Chủ tịch nước Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, sáng 11/7, tại Văn phòng Phủ Thủ tướng, Chủ tịch nước Tô Lâm đã hội kiến Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone. 

Chủ tịch nước Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone. Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN

Thủ tướng Sonexay Siphandone nhiệt liệt chào mừng Chủ tịch nước Tô Lâm trong chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên tới Lào trên cương vị mới; chúc mừng đồng chí Tô Lâm được Quốc hội Việt Nam tín nhiệm bầu làm Chủ tịch nước Việt Nam tại kỳ họp thứ 7 Khoá XV tháng 5 vừa qua. Thủ tướng Sonexay Siphandone trân trọng gửi lời thăm hỏi và lời chúc sức khỏe tới Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các đồng chí lãnh đạo cấp cao Việt Nam, và nhấn mạnh những thành tựu to lớn, toàn diện mà Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam anh em đạt được trong thời gian qua tiếp tục là nguồn động viên to lớn cho Lào trong sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.

Chủ tịch nước Tô Lâm bày tỏ vui mừng sang thăm Lào trong chuyến công tác nước ngoài đầu tiên, và trân trọng chuyển lời thăm hỏi thân tình của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và lãnh đạo cấp cao Việt Nam tới Thủ tướng Chính phủ Lào Sonexay Siphandone.

Bày tỏ vui mừng trước những thành tựu to lớn mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào đã đạt được trong thời gian vừa qua, Chủ tịch nước khẳng định tin tưởng Lào sẽ vượt qua những khó khăn trước mắt, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội lần thứ IX giai đoạn 2021 - 2025.

Chủ tịch nước Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone. Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN

Hai bên bày tỏ vui mừng và đánh giá cao những thành quả nổi bật, quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa hai nước trên tất cả lĩnh vực góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo đảm ổn định chính trị, xã hội của mỗi nước; nhất trí tập trung triển khai các thỏa thuận hợp tác cấp cao giữa hai nước, nhất là Kỳ họp lần thứ 46 Uỷ ban liên Chính phủ (tháng 1/2024), Hiệp định về hợp tác song phương Việt Nam - Lào giai đoạn 2021 - 2025 và Thỏa thuận Chiến lược hợp tác Việt Nam - Lào giai đoạn 2021 - 2030; tiếp tục duy trì các chuyến thăm, tiếp xúc cấp cao và các cấp; tích cực tìm kiếm các biện pháp giải quyết khó khăn, vướng mắc; nâng cao hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương; phối hợp chặt chẽ trong các vấn đề chiến lược liên quan đến an ninh và phát triển của mỗi nước.

Hai nhà lãnh đạo nhất trí tiếp tục thực hiện hiệu quả các Nghị định thư, Kế hoạch hợp tác quốc phòng, an ninh đã ký kết; phối hợp tìm ra các biện pháp mang tính đột phá để giải phóng nguồn lực cho hợp tác kinh tế giữa hai nước nhằm phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng thương mại 10 - 15% trong năm 2024.

Hai bên đánh giá cao việc nhiều dự án hợp tác tiêu biểu đã hoàn thành, được bàn giao và đi vào sử dụng như Sân bay Nong Khang, Bệnh viện hữu nghị tại Xiêng Khoảng, Học viện Chính trị Công an Lào; đồng thời nhất trí cần tiếp tục nỗ lực thúc đẩy một số dự án trọng điểm khác trong lĩnh vực năng lượng, khai khoáng, kết nối cơ sở hạ tầng; phấn đấu tạo môi trường thuận lợi, minh bạch cho hợp tác đầu tư; đẩy mạnh hợp tác giáo dục-đào tạo, hợp tác khoa học, thúc đẩy hợp tác về chuyển đổi số giữa các cơ quan quản lý nhà nước và giữa các doanh nghiệp trong lĩnh vực này; tăng cường hợp tác giữa các địa phương, nhất là các địa phương tại biên giới; đẩy mạnh tuyên truyền trong các tầng lớp nhân dân hai nước, nhất là thế hệ trẻ, về mối quan hệ truyền thống, gắn bó đặc biệt Việt Nam - Lào.

