Chủ tịch Hà Nội: Kiên quyết không để lãng phí 'thời gian vàng'

Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh phát biểu tại một cuộc họp về phòng, chống dịch của TP.
Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh phát biểu tại một cuộc họp về phòng, chống dịch của TP.
(PLVN) - Chủ tịch TP Hà Nội Chu Ngọc Anh khẳng định, những ngày giãn cách còn lại có ý nghĩa rất quan trọng, chỉ có kiên trì thực hiện thật nghiêm, thành phố mới có cơ hội khu biệt và tìm ra hết F0.

F0 vẫn còn tiềm ẩn

Theo ông Chu Ngọc Anh, sau 8 ngày thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn theo Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 23/7-2021 của Chủ tịch UBND TP, hệ thống chính trị các cấp từ TP xuống cơ sở đã cơ bản triển khai thực hiện tốt. Hầu hết người dân đã đồng tình, ủng hộ và chấp hành nghiêm nguyên tắc cách ly. Tình hình phòng, chống dịch bệnh COVID-19 có chuyển biến tích cực.

Các lực lượng tuyến đầu với nòng cốt là công an, quân đội, y tế, cán bộ các cấp, các tổ COVID-19 cộng đồng... không quản vất vả ngày đêm,luôn vững vàng, bền bỉ trên “phòng tuyến” chống dịch, là chỗ dựa tin cậy của cấp ủy, chính quyền và nhân dân.

Đặc biệt, nhờ thực hiện cách ly, kết hợp với khai báo y tế hàng ngày (qua trang web: www.tokhaiyte.vn, ứng dụng Ncovi, Bluezone) người dân Hà Nội đã giúp cơ quan y tế tăng cường xét nghiệm sàng lọc, truy vết, bóc tách thành công hàng chục ca F0 trong cộng đồng.Trong đó, cao điểm như ngày 30/7, TP đã phát hiện 119 ca mắc mới, bao gồm 69 ca trong cộng đồng.

“Điều này cho thấy, biện pháp giãn cách xã hội là hoàn toàn đúng đắn, kịp thời, hiệu quả. Nếu không áp dụng biện pháp này, với hệ quả lây lan từ các ca mắc trong cộng đồng nêu trên, TP không giữ được như hiện nay”, Chỉ huy trưởng Sở Chỉ huy công tác phòng, chống COVID-19 TP Hà Nội nhìn nhận.

Đối với tình hình tiêm vắc xin, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh đánh giá cao nỗ lực của ngành Y tế, chính quyền các địa phương khi đã vận hành hiệu quả các dây chuyền tiêm và tổ chức tiêm kịp thời, an toàn.

Đến nay, Hà Nội đã cơ bản hoàn thành tiêm gần 100% số lượng vắc xin đã nhận. Việc thực hiện biện pháp này phụ thuộc vào lượng vắc xin do Bộ Y tế phân bổ trong thời gian tới, tới nay Hà Nội mới nhận được một phần số lượng vắc xin được phân bổ, vắc xin về đến đâu sẽ triển khai tiêm ngay đến đó.Vì thế, biện pháp quan trọng nhất lúc này để đẩy lùi dịch phải là thực hiện nghiêm Chỉ thị số 17/CT-UBND.

Theo ông Chu Ngọc Anh, bên cạnh kết quả tích cực chung, vẫn còn có địa phương, cơ quan, đơn vị lơ là, chủ quan trong thực hiện giãn cách xã hội. Một số chính quyền cơ sở còn lúng túng, chưa chủ động, chưa quyết liệt. Nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân chưa chấp hành nghiêm yêu cầu giãn cách; thậm chí còn có hiện tượng cơ quan, đơn vị hiểu sai là đi làm 50%, nghỉ 50%.

Kiên quyết không để lãng phí “thời gian vàng”

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh cho biết, nhận thấy những hạn chế tồn tại trong thực hiện giãn cách xã hội, ngày 30/7, thay mặt Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã ký ban hành Chỉ thị số 05-CT/TU về “Tăng cường trách nhiệm của hệ thống chính trị và người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp trong thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19”.

