Chủ tịch EC: Cần khai thác hết tiềm năng của EVFTA

0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Cho rằng dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp trên toàn thế giới đã ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả của việc thực thi Hiệp định EVFTA, Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) nhấn mạnh sắp tới châu Âu và Việt Nam cần khai thác hết tiềm năng to lớn mà Hiệp định này mang lại.

Chiều 8/9 (theo giờ Việt Nam), ngay sau khi đến Thủ đô Brussels bắt đầu chương trình thăm và làm việc tại Liên minh châu Âu (EU) và Vương quốc Bỉ, Chủ tịch Quốc hội (QH) Vương Đình Huệ đã hội kiến với Chủ tịch EC Charles Michel.

Chủ tịch EC hoan nghênh Chủ tịch QH Vương Đình Huệ và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm làm việc với EC và Nghị viện châu Âu (EP) để trao đổi nhiều vấn đề Việt Nam và EC cùng quan tâm, trong đó có thúc đẩy hợp tác hai bên trên tất cả các lĩnh vực, nhất là hỗ trợ nhau trong phòng chống COVID-19 và phục hồi sau đại dịch, củng cố hợp tác ASEAN và EU…; đánh giá cao ý nghĩa chuyến thăm và làm việc tại EU lần này của đoàn QH Việt Nam sau một thời gian dài ảnh hưởng bởi đại dịch.

Chủ tịch QH Vương Đình Huệ hội kiến Chủ tịch EC Charles Michel.

Chủ tịch QH Vương Đình Huệ hội kiến Chủ tịch EC Charles Michel.

Cho rằng dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp trên toàn thế giới đã ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả của việc thực thi Hiệp định EVFTA (Hiệp định Thương mại tự do Liên minh châu Âu – Việt Nam), Chủ tịch EC nhấn mạnh sắp tới hai bên cần khai thác hết tiềm năng to lớn mà hiệp định này mang lại. Chủ tịch Charles Michel chia sẻ quan điểm về hoà bình và an ninh ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, nguyên tắc thượng tôn pháp luật và khẳng định EU mong muốn mở rộng và làm sâu sắc hơn hợp tác với khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Về phần mình, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ cảm ơn Chủ tịch EC Charles Michel đã dành thời gian tiếp Đoàn cấp cao QH Việt Nam, nhấn mạnh đây là chuyến thăm đầu tiên trên cương vị Chủ tịch QH, thay mặt Lãnh đạo cấp cao của Việt Nam đến châu Âu trong nhiệm kỳ mới, sau khi Việt Nam đã kiện toàn các chức danh lãnh đạo trong bộ máy Nhà nước, thể hiện sự coi trọng của Việt Nam đối với EU và EP.

Chủ tịch QH nêu rõ EU là một trong những đối tác hàng đầu của Việt Nam về thương mại, đầu tư, đặc biệt là kết quả triển khai Hiệp định EVFTA sau hơn 1 năm có hiệu lực cho thấy những lợi ích kinh tế to lớn cho cả hai phía, thương mại tăng 18% dù chịu nhiều khó khăn của đại dịch COVID-19. Chủ tịch QH cho biết, QH Việt Nam đóng vai trò tích cực trong quá trình chuẩn bị, ký kết, phê chuẩn và thúc đẩy triển khai hiệu quả EVFTA, đã thông qua Bộ luật Lao động sửa đổi và lộ trình gia nhập các Công ước cơ bản của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO).

Quang cảnh buổi hội kiến.

Quang cảnh buổi hội kiến.

Để tăng cường hợp tác một cách toàn diện, nhất là trong lĩnh vực đầu tư, Chủ tịch QH đề nghị EC tiếp tục ủng hộ cộng đồng doanh nghiệp hai bên và thúc đẩy Nghị viện các nước EU sớm phê chuẩn Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam- EU (EVIPA). Để hướng tới mục tiêu phát triển 2025, 2030, 2045, Việt Nam mong muốn EU hỗ trợ và chia sẻ kinh nghiệm trong những lĩnh vực EU có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu như phát triển bền vững, kinh tế số, kinh tế xanh, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao…

