Chủ tịch nước thăm cấp Nhà nước đến Ethiopia: sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng

Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Mulatu Teshome duyệt đội danh dự. Ảnh: TTXVN
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống Mulatu Teshome duyệt đội danh dự. Ảnh: TTXVN
(PLO) - Tổng thống Teshome bày tỏ nhiệt liệt chào mừng Chủ tịch nước Trần Đại Quang và đoàn đại biểu cấp cao thăm cấp Nhà nước tới Ethiopia, khẳng định đây là sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng vì Chủ tịch nước Trần Đại Quang là nguyên thủ đầu tiên của Việt Nam thăm Ethiopia từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1976. 

Nhận lời mời của Tổng thống Ethiopia Mulatu Teshome, ngày 23/8, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã bắt đầu chuyến thăm cấp Nhà nước đến Ethiopia. 

Lễ đón chính thức Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân đã được tổ chức trọng thể theo nghi thức dành cho Nguyên thủ quốc gia tại sân bay quốc tế Bole ở thủ đô Addis Ababa. 

Cùng ngày, tại Phủ Tổng thống Ethiopia, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có cuộc hội đàm với Tống thống Mulatu Teshome. 

Tổng thống Teshome bày tỏ nhiệt liệt chào mừng Chủ tịch nước Trần Đại Quang và đoàn đại biểu cấp cao thăm cấp Nhà nước tới Ethiopia, khẳng định đây là sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng vì Chủ tịch nước Trần Đại Quang là nguyên thủ đầu tiên của Việt Nam thăm Ethiopia từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1976. 

Chủ tịch nước Trần Đại Quang bày tỏ vui mừng lần đầu tiên được đến thăm đất nước Ethiopia, cảm ơn sự đón tiếp nồng nhiệt và trọng thị mà lãnh đạo và nhân dân Ethiopia dành cho đoàn. 

Chủ tịch nước Trần Đại Quang chúc mừng Ethiopia đã có những bước phát triển rất ấn tượng trong thời gian qua, đưa Ethiopia trở thành một trong những hình mẫu tại châu Phi về phát triển kinh tế, với tốc độ tăng trưởng đạt trung bình 10% liên tục trong hơn 10 năm qua, cải thiện đáng kể đời sống nhân dân cũng như mở ra nhiều triển vọng hợp tác với các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. 

Chủ tịch đánh giá cao vai trò và những đóng góp tích cực của Ethiopia trong Liên minh Châu Phi cũng như trong khuôn khổ Liên hợp quốc như hoạt động gìn giữ hoà bình,bảo đảm an ninh, ổn định cho khu vực và trên thế giới. 

Tổng thống Ethiopia Mulatu Teshome đánh giá cao chuyến thăm lần đầu tiên của Lãnh đạo cấp cao của Việt Nam đến Etipopia và tin tưởng chuyến thăm sẽ tạo xung lực mới cho quan hệ hợp tác hai nước phát triển sâu rộng trong thời gian tới. 

Tổng thống bày tỏ nhân dân Etiopia nói chung và cá nhân Tổng thống nói riêng luôn ngưỡng mộ nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây cũng như những thành tựu to lớn đạt được trong xây dựng và phát triển đất nước ngày nay. 

Tổng thống Ethiopia Mulatu Teshome bày tỏ ấn tượng đặc biệt về việc Việt Nam đã vươn lên trở thành một trong những nước có tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định trong thời gian qua và là nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về nông sản, gạo, cà phê… 

Tổng thống mong muốn Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm phát triển kinh tế, nhất là trong lĩnh vực Việt Nam có kinh nghiệm và trình độ cao như nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản… 

Hai bên cho rằng Việt Nam và Ethiopia có mối quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp và đây là nền tảng quan trọng để thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại đầu tư, đặc biệt trong các lĩnh vực hai bên có tiềm năng và nhu cầu; nhất trí tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp hai nước đầu tư kinh doanh tại thị trường của nhau; xác lập các biện pháp thanh toán phù hợp để hỗ trợ doanh nghiệp, tăng cường khảo sát thị trường, chia sẻ thông tin chính sách; xem xét tiến cử Lãnh sự danh dự tạo thêm kênh kết nối và khai thác kịp thời các cơ hội hợp tác kinh tế. 

