Chủ tịch Hội luật gia Malaysia: Đoàn Thị Hương không được phóng thích là 'không bình thường'

Đoàn Thị Hương rời tòa ngày 14/3.
Đoàn Thị Hương rời tòa ngày 14/3.
(PLVN) - Ông Datuk Abdul Fareed Abdul Gafoor – người vừa được bầu làm Chủ tịch Hội luật gia Malaysia – cho rằng, Tổng chưởng lý Malaysia nên đưa ra lời giải thích về lý do không hủy bỏ các cáo buộc chống lại công dân Việt Nam Đoàn Thị Hương trong nghi án sát hại một công dân Triều Tiên.

Theo tờ The Star của Malaysia, ông Abdul Fareed cho biết, Tổng Chưởng lý không có nghĩa vụ phải giải thích lý do hủy cáo buộc trong các vụ việc nhưng vì vụ việc của Đoàn Thị Hương là vụ việc gây chú ý nên sẽ tốt hơn nếu Tổng Chưởng lý công bố lý do dẫn tới quyết định của ông.  

“Quyền quyết định tiếp tục truy tố hay hủy bỏ cáo buộc đối với một người thuộc thẩm quyền của Tổng Chưởng lý. Việc này đã được thực hiện trong một số vụ việc. Tuy nhiên, việc người phụ nữ Indonesia đã được hủy bỏ cáo buộc phiên tòa đã tiến đến giai đoạn truy tố và bào chữa là điều bất thường”, ông Abdul Fareed nói.

Theo Straits Times, ông Abdul Fareed cũng cho rằng việc 2 người bị khởi tố về cùng một tội danh nhưng một người lại không được hủy bỏ cáo buộc còn người được hủy là không bình thường.

“Vụ án này đã thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế, vì vậy, có rất nhiều câu hỏi về lý do tại sao một người được tha bổng và các cáo buộc chống lại cô ta được rút lại trong khi người kia vẫn bị buộc tội”, ông Abdul Fareed nói.

Người tiền nhiệm của ông Abdul Fareed là ông George Varughese trước đó cũng lên tiếng cho rằng Tổng chưởng lý Malaysia nên giải thích về quyết định trong vụ việc của Đoàn Thị Hương.

Đoàn Thị Hương và công dân Indonesia Siti Aisyah cùng bị cáo buộc đã sát hại một công dân Triều Tiên mang hộ chiếu tên Kim Chol nhưng được cho là ông Kim Jong-nam – anh trai cùng cha khác mẹ của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un - bằng chất độc thần kinh VX tại sân bay Kuala Lumpur hồi tháng 2/2017.

Tuy nhiên, cả 2 đều bác bỏ cáo buộc chống lại mình. Trong tất cả các lời khai và tuyên bố, 2 cô gái cho biết họ nghĩ rằng mình đang tham gia trò chơi khăm trong một chương trình truyền hình. 

Cả 2 đã bị truy tố về tội giết người với khung hình phạt cao nhất là tử hình nếu bị tuyên là có tội.

Ngày 11/3, Tòa án cấp cao Shah Alam ở ngoại ô Kualar Lumpur của Malaysia đã ra quyết định phóng thích công dân Indonesia Siti Aisyah. Việc phóng thích Siti diễn ra sau khi các Công tố viên Muhammad Iskandar Ahmad rút lại cáo buộc giết người chống lại cô.

Các luật sư của Hương cũng đã đệ trình kiến nghị hủy bỏ cáo buộc chống lại cô. Tuy nhiên, các công tố viên Malaysia sáng 14/3 đã bác yêu cầu hủy bỏ cáo buộc giết người chống lại Hương.

“Liên quan đến kiến nghị được đệ trình hôm 11/3 tới Tổng chưởng lý, chúng tôi đã nhận được lệnh tiếp tục tiến trình xét xử vụ việc”, công tố viên Muhammad Iskandar Ahmad tuyên bố trước tòa.

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Hòa bình với thiên nhiên

Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học bàn luận các giải pháp khẩn cấp ngăn chặn suy thoái ĐDSH toàn cầu. (Ảnh: enb.iisd.org).
(PLVN) - Chủ đề của Hội nghị lần thứ 16 của các bên tham gia Công ước về Đa dạng Sinh học vừa qua là “Hòa bình với thiên nhiên”. Đây là lời kêu gọi toàn cầu để tái tạo mối quan hệ của con người với thiên nhiên, đưa thiên nhiên trở lại trung tâm của sự phát triển bền vững.

Quyền trẻ em trong quá trình lập pháp tại Hoa Kỳ

Thế hệ trẻ như nhà hoạt động môi trường Greta Thunberg (SN 2003) đang có sức ảnh hưởng mạnh hơn đến các chính sách khí hậu toàn cầu: (Ảnh: The Washington Post)
(PLVN) - Dù chưa có quốc hội trẻ em chính thức tại Hoa Kỳ, nhưng những sáng kiến như Hội đồng Thanh niên và các phiên họp mô phỏng quốc hội đang cung cấp cơ hội cho giới trẻ tham gia vào hệ thống quản trị, định hình chính sách tương lai của đất nước.

Thời điểm nào Ukraine có thể gia nhập EU?

Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng EU Oliver Varhelyi.
(PLVN) - Theo Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề mở rộng Liên minh châu Âu (EU) Oliver Varhelyi, mọi quốc gia ứng cử viên của EU, bao gồm cả Ukraine, đều có thể gia nhập khối này vào năm 2029 nếu họ đáp ứng mọi tiêu chí thành viên.

Thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam

Hình ảnh tại hội thảo.
(PLVN) - Hội thảo nhằm thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tri thức về ngành sản xuất chất bán dẫn từ Nhật Bản sang Việt Nam, hỗ trợ phát triển năng lực chuyên môn, nghiên cứu của nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam; tạo ra các cơ hội việc làm, thực tập và đào tạo cho sinh viên và các chuyên gia Việt Nam tại Nhật Bản...