Chủ tịch nước lên đường thăm chính thức Thụy Sĩ và Liên bang Nga

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Liên bang Thụy Sĩ Guy Parmelin trong cuộc gặp tại New York (Mỹ) tháng 9/2021. Ảnh: TTXVN
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Liên bang Thụy Sĩ Guy Parmelin trong cuộc gặp tại New York (Mỹ) tháng 9/2021. Ảnh: TTXVN
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Tối nay (25/11) theo giờ Việt Nam, Chủ tịch nước cùng đoàn công tác cấp cao của Nhà nước lên đường thăm chính thức Thụy Sĩ và Liên bang Nga theo lời mời của lãnh đạo hai quốc gia này.

Theo thông cáo ngày 22/11 của Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ thăm Thụy Sĩ và Liên bang Nga từ ngày 25/11 đến ngày 2/12 theo lời mời của Tổng thống Liên bang Thụy Sĩ Guy Parmelin và Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin.

Trước thềm chuyến công du Thụy Sĩ, phóng viên TTXVN tại Geneva đã có cuộc phỏng vấn Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Thụy Sĩ Lê Linh Lan. Đại sứ Lê Linh Lan cho biết, nhận lời mời của Tổng thống Liên bang Thụy Sĩ Guy Parmelin, nhân dịp kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Thụy Sĩ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng Phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao sẽ có chuyến thăm chính thức Thụy Sĩ từ ngày 25-29/11.

Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Thụy Sĩ Lê Linh Lan.

Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Thụy Sĩ Lê Linh Lan.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ hội đàm với Tổng thống Liên bang Thụy Sĩ Guy Parmelin và hội kiến Chủ tịch Hội đồng quốc gia Andreas Aebi.

Tại Geneva, trung tâm của các tổ chức quốc tế và diễn đàn đa phương, Chủ tịch nước sẽ gặp Tổng giám đốc Văn phòng Liên hợp quốc (LHQ) tại Geneva, Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổng giám đốc Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO).

Ngoài các hoạt động chính thức do Chính phủ liên bang tổ chức, Lãnh đạo các bang Bern và Geneva cũng đang thu xếp dành sự tiếp đón trọng thị nhất đối với Chủ tịch nước và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam.

Đặc biệt, Hội Hữu nghị Thụy Sĩ-Việt Nam và cộng đồng người Việt đang háo hức chuẩn bị gặp gỡ chào đón Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Đoàn đại biểu cấp cao tại Thụy Sĩ. Nhiều doanh nghiệp Thụy Sĩ cũng rất hy vọng và trông chờ chuyến thăm của Chủ tịch nước Việt Nam tới Thụy Sĩ và cùng Tổng thống Thụy Sĩ, Bộ trưởng Kinh tế, Giáo dục và Nghiên cứu chủ trì Diễn đàn doanh nghiệp cấp cao với sự tham dự của lãnh đạo tập đoàn, doanh nghiệp hàng đầu Thụy Sĩ.

Đây là chuyến thăm châu Âu đầu tiên của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc với tư cách là Chủ tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Đại sứ Lê Linh Lan khẳng định, chuyến thăm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, chứa đựng những thông điệp đầy ý nghĩa trên ba phương diện.

Chuyến thăm có ý nghĩa biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam- Thụy Sĩ. Chuyến thăm là thông điệp cam kết mạnh mẽ với tầm nhìn hướng tới nâng tầm quan hệ đối tác hợp tác, đưa quan hệ song phương với Thụy Sĩ đi vào chiều sâu, thực chất trong những năm tới, cũng như đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tiếp tục đưa chủ trương nâng tầm đối ngoại đa phương, trụ cột quan trọng trong đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển của Việt Nam, được khẳng định rõ trong Văn kiện Đại hội lần thứ 13 của Đảng và Chỉ thị 25 của Ban Bí thư về đẩy mạnh và nâng tầm đối ngoại đa phương đến năm 2030.

Cán bộ Đại sứ quán và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Thụy Sĩ tham dự buổi Lễ kỷ niệm 76 năm Quốc khánh Việt Nam (2/9/1945 – 2/9/2021) và 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Thụy Sĩ (1971 – 2021). Ảnh: ĐSQ Việt Nam tại Thụy Sĩ cung cấp

Trong bối cảnh kiểm soát và thích ứng linh hoạt với dịch bệnh COVID-19 là ưu tiên hàng đầu, Chủ tịch nước sẽ có các buổi làm việc với WHO và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva, gặp gỡ với các Tập đoàn dược phẩm hàng đầu của Thụy Sĩ để thúc đẩy hợp tác về cung ứng vaccine, thuốc chữa trị bệnh COVID-19 nhằm ứng phó hiệu quả với đại dịch và phục hồi kinh tế thời kỳ hậu đại dịch COVID-19.

Đánh giá ra sao về tiềm năng và cơ hội nâng tầm mối quan hệ song phương Việt Nam và Thụy Sĩ sau chặng đường nửa thế kỷ hợp tác và phát triển tốt đẹp, Đại sứ Lê Linh Lan chia sẻ những đánh giá lạc quan và kỳ vọng vào tương lai tươi sáng của mối quan hệ đối tác hợp tác giữa hai nước.