Chủ tịch nước Tô Lâm hội kiến Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone. Ảnh: Nhan Sáng/TTXVN

Tại cuộc hội kiến, Thủ tướng Sonexay Siphandone khẳng định sẽ tiếp tục cùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính quyết liệt triển khai các thoả thuận cấp cao giữa hai nước, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, nhằm mang lại những lợi ích thiết thực hơn nữa cho người dân hai nước.

Trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế, hai nhà lãnh đạo nhất trí trong bối cảnh tình hình thế giới đang biến đổi nhanh chóng và phức tạp như hiện nay, hai bên càng cần tăng cường phối hợp, ủng hộ lẫn nhau trên diễn đàn đa phương, nhất là tại Liên hợp quốc, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các cơ chế hợp tác tiểu vùng Mekong.

Chủ tịch nước nhấn mạnh Việt Nam sẵn sàng tiếp tục hỗ trợ Lào đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN và Chủ tịch Hội đồng Liên nghị viện ASEAN (AIPA) năm 2024, góp phần nâng cao vai trò và vị thế của Lào ở khu vực và trên thế giới.

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô lâm phát biểu chỉ đaọ tại buổi làm việc. Ảnh: Nguyễn Hải

Giữ vững sự tin tưởng của Nhân dân đối với các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước

(PLVN) - Phát biểu tại cuộc làm việc với Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương diễn ra ngày 23/6, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, mọi công tác của Mặt trận và các đoàn thể phải hướng đến mục tiêu cao nhất, giữ vững, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, sự đồng thuận trong toàn xã hội, sự tin tưởng, sự ủng hộ của Nhân dân đối với các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước.

Đọc thêm

Nền tảng quan trọng để kinh tế số phát triển lành mạnh

Ảnh minh hoạ.
(PLVN) -  Tại phiên họp Thường trực Chính phủ diễn ra mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của dự án Luật Thương mại điện tử (TMĐT) sửa đổi. Thủ tướng khẳng định, đây là một văn bản pháp lý then chốt, đóng vai trò nền tảng trong việc cụ thể hóa các chủ trương lớn của Đảng cũng như các Nghị quyết mới của Bộ Chính trị, nhất là trong giai đoạn cả nước đang đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trên mọi lĩnh vực.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các chương trình, phong trào phải để người dân cảm nhận và thụ hưởng thành quả thực

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Hội nghị toàn quốc tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Chiều 22/6, kết luận Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững và Phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, Phong trào “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021-2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu thực hiện các chương trình, phong trào một cách thực chất để người dân cảm nhận và thụ hưởng thành quả thực.

Mở rộng Quảng trường Ba Đình

Quảng trường Ba Đình
(PLVN) - Bộ Quốc phòng mới công khai Quy hoạch chi tiết khu vực Dự án đầu tư mở rộng Quảng trường Ba Đình, tỷ lệ 1/500. Dự án nhằm bảo tồn không gian linh thiêng, tôn tạo cảnh quan kiến trúc và nâng cao chất lượng đón tiếp các hoạt động chính trị, văn hóa trọng đại.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để việc tổ chức chính quyền địa phương ảnh hưởng đến các công việc khác

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Sáng 22/6, kết luận hội nghị “3 trong 1” trực tuyến toàn quốc về triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; triển khai các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông vận tải và về thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2025, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, không để và không vì việc sắp xếp chính quyền địa phương, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp ảnh hưởng tới các công việc còn lại.

Lễ trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIX

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Lễ trao giải.
(PLVN) -  Tối 21/6, tại Cung Điền kinh trong nhà, khu vực Mỹ Đình, Hà Nội đã diễn ra Chương trình nghệ thuật chào mừng Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và Lễ trao giải Báo chí Quốc gia lần thứ XIX năm 2024, với chủ đề: “Thép trong Bút, Lửa trong tim”.Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại buổi lễ.

Kết luận số 169-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư

Người dân phường Tam Kỳ, thành phố Đà Nẵng mới đến Trung tâm hành chính công làm thủ tục hành chính. Ảnh: Trần Tĩnh/TTXVN
(PLVN) - Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Kết luận số 169-KL/TW (ngày 20/6/2025) của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về tập trung hoàn thành nhiệm vụ sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính (gọi tắt là Kết luận số 169).