Với 6 nội dung chỉ đạo trọng tâm, Chỉ thị có ý nghĩa rất quan trọng đối với tình hình, kết quả thực hiện giãn cách xã hội trong những ngày tới. Ông Chu Ngọc Anh đề nghị UBND 30 quận, huyện, thị xã và 579 phường, xã, thị trấn, trước hết là Chủ tịch, cán bộ phụ trách thôn, xóm, tổ dân phố nghiên cứu, nắm chắc từng nội dung Chỉ thị số 05-CT/TU; nhận thức sâu sắc hơn nữa ý nghĩa, tầm quan trọng về giãn cách xã hội để tập trung phòng, chống dịch COVID-19.

Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã, các phường, xã, thị trấn phải đảm đương thật tốt vai trò“tư lệnh”, quán xuyến toàn diện công tác phòng, chống dịch trên địa bàn. Song song với triển khai thực hiện đồng bộ, toàn diện các giải pháp, UBND các cấp phải tập trung cao độ vào một số giải pháp chủ yếu, mang tính quyết định.

Trước hết, phải quan tâm chăm lo đời sống nhân dân, đáp ứng đầy đủ nhu cầu về hàng hóa thiết yếu; bảo đảm chăm sóc y tế để người dân yên tâm “ai ở đâu ở đấy” như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong Công điện số 1063/CĐ-TTg ngày 31/7/2021. Tiếp tục khẩn trương thực hiện thật tốt chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-TTg ngày 1/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ. Đặc biệt, cần quan tâm chăm lo kịp thời những hoàn cảnh khó khăn với tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Từng địa phương phải duy trì và tăng cường hơn nữa các biện pháp kiểm tra, kiểm soát trên toàn địa bàn với nòng cốt là lực lượng công an, quân đội. Phải duy trì vững chắc các chốt kiểm soát, rào chắn đến tận thôn, xóm, tổ dân phố kết hợp mạnh mẽ với tuần tra, kiểm tra, giám sát lưu động trên các tuyến đường, các khu vực công cộng...

Về hiện tượng hiểu sai nội dung Chỉ thị số 17/CT-UBND, Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu các quận, huyện, thị xã, phường, xã, thị trấn phải kiểm tra tận nơi 100% cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn, bảo đảm thực hiện đúng Chỉ thị số 17/CT-UBND.

Trong đó, các cơ quan, công sở, doanh nghiệp, tập đoàn bố trí cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động sử dụng công nghệ thông tin làm việc tại nhà; chỉ những trường hợp thật sự cần thiết như trực chiến đấu, trực cơ quan, cung ứng hàng hóa dịch vụ thiết yếu, xử lý tài liệu mật và các nhiệm vụ cần thiết khác theo yêu cầu mới đến làm việc tại công sở.

Các cấp, các ngành phải quan tâm, chăm lo bảo đảm cả về vật chất và tinh thần cho lực lượng tuyến đầu yên tâm công tác; đồng thời phải xác định phòng, chống COVID-19 còn lâu dài để có kế hoạch huy động đủ lực lượng cho hệ thống phòng, chống dịch, nhất là lực lượng dân quân tự vệ, dân phòng, đội tự quản, các đoàn viên, hội viên, nhất là đoàn viên thanh niên tình nguyện, cựu chiến binh...

Gấp rút xây dựng bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân nặng

Ông Chu Ngọc Anh cũng cho biết, thực hiện đúng tinh thần “chống dịch như chống giặc”, Hà Nội đã chỉ đạo gấp rút xây dựng bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân mắc COVID-19nặng và nguy kịch, quy mô 500 giường tại quận Hoàng Mai.

Cũng với tinh thần đó, TP đã yêu cầu các huyện, thị xã cùng với Bộ Tư lệnh Thủ đô, Sở Xây dựng, Sở Y tế đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị các khu cách ly tập trung từ 3.000-5.000 chỗ như phân giao của TP.

“Bài học kinh nghiệm của chúng ta là phải luôn đi trước một bước. Để bảo vệ an toàn tính mạng của người dân thì công tác chuẩn bị càng phải chủ động với những kịch bản ở mức độ cao hơn”, Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh nói.

