Chủ tịch COP26 ấn tượng với quyết tâm của Việt Nam trong chuyển đổi năng lượng sạch

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp ông Alok Sharma, Bộ trưởng Chính phủ Anh, Chủ tịch COP26.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp ông Alok Sharma, Bộ trưởng Chính phủ Anh, Chủ tịch COP26.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Chủ tịch Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hợp quốc COP26 Alok Sharma cho rằng vấn đề khí hậu là vấn đề then chốt và rất ấn tượng với quyết tâm của Việt Nam trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, điện gió, điện mặt trời.

Chiều 30/6 (theo giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Anh, tại Thủ đô London, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp ông Alok Sharma, Bộ trưởng Chính phủ Anh, Chủ tịch Hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hợp quốc COP26.

Tại cuộc gặp, ông Alok Sharma cho rằng vấn đề khí hậu là vấn đề then chốt và rất ấn tượng với quyết tâm của Việt Nam trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, điện gió, điện mặt trời; bày tỏ mong muốn Việt Nam có cam kết chính trị trước thềm diễn ra COP27 và cần có cam kết của Chính phủ ở mức cao nhất trong lĩnh vực này.

Ông Alok Sharma cũng bày tỏ quan tâm về những chủ đề liên quan về tài chính, cải cách các quy định, kinh nghiệm chuyển đổi hình thức năng lượng trong lĩnh vực và phương hướng thúc đẩy hợp tác giữa các bên trong thời gian tới. Ông cho biết Thủ tướng Anh Boris Johnson và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen vừa qua đồng ký thư gửi Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất thiết lập quan hệ “Đối tác chuyển đổi năng lượng bền vững” (JETP) giữa nhóm G7 và Việt Nam.

Phát biểu ý kiến trao đổi tại buổi tiếp, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, Việt Nam là nước thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ sớm nhất. Ngay khi có các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của Liên Hợp quốc, Việt Nam đã nội luật hóa để thực hiện mục tiêu này.

Chủ tịch Quốc hội và các đại biểu.

Chủ tịch Quốc hội và các đại biểu.

Chủ tịch Quốc hội khẳng định các cam kết vừa qua của Việt Nam tại COP26 là cam kết chính trị hết sức mạnh mẽ, thể hiện quyết tâm ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm phát thải, chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, tuần hoàn. Các cam kết này cũng là đóng góp tích cực, có trách nhiệm của Việt Nam đối với nỗ lực chung để giữ gìn, bảo vệ khí hậu Trái Đất.

Chủ tịch Quốc hội hoan nghênh G7 lựa chọn Việt Nam là 1 trong 3 nước ưu tiên hỗ trợ để thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng nhằm triển khai các cam kết vừa qua tại Hội nghị COP26. Việt Nam quyết tâm triển khai các cam kết này cùng với sự hỗ trợ, đồng hành của cộng đồng quốc tế và đây sẽ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách trong thời gian tới.

Việt Nam sẽ tiếp tục hành động nhanh chóng, mạnh mẽ, tổng thể, toàn diện, đặc biệt là trong lĩnh vực chuyển đổi năng lượng và phát triển hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu, để biến các cam kết thành hiện thực.

Theo Chủ tịch Quốc hội, Quốc hội Việt Nam sẽ tăng cường vai trò lập pháp, giám sát, phân bổ ngân sách để đảm bảo việc thực hiện các cam kết khí hậu của Việt Nam tại COP26, bao gồm việc nội luật hóa các cam kết, tăng cường đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, sử dụng công nghệ sạch, thúc đẩy các giải pháp phục vụ tăng trưởng xanh.

Quốc hội tiến hành giám sát Chính phủ triển khai các quy hoạch quốc gia, thực hiện sửa đổi, bổ sung một loạt các quy hoạch liên quan hướng đến tăng trưởng xanh. Quốc hội cũng phân bổ ngân sách để triển khai các SDG hướng tới tăng trưởng xanh; thực hiện các cam kết của Việt Nam về biến đổi khí hậu.

Chia sẻ với Bộ trưởng, Chủ tịch COP26, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, cũng giống như các nước đang phát triển khác, Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện cam kết. Do vậy, bên cạnh nguồn lực trong nước, sự hỗ trợ từ các đối tác quốc tế, trong đó có Anh, có ý nghĩa rất quan trọng.

Để các cam kết nhanh chóng trở thành hiện thực theo đúng lộ trình đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, Chủ tịch Quốc hội đề nghị hai bên tiếp tục tăng cường hợp tác trong giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu; đề nghị phía Anh đẩy mạnh hỗ trợ Việt Nam trong các vấn đề như đào tạo, nâng cao năng lực và các chương trình hỗ trợ tài chính, kỹ thuật nhằm xây dựng lộ trình chuyển đổi sang năng lượng sạch, tái tạo.

Đọc thêm

Nghề giáo bốn phương

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)
(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.