về hưu...

Chiều 27/4, tại Đà Nẵng, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cùng Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Đà Nẵng tiếp xúc cử tri ba quận Hải Châu, Thanh Khê, Sơn Trà, chuẩn bị Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV.

Các cử tri Đà Nẵng đánh giá cao nỗ lực của lãnh đạo Đảng, Nhà nước trong điều hành phát triển kinh tế - xã hội, quan tâm chăm lo nâng cao đời sống nhân dân, quyết tâm phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Tuy nhiên, do tác động của đại dịch COVID-19, nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động khiến người lao động bị mất việc làm, thu nhập giảm sâu; cùng với đó đời sống cán bộ, công chức xã, phường, nhất là cán bộ không chuyên trách còn khó khăn, tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế, giải ngân vốn đầu tư công chậm, tham nhũng, lãng phí trong triển khai một số dự án lớn…

Do đó, nhiều cử tri kiến nghị cần kịp thời có giải pháp thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm đạt mục tiêu kỳ vọng; có cơ chế, chính sách đẩy mạnh thu hút đầu tư, hỗ trợ giúp doanh nghiệp vượt khó, ổn định sản xuất kinh doanh; có giải pháp điều chỉnh chính sách tiền lương cho cán bộ cơ sở, đấu thầu thuốc, vật tư y tế. Nhiều vấn đề quốc kế dân sinh cũng được tập trung phản ánh như sự cần thiết sửa đổi Luật Đất đai, tháo gỡ bất cập để ngành chăn nuôi phát triển; chế độ chính sách đối với người có công, phát triển văn hóa tại các đô thị lớn, ngăn chặn tội phạm sử dụng công nghệ cao, tệ nạn ma túy, bạo lực học đường…

Cử tri Đà Nẵng kiến nghị nhiều vấn đề thiết thực dân sinh.

Cử tri Đà Nẵng kiến nghị nhiều vấn đề thiết thực dân sinh.

Bày tỏ đồng tình và ủng hộ Đảng, Nhà nước quyết liệt phòng, chống tham nhũng, một số cử tri đề nghị đẩy mạnh thu hồi tài sản tham nhũng, thúc đẩy văn hóa liêm chính trong thi hành công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức. Cử tri cũng đề xuất về một số vấn đề liên quan đến địa phương như cần sơ kết, đánh giá việc TP Đà Nẵng thí điểm xây dựng “chính quyền đô thị”; giải quyết tồn đọng của một số dự án liên quan đến các vụ án lớn, các dự án treo nhiều năm, bố trí nguồn ngân sách giải quyết về hạ tầng, dân sinh, môi trường; kiện toàn tổ chức, hoạt động của tổ dân phố, thôn.

Tại Hội nghị tiếp xúc cử tri, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã chia sẻ, giải đáp kiến nghị của cử tri, tập trung về ba vấn đề lớn.

Liên quan chính sách người có công, Chủ tịch nước cho biết, đất nước ta đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Có những thời kỳ chúng ta thường nói, "ra ngõ gặp anh hùng”. Mỗi người đều thể hiện sự đóng góp công sức của mình vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở những mức độ khác nhau. Trân trọng sự đóng góp ấy, Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm chính sách người có công. Tùy theo tình hình kinh tế và khả năng chi trả của ngân sách trong từng giai đoạn mà chính sách được điều chỉnh cho phù hợp, đáp ứng một phần nào bù đắp đối với sự hi sinh mất mát, đau khổ mà người dân đã gánh chịu trong chiến tranh, theo hướng chính sách sau cao hơn chính sách trước.

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chia sẻ, giải đáp kiến nghị của cử tri về ba vấn đề lớn.Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chia sẻ, giải đáp kiến nghị của cử tri về ba vấn đề lớn.

Thứ hai, về Sửa đổi Luật Đất đai, theo Chủ tịch nước, Chính phủ đang trình Quốc hội xem xét Luật Đất đai sửa đổi, gắn với tổng kết thực thi pháp luật thời gian qua. Trong quá trình thực hiện chính sách pháp luật về đất đai, chúng ta đạt nhiều thành tựu góp phần thay đổi kinh tế xã hội, bộ mặt thành thị lẫn nông thôn nhưng cũng bộc lộ khuyết điểm, sai phạm.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói, có người giàu lên, nghèo đi vì đất, tù tội về đất. Các vụ khiếu kiện có tới 70% khiếu kiện, khiếu nại liên quan đến đất đai. Trong đẩy mạnh chống tham nhũng, tiêu cực, tỉ lệ cán bộ vi phạm đất đai khá lớn. Do đó, trong Nghị quyết 18, Hội nghị Trung ương 5 Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 16/6/2022, Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao nhấn mạnh làm sao phát huy cao nhất nguồn lực, kiên quyết khắc phục tình trạng đầu cơ, tham nhũng, khiếu kiện đất đai; hoàn thiện quy trình quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, công cộng. Những dự án liên quan đến người dân chỉ thực hiện khi dự án được phê duyệt; đối với các dự án có tái định cư, khi tái định cư xong mới thu hồi đất, ngoại trừ các dự án cấp bách phải được sự đồng thuận của người dân...

Vấn đề thứ 3, Chủ tịch nước nhận định, cử tri đánh giá tốt công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực và mong muốn đẩy mạnh hơn nữa công tác này, chú trọng thu hồi tài sản tham nhũng thất thoát, giải quyết văn hóa liêm chính, có giải pháp thúc đẩy phát triển. Một số ý kiến cho thấy xử lý tham nhũng càng nhiều, tham nhũng càng có biến tướng tinh vi hơn.