Nhấn mạnh yêu cầu cả hệ thống chính trị thực hiện nghiêm Chỉ thị số 05-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy và Chỉ thị số 17/CT-UBND, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh đồng thời mong muốn, mỗi người dân Thủ đô hãy trở thành một chiến sĩ, mỗi gia đình, mỗi thôn, xóm, tổ dân phố trở thành một pháo đài chống dịch.

Chủ tịch UBND TP Hà Nội tin tưởng, làm được như vậy chắc chắn Hà Nội sẽ đẩy lùi và chiến thắng COVID-19.

Đọc thêm

Thủ tướng công tác tại Trung Quốc: Tiếp tục nâng tầm vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình.
(PLVN) -  Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, hôm nay - 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, dự Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc đến ngày 8/11 theo lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường.

Sửa đổi Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam: Tạo điều kiện để sĩ quan phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang trình bày tờ trình dự án Luật. (Ảnh: qdnd.vn)
(PLVN) -  Việc sửa đổi Luật Sĩ quan (LSQ) Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, đặc biệt là tăng tuổi công tác, góp phần hoàn thiện chế độ chính sách với SQ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện để SQ phát triển sự nghiệp và ổn định cuộc sống.

Đẩy mạnh hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho tăng trưởng

Quang cảnh phiên họp. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -   Ngày 4/11, tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội, các Đại biểu đánh giá cao những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng thể chế thời gian qua; đồng thời kiến nghị nhiều giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của đất nước trong thời gian tới.

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'

'Doanh nghiệp cần có hoài bão lớn và khát vọng phát triển'
(PLVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn, doanh nghiệp có hoài bão lớn và khát vọng phát triển, trở thành hình mẫu của tinh thần doanh nghiệp, kinh doanh liêm chính, nhân văn và có trách nhiệm. Đồng thời, tăng cường hơn nữa công tác thông tin truyền thông; bảo vệ bản quyền, giá trị thương hiệu...

Cần các biện pháp mạnh mẽ ứng phó với thiên tai

Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hà phát biểu tại phiên họp.
(PLVN) - Chiều 4/11, tại phiên thảo luận ở hội trường của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025…, một số ý kiến đại biểu đề cập đến những hậu quả nặng nề do thiên tai thời gian qua và đề nghị cần có các giải pháp mạnh mẽ để ứng phó.

Đại biểu Quốc hội đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng văn bản pháp luật

Quang cảnh phiên họp.
(PLVN) - Để hạn chế tối đa tình trạng ban hành các thủ tục hành chính rồi lại rà soát để cắt giảm, Đại biểu Quốc hội cho rằng, giải pháp hiệu quả nhất là cần tập trung rà soát ngay từ khâu xây dựng ban hành quy phạm pháp luật, trong đó cần đặc biệt chú trọng vào việc xin ý kiến của các tầng lớp Nhân dân, các cơ quan, tổ chức vào các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật và tổng hợp ý kiến góp ý.

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên: Cần rà soát, đánh giá thêm về tính hiệu quả

Đại biểu Phạm Thị Kiều – Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông. (Ảnh trong bài: quochoi.vn)
(PLVN) -  Tại phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Công chứng (sửa đổi) vừa qua, một số đại biểu đề nghị rà soát, đánh giá thêm về chi phí bỏ ra và tính hiệu quả xã hội của việc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên để có quy định cho phù hợp.

Để pháp luật là 'điểm tựa' cho phát triển

Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận, thông qua nhiều dự án luật. (Ảnh: Quochoi.vn).
(PLVN) - Nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng, những chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV về chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật là hoàn toàn đúng đắn, là “điểm mốc” rất quan trọng, định hướng thay đổi cơ bản công tác xây dựng pháp luật trong thời gian tới; bảo đảm các văn bản luật khi được ban hành vừa đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, vừa giúp khơi thông nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội.

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc

Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5-8/11 tại Trung Quốc
Nhận lời mời của Thủ tướng Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Lý Cường, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8, từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Thủ tướng: Phát triển giáo dục, đào tạo phục vụ kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Chiều 2/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính - Chủ tịch Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo chủ trì Phiên họp năm 2024 của Ủy ban để thảo luận về dự thảo Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.