Đại sứ tin tưởng rằng trao đổi, tiếp xúc cấp cao thường xuyên giữa hai nước, đặc biệt chuyến thăm chính thức Thụy Sĩ của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc lần này sẽ tạo xung lực chính trị mạnh mẽ, tiếp tục thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác hướng tới tương lai. Năm 2021 là dịp đặc biệt ý nghĩa không chỉ để kỷ niệm những thành tựu đạt được nửa thế kỷ qua.

Đây là cơ hội hết sức đặc biệt để hai nước cùng nỗ lực tìm giải pháp thúc đẩy sớm ký kết Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EFTA, mở ra những cơ hội hợp tác mới, hiện thực hóa những tiềm năng to lớn trong quan hệ giữa hai nước đặc biệt trong lĩnh vực hợp tác thương mại, đầu tư, hợp tác phát triển bền vững, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.

Cùng với đó, Đại sứ cho rằng, tuy xa cách về địa lý và khác biệt về trình độ phát triển và quy mô nền kinh tế, hai nước chia sẻ những điểm tương đồng quan trọng về giá trị. Đó cũng là yếu tố nền tảng thúc đẩy truyền thống hợp tác tốt đẹp giữa hai nước trên các diễn đàn đa phương.

Ngoài ra còn có sự đóng góp tích cực, hiệu quả của Cộng đồng doanh nghiệp chuyên gia, trí thức gốc Việt đầy tài năng và nhiệt huyết tại Thụy Sĩ, đóng góp tích cực, hiệu quả, góp phần tăng cường quan hệ Việt Nam-Thụy Sĩ, nhất là trên các lĩnh vực y tế, tư vấn chính sách và thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực công nghệ cao, chuyển đổi số, năng lượng tái tạo, nông nghiệp sạch, đổi mới sáng tạo vì mục tiêu phát triển bền vững.

Tháp tùng Chủ tịch nước và Phu nhân trong chuyến công tác này có ông Lê Văn Thành, Phó Thủ tướng Chính phủ; ông Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; ông Lê Khánh Hải, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; ông Nguyễn Hồng Diên, Bộ trưởng Bộ Công Thương ông Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; ông Huỳnh Thành Đạt, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; ông Trần Quốc Tỏ, Thứ trưởng Bộ Công an; ông Đỗ Ngọc An, Phó Trưởng ban Kinh tế Trung ương; bà Nguyễn Thị Hoàng Vân, Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương; ông Tô Anh Dũng, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao; bà Nguyễn Phương Nga, Chủ tịch Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam; bà Lê Linh Lan, Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Thụy Sỹ; bà Lê Thị Tuyết Mai, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva, Thụy Sỹ.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc cùng nhiều lãnh đạo Bộ, ngành, địa phương tham gia Đoàn công tác.

Phóng viên báo Pháp luật Việt Nam tham gia Đoàn sẽ cập nhật thông tin về chuyến công tác của Chủ tịch nước tại Thụy Sĩ và Liên bang Nga.

Đọc thêm

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp

Bị ném bùn khi đi thăm vùng lũ lụt, vua Tây Ban Nha có hành động đẹp
(PLVN) - Người dân Tây Ban Nha đã phản ứng giận dữ với sự xuất hiện của Vua Felipe và Hoàng hậu Letizia tại vùng Valencia, nơi lũ lụt khủng khiếp đã cướp đi sinh mạng hơn 200 người. Tuy nhiên, vua Felipe bình tĩnh, hạ ô để nghe một người dân trao đổi và ôm chặt hai phụ nữ đang khóc nức nở....

Hòa bình với thiên nhiên

Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học bàn luận các giải pháp khẩn cấp ngăn chặn suy thoái ĐDSH toàn cầu. (Ảnh: enb.iisd.org).
(PLVN) - Chủ đề của Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học vừa qua là “Hòa bình với thiên nhiên”. Đây là lời kêu gọi toàn cầu để tái tạo mối quan hệ của con người với thiên nhiên, đưa thiên nhiên trở lại trung tâm của sự phát triển bền vững.

Quyền trẻ em trong quá trình lập pháp tại Hoa Kỳ

Thế hệ trẻ như nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg (SN 2003) đang có sức ảnh hưởng mạnh hơn đến các chính sách khí hậu toàn cầu: (Ảnh: The Washington Post)
(PLVN) - Dù chưa có quốc hội trẻ em chính thức tại Hoa Kỳ, nhưng những sáng kiến như Hội đồng Thanh niên và các phiên họp mô phỏng quốc hội đang cung cấp cơ hội cho giới trẻ tham gia vào hệ thống quản trị, định hình chính sách tương lai của đất nước.

Thời điểm nào Ukraine có thể gia nhập EU?

Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng EU Oliver Varhelyi.
(PLVN) - Theo Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng Liên minh châu Âu (EU) Oliver Varhelyi, mọi quốc gia ứng cử viên của EU, bao gồm cả Ukraine, đều có thể gia nhập khối này vào năm 2029 nếu họ đáp ứng mọi tiêu chí thành viên.