Chủ tịch Nguyễn Đức Chung chỉ đạo làm rõ vụ cô giáo đánh học sinh

(PLO) - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung vừa chỉ đạo làm rõ thông tin, xử lý nghiêm cá nhân liên quan vụ việc học sinh bị cô giáo đánh ở trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương.

Zing đưa tin: Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội giao giám đốc sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp chủ tịch UBND quận Ba Đình kiểm tra, làm rõ thông tin báo chí nêu; xử lý trách nhiệm cá nhân và tập thể có liên quan; báo cáo Thành ủy, UBND thành phố trước ngày 15/9.

Trên facebook cá nhân, mẹ cháu bé đã chia sẻ dòng trạng thái rất bức xúc về việc cô V. giáo viên lớp 2A trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương, đánh tím chân con của mình. 

Nguyên nhân được cho là hết giờ ra chơi, cậu bé không kịp chạy vào lớp, bị cô bắt đứng lên bảng, quật đến gãy thước. Cô tiếp tục dùng thước khác quật liên tục, dù cậu bé gào khóc.

Chu tich Nguyen Duc Chung chi dao lam ro vu co giao danh 11 hoc sinh hinh anh 1
Phụ huynh bức xúc chia sẻ hình ảnh hai chân của con bị bầm tím do cô giáo dùng thước kẻ đánh.Ảnh:VOV.

"Sự việc xảy ra từ sáng, cháu kêu đau nhức, vết thương phồng đỏ và đến chiều đã xẹp đi rất nhiều. Vì sợ hãi nên lúc mẹ đón, cháu không mách, chỉ đến khi bố tắm cho con hỏi mãi mới chịu nói. Con kể lại có tất cả 11 bạn bị cô đánh”, trích nội dung được đưa lên mạng.Dòng trạng thái đã được cư dân mạng chia sẻ mạnh mẽ.

Sự việc được nhiều phụ huynh tìm hiểu và xác định, có 11 học sinh cùng bị đánh trong buổi học đó.

Theo báo Doanh nghiệp: Lãnh đạo nhà trường cho biết, đây là sự việc đáng tiếc và lần đầu tiên xảy ra tại trường sau nhiều năm nay. Cô giáo liên quan cũng đã thừa nhận hành động của mình như vậy là sai và sau đó cũng xin lỗi gia đình. Gia đình cháu M.Đ. đã rất thiện chí với nhà trường và đã chấp nhận lời xin lỗi của cô giáo.

Bà Trần Thị Sơn Ca  - Phó hiệu trưởng trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương (Ba Đình, Hà Nội) - cho biết nhà trường đã làm việc với cơ quan công an về vụ việc mà cô V. bị tố đánh học sinh. Sự việc xảy ra sáng 8/9 vừa qua thực sự là đáng tiếc.

Hiệu trưởng trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương cho biết, thứ Hai tuần tới (11/9), nhà trường sẽ tổ chức buổi làm việc giữa đại diện phụ huynh, cô giáo và đại diện các ban ngành để làm rõ việc này./.

Tin cùng chuyên mục

Học sinh cần chú trọng đến phương pháp học thay vì cố học thật nhiều nhưng không đem lại hiệu quả thiết thực. (Ảnh: Quang Vinh)

Giảm học thêm tràn lan: Cần thay đổi nhận thức từ nhiều phía

(PLVN) - Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm có hiệu lực từ ngày 14/2/2025. Theo đó, học sinh (HS) tiểu học không học thêm, HS học phụ đạo trong nhà trường không mất phí, thầy cô có thể dạy thêm ở trung tâm ngoài nhà trường, không dạy thêm HS của mình…

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...

Lời hẹn ước xúc động của “ông nội” ở Làng Nủ

Thầy Khang chụp ảnh cùng 22 "cháu nội". (Ảnh: Vietnamnet)
(PLVN) -  Trong chuyến hành trình vượt gần 300km đến Làng Nủ (Lào Cai), thầy Nguyễn Xuân Khang, Chủ tịch Hội đồng Trường Marie Curie, đã mang theo không chỉ trái tim tràn đầy tình yêu thương mà còn có một lời hẹn ước đặc biệt. Khoảnh khắc gặp gỡ tại ngôi làng mới được tái thiết, không chỉ chứng kiến những giọt nước mắt hạnh phúc mà còn mở ra một trang mới trong “cuốn sách cuộc đời ” của 22 đứa trẻ may mắn được ông yêu thương và bảo bọc.