*Chiều cùng ngày, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có cuộc hội kiến Thủ tướng Ethiopia Abiy Ahmed. Tại Hội kiến, về hợp tác kinh tế, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Thủ tướng Abiy Ahmed nhất trí Việt Nam và Ethiopia đều là những quốc gia có khoảng 100 triệu dân, có thị trường rộng lớn và nguồn cung ứng lao động dồi dào, tốc độ phát triển cao.

Do đó hai bên sẽ cùng nhau nỗ lực khai thác tốt hơn các cơ hội hợp tác, tăng cường trao đổi thương mại mở rộng danh mục các mặt hàng thế mạnh của mỗi nước với chất lượng tốt và giá cả cạnh tranh; tăng cường chia sẻ thông tin, tạo điều kiện và cơ chế thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước xúc tiến đầu tư, kinh doanh. 

Chủ tịch nước đề nghị Ethiopia tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó Tập đoàn Viễn thông – Quân đội Viettel, tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư tại Ethiopia trong các lĩnh vực Việt Nam có thế mạnh và kinh nghiệm như viễn thông, thương mại, nông nghiệp, hàng không, xây dựng thủy điện vừa và nhỏ… 

Về hợp tác nông nghiệp, hai bên cho rằng cần tranh thủ tận dụng kinh nghiệm, kỹ thuật canh tác nông nghiệp của Việt Nam để áp dụng vào phát triển nông nghiệp cho Ethiopia, góp phần bảo đảm an ninh lương thực, phục vụ mục tiêu phát triển nông nghiệp của Ethiopia. 

Thủ tướng Abiy Ahmed nhấn mạnh với 80% dân số Ethiopia sống bằng nghề nông, Ethiopia rất ưu tiên phát triển nông nghiệp, đánh giá cao kinh nghiệm và trình độ phát triển nông nghiệp của Việt Nam, đặc biệt về lúa gạo và cà phê; mong muốn Việt Nam hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực và chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp và coi đây là hướng hợp tác chính giữa hai nước trong thời gian tới.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh giá cao sự năng động và tích cực của Ethiopia trong vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc giai đoạn 2017-2018, cũng như vai trò quan trọng của Ethiopia tại châu Phi, Chủ tịch nước đề nghị Ethiopia hỗ trợ thúc đẩy, làm cầu nối trong quan hệ giữa các nước ASEAN nói chung và Việt Nam nói riêng với các nước châu Phi và Liên minh Châu Phi, đồng thời đề nghị hai nước tăng cường phối hợp, chia sẻ kinh nghiệm và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế, trong khuôn khổ Liên hợp quốc, Phong trào Không liên kết, hợp tác Nam – Nam... cũng như việc chia sẻ kinh nghiệm trong các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.

Đọc thêm

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước

Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng đóng góp cho sự phát triển của đất nước
(PLVN) -  Sáng 10/12, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức hội nghị đánh giá kết quả 15 năm thực hiện Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về “Tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh

Ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh
HĐND tỉnh Quảng Ninh nhất trí bầu bà Trịnh Thị Minh Thanh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh, làm Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh; ông Phạm Đức Ấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy làm Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh khóa XIV...

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá

Hiệu quả từ tư duy đổi mới, đột phá
(PLVN) -  Tại cuộc họp Chính phủ thường kỳ tháng 11/2024 tổ chức ngày 7/12 vừa qua, nhìn lại 11 tháng của năm 2024, cho thấy cả nước đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, nên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đất nước đều phục hồi và phát triển tốt. Đặc biệt, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm và có thặng dư cao.

Hình thành thiết chế luật sư công tại Việt Nam từ góc nhìn thực tiễn hành nghề

Luật sư Nguyễn Thị Thu Hoài. (Ảnh: Nhân vật cung cấp)
(PLVN) - Đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, một thực tế không thể phủ nhận là quyền tiếp cận công lý của người dân, đặc biệt là những nhóm yếu thế còn những hạn chế. Từ góc nhìn thực tiễn hành nghề luật sư, việc hình thành thiết chế luật sư công trong hoạt động trợ giúp pháp lý là một giải pháp cần thiết để bảo đảm quyền lợi pháp lý cho mọi tầng lớp Nhân dân.