Về hợp tác phòng chống COVID-19 và vaccine, Chủ tịch QH cảm ơn EU đã ủng hộ 2,4 triệu liều vaccine và giúp đỡ Việt Nam phòng chống dịch COVID-19 đồng thời bày tỏ mong muốn EC và Ủy ban châu Âu dành ưu tiên cho Việt Nam trong tiếp cận nguồn cung vaccine của châu Âu, qua cơ chế COVAX hoặc chia sẻ vaccine dôi dư, hỗ trợ cung cấp trang thiết bị y tế thiết yếu, thuốc điều trị COVID-19 trong bối cảnh Việt Nam đang rất khó khăn do chủng mới Delta gây ra. Chủ tịch QH cũng nhấn mạnh với năng lực của Việt Nam cũng như nhằm chủ động trong nguồn cung vaccine trong nước và cung cấp cho khu vực, đề nghị EC ủng hộ hợp tác sản xuất vaccine tại Việt Nam.

Trong trao đổi, hai bên nhất trí cần tiếp tục và đẩy mạnh hơn nữa các lĩnh vực hợp tác, trong đó có vai trò rất quan trọng của QH Việt Nam và EP. Trước mắt tạo điều kiện để thực thi hiệu quả EVFTA, thúc đẩy các thành viên phê chuẩn EVIPA; EU tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong ứng phó COVID-19 trong đó có việc viện trợ và hỗ trợ Việt Nam tiếp cận các nguồn vaccine cũng như thuốc điều trị và trang thiết bị y tế… Hai bên khẳng định sẽ cùng nhau trao đổi để giải quyết một số tồn tại như gỡ thẻ vàng thủy sản IUU, thu hẹp khác biệt về vấn đề quyền con người….

Về các vấn đề khu vực và quốc tế hai bên cùng cho rằng trước tác động và hệ luỵ do COVID-19 và biến đối khí hậu gây ra, cần tái cấu trúc nền kinh tế toàn cầu cũng như tham gia các nỗ lực và hành động chung ứng phó biến đổi khí hậu. Hai bên cũng chia sẻ quan điểm ủng hộ một khu vực ASEAN ổn định, hợp tác và thịnh vượng; duy trì an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển 1982...

Tin cùng chuyên mục

Đọc thêm

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua

Loạt thảm họa xảy ra trên thế giới tuần qua
(PLVN) - Tuần qua, thế giới chứng kiến hàng loạt sự cố khiến nhiều người chết và bị thương, từ vụ cháy rừng kinh hoàng ở California, va chạm tàu điện tại Pháp, nổ trạm xăng tại Yemen... đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng ở Cuba, Pakistan và Nam Phi.

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân

Bác sĩ quân y thừa nhận lạm dụng tình dục 41 nạn nhân
(PLVN) - Bác sĩ quân y Michael Stockin đã nhận tội lạm dụng tình dục hàng chục binh sĩ tại căn cứ Lewis-McChord, Washington, Mỹ. Vụ việc được xem là một trong những bê bối lạm dụng tình dục lớn nhất trong lịch sử quân đội Mỹ, đặt ra yêu cầu khẩn cấp về việc giám sát và cải thiện chính sách tuyển dụng trong quân đội.

Đã có ít nhất 125 người thiệt mạng trong vụ động đất ở Tây Tạng, Trung Quốc

Những ngôi nhà bị hư hại được chụp ảnh sau trận động đất (Ảnh: Reuters)
(PLVN) - Trận động đất mạnh 7,1 độ richter đã xảy ra tại khu vực hẻo lánh ở phía nam Tây Tạng, gần biên giới Trung Quốc và Nepal, khiến ít nhất 125 người thiệt mạng và 188 người bị thương. Sự kiện đau lòng này đã làm sụp đổ hàng nghìn ngôi nhà và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân địa phương.

Phát hiện thi thể một nhà báo chống tham nhũng trong bể phốt

Nhà báo Mukesh Chandrakar (Ảnh: The Guardian)
(PLVN) - Anh Mukesh Chandrakar, một nhà báo nổi tiếng ở bang Chhattisgarh, Ấn Độ, đã bị phát hiện tử vong trong một bể phốt với dấu hiệu bị sát hại. Sự việc gây chấn động dư luận và đặt ra yêu cầu cấp bách về việc bảo vệ an toàn cho các nhà báo trong môi trường làm việc nguy hiểm.