Diễn văn của đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa tại Lễ kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương đọc diễn văn Lễ kỷ niệm. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN
(PLVN) - Sáng 21/6, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch và Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh. Báo Tin tức và Dân tộc xin giới thiệu diễn văn của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa tại Lễ Kỷ niệm đặc biệt này.

Báo chí Việt Nam trong kỷ nguyên mới: Để không bị tụt lại giữa dòng thông tin số

PGS.TS Lê Hải Bình, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
(PLVN) - Trong bối cảnh báo chí toàn cầu đang chuyển mình mạnh mẽ dưới tác động của công nghệ, mạng xã hội và trí tuệ nhân tạo, báo chí Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc. Để phát triển bền vững và giữ vai trò định hướng, dẫn dắt dư luận, các cơ quan báo chí cần chủ động kiến tạo một mô hình mới với nội dung chất lượng, công nghệ hiện đại, đội ngũ làm báo chuyên nghiệp và nguồn tài chính ổn định. Một nền báo chí mới, hiện đại, bản lĩnh và đủ sức cạnh tranh trong môi trường truyền thông ngày càng khốc liệt.

Báo Quân giải phóng - Câu chuyện của những người làm báo thời chiến

Đại tá PGS-TS Hồ Sơn Đài khi ra mắt cuốn sách “Báo Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (1963-1975)” và diện mạo tờ báo Quân giải phóng (chụp lại từ sách). (Ảnh: PV)
(PLVN) - Đại tá, PGS.TS Hồ Sơn Đài đã dành hai năm sưu tầm tư liệu, gặp gỡ nhân chứng qua các giai đoạn của Báo Quân giải phóng, cung cấp dữ liệu cho bạn đọc những tư liệu quý về lịch sử tờ báo này trong dòng chảy báo chí cách mạng Việt Nam. Cuốn sách Báo Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (1963 - 1975) đã mở ra cho tôi nhiều điều lý thú về những nhà báo quả cảm của thời chiến, mang thông tin từ “chiến trường đỏ lửa” đến bạn đọc.

'Bộ tứ trụ cột' đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới và trách nhiệm của nhà báo

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn với lãnh đạo các cơ quan báo chí nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - “Bộ tứ trụ cột” đặt ra những định hướng và nhiệm vụ cấp thiết để đưa đất nước tiến bước vững vàng trong kỷ nguyên hội nhập sâu rộng và chuyển đổi toàn diện. Trong tiến trình thực hiện các nghị quyết ấy, báo chí có vai trò đặc biệt quan trọng - không chỉ là người truyền thông chính sách, mà còn là chủ thể kiến tạo đồng thuận xã hội, thúc đẩy sáng tạo, cổ vũ đổi mới và giám sát thực thi. Trách nhiệm xã hội của nhà báo, vì thế, không còn giới hạn trong khuôn khổ phản ánh - mà đã trở thành một phần cấu trúc của sự phát triển quốc gia.

Kiên định cốt cách người làm báo trong kỷ nguyên số

Trong kỷ nguyên số, hơn lúc nào hết, những người làm báo Việt Nam vẫn phải luôn giữ vững bản lĩnh cách mạng, lập trường, tư tưởng của mình. (Ảnh minh họa: shutterstock)
(PLVN) -  Trong dòng chảy và biến động mạnh mẽ của thời đại, nghề báo đang ở giữa một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của công nghệ số, trí tuệ nhân tạo, toàn cầu hóa thông tin. Những chuyển động ấy không chỉ làm thay đổi hình thức tác nghiệp, phương thức truyền tải mà còn thách thức bản chất cốt lõi của nghề báo: sự trung thực, bản lĩnh và vai trò định hướng của người làm báo ở đâu? Làm sao để giữ vững giá trị của người làm báo cách mạng?

Báo Pháp luật Việt Nam nhận Bằng khen của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao

Đồng chí Lê Minh Trí - Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Chánh án TANDTC phát biểu tại buổi gặp mặt các cơ quan báo chí nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam.
(PLVN) - Sáng 20/6, tại Hà Nội, Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) tổ chức buổi gặp mặt một số cơ quan báo chí nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) và trao tặng Bằng khen của Chánh án TANDTC cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác thông tin, tuyên truyền về TAND.