Chủ tịch ngân hàng lớn nhất Việt Nam muốn gì trước khi cổ phần hóa?

Chủ tịch Agribank Phạm Đức Ấn
Chủ tịch Agribank Phạm Đức Ấn
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Theo Chủ tịch HĐTV Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam (Agribank) Phạm Đức Ấn, việc ngân hàng được tăng vốn điều lệ trước khi xác định giá trị doanh nghiệp sẽ làm tăng giá trị vốn Nhà nước khi tiến hành cổ phần hóa ngân hàng này.

Lãnh đạo Agribank cho biết, trong năm qua, ngân hàng tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị trong việc cho vay tam nông; duy trì tỷ trọng cho vay nông nghiệp, nông thôn trên 65% tổng dư nợ của ngân hàng và chiếm khoảng 36% tổng dư nợ trong lĩnh vực này của nền kinh tế; hỗ trợ tích cực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới và hạn chế tín dụng đen...

Năm 2021, Agribank hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu kinh doanh, với tổng tài sản đạt gần 1.700 nghìn tỷ đồng, huy động vốn đạt 1.580 nghìn tỷ đồng, tín dụng đạt 1.314 nghìn tỷ đồng...

Tuy nhiên, để có thêm nguồn lực giúp ngân hàng thực hiện tốt hơn nữa các nhiệm vụ chính trị được giao, Chủ tịch Phạm Đức Ấn đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ một số vấn đề.

Thứ nhất, về thủ tục hỗ trợ lãi suất cho các đối tượng thụ hưởng, đề nghị thủ tục này được thực hiện độc lập với thủ tục cho vay của ngân hàng thương mại (NHTM).

Theo đó các NHTM được đánh giá hiệu quả khoản vay, khả năng trả nợ trong điều kiện khách hàng vay có hỗ trợ lãi suất.

Đề nghị Bộ KH&ĐT có hướng dẫn cụ thể về đối tượng hỗ trợ được hưởng lãi suất, làm căn cứ để Kho bạc Nhà nước chi trả trực tiếp cho đối tượng được thụ hưởng. NHTM có trách nhiệm phối hợp xác nhận dư nợ, thời gian vay của các khoản vay của đối tượng được thụ hưởng.

Thứ hai, về bổ sung vốn điều lệ. Chính phủ cũng đã đưa việc tăng vốn điều lệ cho NHTM cổ phần có vốn nhà nước và Agribank vào Nghị quyết 11/NQ-CP.

"Đây là điều mong mỏi từ lâu của các ngân hàng, nhất là đối với Agribank...", Chủ tịch Phạm Đức Ấn nói.

Trước mắt, Agribank đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cấp vốn điều lệ từ phần lợi nhuận nộp ngân sách Nhà nước năm 2021 của Agribank. Ngoài ra, đề nghị Chính phủ dành ngân sách Nhà nước tăng vốn cho Agribank trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa, sẽ làm tăng giá trị vốn Nhà nước khi cổ phần hóa.

Thứ ba, về cổ phần hóa Agribank, Chủ tịch Agribank đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép ngân hàng được cổ phần hóa 2 bước để đẩy nhanh lộ trình cổ phần hóa.

Theo đó, bước 1 là chuyển Agribank sang mô hình ngân hàng cổ phần với tỷ lệ nhỏ bán cho cán bộ, nhân viên Agribank và triển khai sớm việc niêm yết trên thị trường chứng khoán; bước 2, sau 1 - 2 năm sẽ lựa chọn cổ đông chiến lược nước ngoài, có nhiều thời gian và cơ hội để lựa chọn cổ đông phù hợp và lợi ích tốt hơn cho Nhà nước...

Đọc thêm

Quý I/2024, ngành Hải quan đạt kết quả tích cực

Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Văn Thọ kết luận Hội nghị. (Ảnh: T Bình)
(PLVN) - Cùng với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa hải quan nhằm tạo thuận lợi thương mại, thì trong quý 1/2024, ngành Hải quan đã thu ngân sách hơn 88 nghìn tỷ đồng, đạt 23,6% dự toán được giao; thực thu vào ngân sách hơn 71 tỷ đồng sau thanh tra, kiểm tra.

Hai nhà máy điện của PVN gặp khó

Công trường hai Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4. (Ảnh: PV POWER)
(PLVN) - Dự án Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 3 và Nhà máy nhiệt điện Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV POWER), đơn vị thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư, đang gặp nhiều vướng mắc trong quá trình về đích.

Nhất định phải gỡ được 'thẻ vàng' IUU

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: Thanh Thanh).
(PLVN) - Đó là yêu cầu được Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh khi chủ trì Hội nghị Kiểm ngư Việt Nam 10 năm đồng hành cùng ngư dân, thực thi pháp luật và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, chống khai thác IUU vì một ngành thủy sản xanh và phát triển bền vững diễn ra hôm qua (15/4).

Cách nào phát triển thương mại công nghiệp vùng núi phía Bắc?

Ảnh minh họa: TTXVN.
(PLVN) - Vùng Trung du và miền núi phía Bắc (TD&MNPB) có nhiều thuận lợi để phát triển thương mại biên giới nói riêng và xuất nhập khẩu (XNK) nói chung nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế lớn, cần có sự liên kết vùng để phát huy thế mạnh từng địa bàn.

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh

Cảng biển Chân Mây (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) đang được chú trọng đầu tư về hạ tầng để thu hút các hãng tàu, doanh nghiệp. (Ảnh: Thùy Nhung)
(PLVN) - Với mục tiêu xây dựng vùng biển, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô thành một trong những trung tâm kinh tế biển phát triển mạnh của cả nước, thời gian qua, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chú trọng các dự án đầu tư vào hạ tầng cảng, hạ tầng khu công nghiệp, khu phi thuế quan… nhằm phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh.

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024

MB được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024
(PLVN) - Vượt qua nhiều giải pháp xuất sắc, 3 sản phẩm số của MB là vòng thời trang thanh toán Stellar, thẻ MB JCB Be The Sky và phần mềm quản lý bán hàng mSeller đã được vinh danh tại giải thưởng Sao Khuê 2024, đánh dấu lần thứ sáu liên tiếp (2019-2024) MB nhận giải thưởng này.

Khơi thông động lực tăng trưởng mới

Diễn đàn Doanh nghiệp 2024 với chủ đề “Khơi thông động lực tăng trưởng mới”. (Ảnh: Thanh Thanh)
(PLVN) - Khôi phục các động lực tăng trưởng truyền thống và khơi thông, tận dụng hiệu quả các động lực tăng trưởng mới hướng đến phát triển bao trùm, bền vững trở thành yêu cầu vừa mang tính cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài đối với nền kinh tế Việt Nam.

Sẵn sàng khởi công cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị

Cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị sẽ nối thẳng với cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn. (Ảnh: Đèo Cả).
(PLVN) -  Sau quá trình dài chuẩn bị do những vướng mắc về thủ tục và vốn, theo dự kiến, cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị (Lạng Sơn) sẽ được khởi công vào ngày 21/4 tới đây. Đây là dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của ngành Giao thông vận tải.