Về vấn đề tham nhũng, Chủ tịch nước cam kết xử lý cán bộ dính líu tham nhũng tiêu cực, cũng xử lý cả cán bộ tuy chưa tham nhũng nhưng không làm hết trách nhiệm, lãnh đạo chưa sâu sắc để cán bộ có vi phạm, khuyết điểm.

Về vấn đề tham nhũng, Chủ tịch nước cam kết xử lý cán bộ dính líu tham nhũng tiêu cực, cũng xử lý cả cán bộ tuy chưa tham nhũng nhưng không làm hết trách nhiệm, lãnh đạo chưa sâu sắc để cán bộ có vi phạm, khuyết điểm.

Chính vì thế, Chủ tịch nước cho biết, thời gian qua và thời gian tới Đảng tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng tiêu cực, kiên quyết xử lý nghiêm với tinh thần không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai. Chúng ta xử lý nghiêm tham nhũng lớn và cả tham nhũng vặt, xử lý nghiêm cả ở Trung ương tới địa phương, cả cán bộ đương chức và về hưu.

“Xử lý cán bộ dính líu tham nhũng tiêu cực, cũng xử lý cả cán bộ tuy chưa tham nhũng nhưng không làm hết trách nhiệm, lãnh đạo chưa sâu sắc để cán bộ có vi phạm, khuyết điểm. Đảng có chủ trương công khai cho toàn dân biết kết quả xử lý sai phạm cán bộ, đảng viên. Còn nhiều vụ việc đang tiếp tục làm, sẽ sớm có thông báo và sớm đưa ra xét xử. Không ngừng hoàn thiện khung pháp luật, đẩy mạnh cải cách hành chính, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, xây dựng đội ngũ cán bộ đủ năng lực, uy tín, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ, thay thế kịp thời cán bộ không đủ năng lực, uy tín thấp, không chờ hết thời hạn bổ nhiệm. Chức vụ càng cao trách nhiệm càng lớn, đòi hỏi cán bộ phải đáp ứng được yêu cầu. Có giải pháp thu hút người tài giỏi vào bộ máy Nhà nước và làm tốt hơn”, Chủ tịch nước cam kết.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả".

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Việt Nam đóng góp tích cực thúc đẩy chủ nghĩa đa phương
Nhà báo Oliveira khẳng định chuyến thăm tới Brazil lần thứ hai của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy Việt Nam rất coi trọng các cuộc họp đa phương trong bối cảnh tình hình thế giới hiện nay, khi các nước đang phát triển nỗ lực thúc đẩy đoàn kết và hợp tác để tiếp tục phát triển, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền của mỗi quốc gia và góp phần xây dựng một thế giới ngày càng công bằng hơn...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình 'Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024'
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu tại Chương trình.

Hoàn thiện pháp luật đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Kỳ 2: Tháo gỡ 'điểm nghẽn', khơi thông nguồn lực​

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, QH khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo. (Ảnh: CTTĐTQH)
(PLVN) -   Đổi mới tư duy, quan điểm, quy trình xây dựng pháp luật là một trong những yêu cầu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách nhằm tháo gỡ “điểm nghẽn”, tạo đột phá mạnh mẽ hơn về thể chế phát triển, huy động và khơi thông mọi nguồn lực để đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế

Phát biểu của Chủ tịch nước Lương Cường tại Hội nghị đã nhận được sự hưởng ứng, đánh giá cao của các Lãnh đạo APEC và cộng đồng doanh nghiệp. (Ảnh: Tuấn Anh/Báo Quốc tế)
(PLVN) - Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam sẽ mở ra nhiều cơ hội mới cho cả doanh nghiệp trong nước và quốc tế trên các lĩnh vực. Thị trường Việt Nam đã, đang và sẽ mang đến nhiều lợi ích, ưu thế mà không mấy nơi có được cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tạo đột phá về thể chế để phát triển ngành giáo dục

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp mặt đại diện các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục tiêu biểu - Ảnh VGP/Nhật Bắc
Gặp mặt đại diện các nhà giáo tiêu biểu năm 2024 nhân dịp kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, hướng tới kỷ nguyên mới, giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu, sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn nữa, tạo sự đột phá về thể chế, tạo cơ sở pháp lý vững chắc để phát triển ngành giáo dục.

Phải tiến hành đồng thời, thắng lợi quá trình 'đột phá kép'

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Công tác cán bộ, tổ chức bộ máy, xây dựng, hoàn thiện thể chế... là những vấn đề được các chuyên gia, nhà khoa học tập trung thảo luận tại Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”, do Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức sáng nay (15/11), tại Hà Nội.

Cân nhắc bổ sung đối tượng tham gia bảo hiểm y tế

Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vào sáng 15/11. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Về đề xuất bổ sung cựu Công an nhân dân vào đối tượng tham gia bảo hiểm y tế, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, trong quá trình thực hiện việc sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế chưa có điều kiện đánh giá kỹ tác động về đối tượng này. Do đó, việc bổ sung đối tượng này sẽ được thực hiện khi sửa đổi toàn diện Luật Bảo hiểm y tế.

'Chìa khóa' để Việt Nam vươn mình, bứt phá vào kỷ nguyên mới

Quang cảnh Hội thảo. Ảnh: Vân Anh
(PLVN) - Sáng nay (15/11), tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.