Chủ tịch Hà Nội ra chỉ thị về kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023

Hình ảnh minh hoạ
Hình ảnh minh hoạ
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành chỉ thị về việc tăng cường chỉ đạo, phối hợp tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2023 trên địa bàn thành phố.

Theo đó, để kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh năm 2023 được tổ chức nghiêm túc, khách quan, trung thực, an toàn, đáp ứng mục tiêu đặt ra trong đánh giá kết quả giáo dục, năng lực học sinh và yêu cầu tuyển sinh, Chủ tịch UBND TP yêu cầu các đơn vị thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ được giao.

Chủ tịch Hà Nội giao Sở GD&ĐT tham mưu UBND TP chỉ đạo tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm toàn diện về Kỳ thi trên địa bàn. Chỉ đạo và kiểm tra các trường phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên hoàn thành kế hoạch dạy học, đánh giá xếp loại học sinh; Chỉ đạo, tổ chức đăng ký dự thi, quản lý hồ sơ đăng ký dự thi đúng quy định của Bộ GD&ĐT; Chú trọng công tác tập huấn nghiệp vụ cho các cán bộ tham gia tổ chức kỳ thi.

Sở GD&ĐT cần cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời các quy định, thông tin cần thiết về Kỳ thi và tuyển sinh. Phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị để tổ chức kỳ thi. Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn các địa điểm tổ chức thi trên địa bàn thành phố.

Sở GD&ĐT cần phối hợp với Thanh tra Thành phố thực hiện tốt công tác kiểm tra, thanh tra ở tất cả các khâu; Phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế, UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan xây dựng phương án phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, chăm sóc sức khoẻ cho thí sinh trong quá trình tổ chức Kỳ thi theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

Đồng thời, Sở GD&ĐT cần tổ chức chấm bài, công bố kết quả thi, xét công nghiệp tốt nghiệp theo đúng quy định của Bộ GD&ĐT.

UBND TP Hà Nội yêu cầu Công an thành phố hướng dẫn, thực hiện công tác phối hợp bảo đảm an ninh, an toàn cho Kỳ thi và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non do Cục An ninh Chính trị Nội bộ, Bộ Công an ban hành;

Triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh cho Kỳ thi, đặc biệt công tác bảo mật đề thi, vận chuyển đề thi, bài thi; tổ chức bảo đảm an ninh, an toàn cho các Điểm thi,...; giữ gìn an ninh, trật tự và an toàn các địa điểm tổ chức thi; phòng chống gian lận trong Kỳ thi như thi hộ, sử dụng kỹ thuật công nghệ cao;

Công an thành phố đồng thời chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông, lực lượng phòng cháy và chữa cháy có kế hoạch trực chốt và phối hợp với các đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, kiểm tra an toàn cháy nổ ở các địa điểm tổ chức thi và tuyển sinh, tạo điều kiện để cán bộ làm công tác thi và học sinh đến địa điểm thi đúng thời gian quy định.

Các đơn vị khác như Thanh tra TP Hà Nội, Sở Tài Chính, Sở Y tế, Sở GTVT, Sở Nông nghiệp, Sở Thông tin truyền thông, Điện lực Hà Nội, UBND các quận huyện phối hợp hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ được giao...

Đọc thêm

Các trường 'điểm' tuyển sinh ra sao khi bỏ thi tuyển vào lớp 6?

Ảnh minh họa
(PLVN) - Theo Bộ GD&ĐT, từ 2025, tuyển sinh THCS sẽ được thực hiện theo phương thức xét tuyển. Đối với các trường chất lượng cao, trường tư có tỷ lệ chọi lớn, địa phương có trách nhiệm hướng dẫn các trường thực hiện dựa vào tình hình thực tế trên cơ sở phù hợp nhất.

Giáo dục thích ứng trong kỷ nguyên số

Phụ huynh, học sinh, người lao động cần tìm hướng đi đúng đắn. (Ảnh minh họa - Nguồn: Hocmai)
(PLVN) - Sự bùng nổ của công nghệ, đặc biệt là AI đang định hình lại môi trường làm việc một cách nhanh chóng và nhu cầu về những kỹ năng mới cũng ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Nhìn lại những quyết sách phát triển giáo dục năm 2024

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn trao đổi về dự thảo Luật Nhà giáo tại Quốc hội. (Ảnh: MOET )
(PLVN) - Xây dựng dự thảo Luật Nhà giáo, thúc đẩy chuyển đổi số đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thành chu trình đầu của chương trình giáo dục phổ thông (CT GDPT) 2018, kết thúc kỳ thi cuối cùng của CT GDPT 2006... là những dấu ấn nổi bật của ngành Giáo dục năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố.

Đi học… hạnh phúc

Cô giáo xuất hiện trong bức ảnh đẹp nhất mùa khai giảng. (Ảnh: NVCC)
(PLVN) - “Người thấy được hạnh phúc của việc học sẽ làm được nhiều việc lớn lao” - là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tại Hội thảo “Hạnh phúc trong giáo dục 2024” do Viện Nghiên cứu Giáo dục và Phát triển Nhân lực (EDI) tổ chức.

Những vật dụng cấm mang vào phòng thi tốt nghiệp THPT 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, trong đó có quy định rõ về trách nhiệm của thí sinh và những vật dụng không được phép mang vào phòng thi.

Đối tượng nào được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?

Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 (Ảnh: PV)
(PLVN) - Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về quy chế thi tốt nghiệp THPT 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định rõ những đối tượng được miễn thi tất cả các môn, miễn thi Ngoại ngữ, miễn thi Ngữ văn trong xét công nhận tốt nghiệp THPT...