Chủ tịch AstraZeneca đánh giá cao chiến lược "đối phó dịch COVID-19" của Việt Nam

(PLVN) - Việt Nam đã đúng khi ưu tiên tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 trước khi mở cửa hoàn toàn, ông Nitin Kapoor, Tổng Giám đốc kiêm Chủ tịch AstraZeneca tại Việt Nam đánh giá.

Trả lời phỏng vấn Vietcetera.com gần đây, ông Nitin Kapoor đã đề cập đến chương trình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19, việc phục hồi các hoạt động du lịch cũng như lý do cần tiêm vaccine COVID-19 liều thứ tư tại Việt Nam.

Theo ông Nitin Kapoor, với một nước đang phát triển như Việt Nam, phải mất một thời gian đáng kể để đàm phán, mua hoặc nhận tài trợ vaccine. Ngày 24/2/2021, chuyến bay đưa những liều vaccine AstraZeneca đầu tiên đã hạ cánh xuống sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất tại TPHCM. Việt Nam đã khởi động chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử vào ngày 8/3 với hơn 117.000 liều vaccine.

Dù lượng vaccine này khá ít, thậm chí không đủ để tiêm cho lực lượng y tế tuyến đầu nhưng đó là một bước đi quan trọng, đặc biệt vì Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á được tiếp cận với vaccine trong bối cảnh nguồn cung đang thiếu hụt.

AstraZeneca Việt Nam đã cố gắng hết sức để bàn giao trước thời hạn 30 triệu liều vaccine chỉ trong 10 tháng nhằm bảo vệ hàng triệu người Việt Nam.

Việt Nam cũng nhận được các nguồn vaccine tài trợ khác từ cơ chế COVAX và chính phủ các nước như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc. Người Việt Nam ở nước ngoài cũng gây quỹ để mang vaccine về cho quê hương.

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với ông Nitin Kapoor – Chủ tịch AstraZeneca tại các Thị trường châu Á, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc AstraZeneca Việt Nam tháng 6/2021. Ảnh: VGP

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với ông Nitin Kapoor – Chủ tịch AstraZeneca tại các Thị trường châu Á, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc AstraZeneca Việt Nam tháng 6/2021. Ảnh: VGP

Một năm sau khi liều vaccine đẩu tiên được tiêm, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đạt tỉ lệ tiêm chủng cao nhất trên thế giới. Theo Bộ Y tế, tính đến ngày 25/3/2022, hơn 77,8 triệu người dân trên tổng số 98 triệu người đã được tiêm chủng đầy đủ, tức là hơn 79% dân số cả nước.

Hiện Việt Nam đặt mục tiêu hoàn thành việc tiêm liều thứ ba cho người lớn và liều thứ hai cho trẻ em từ 12-17 tuổi trong quý đầu tiên của năm 2022. Trước tháng 9, trẻ em từ 5-11 tuổi có thể được tiêm những liều đầu tiên.

Việt Nam đạt được những bước tiến vượt bậc để hướng tới trạng thái bình thường mới, từ việc mở cửa trở lại hoàn toàn từ ngày 15/3, khôi phục lại các chính sách thị thực như trước đại dịch cho đến dỡ bỏ các quy định về cách ly và tiêm chủng cho du khách. Chính phủ đang xem xét về việc tiêm liều thứ tư cho người trưởng thành. Dù vẫn chưa có kế hoạch cụ thể nhưng ông Kapoor cho rằng chiến lược như vậy là cần thiết trong bối cảnh bất định của đại dịch.

Thành công của chiến dịch tiêm chủng

Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty AstraZeneca Việt Nam cho rằng Chính phủ Việt Nam hoàn toàn đúng khi dành ưu tiên cho việc tiêm chủng và coi đây như một trong những biện pháp hiệu quả nhất và nhanh nhất để đối phó với đại dịch.

Thông điệp về sức khỏe cộng đồng của Việt Nam được đánh giá cao trên toàn thế giới vì tính nhất quán, rõ ràng và chính xác, nhờ đó đã thúc đẩy niềm tin của người dân đối với việc tiêm vaccine.

Chính sách ngoại giao vaccine của Chính phủ cũng được quan tâm đặc biệt nhằm mang về hàng chục triệu liều vaccine thông qua việc Việt Nam đã tận dụng tốt vị thế uy tín và các mối quan hệ đa phương tốt đẹp của mình.

Thành công trong chiến dịch tiêm chủng còn nhờ vào nỗ lực không mệt mỏi của các chuyên gia y tế các tuyến, đặc biệt là tuyến cơ sở, mạng lưới cộng đồng, những người đã "đến từng nhà gõ cửa" dù là ngày nghỉ lễ. Nếu không có đội ngũ này thì vaccine không thể đến với từng người dân nhanh đến vậy. Ông Nitin Kapoor bày tỏ cảm ơn chân thành đến đội ngũ này vì tất cả những gì họ đã làm để có được thành quả như ngày hôm nay.

Việt Nam đã đúng khi ưu tiên tiêm chủng trước khi mở cửa hoàn toàn - Ảnh 2.

Sáng 24/2/2021, chuyến bay mang những liều vaccine COVID-19 đầu tiên của AstraZeneca đã hạ cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất, TPHCM

Việt Nam đã đạt được miễn dịch cộng đồng?

Các nhà khoa học vẫn còn có những quan điểm khác nhau về việc liệu khả năng miễn dịch cộng đồng có thể đạt được từ khi xuất hiện biến thể Delta vào năm ngoái.

Giờ đây với Omicron, khả năng lây nhiễm thậm chí còn mạnh hơn, mọi người vẫn có nguy cơ tái nhiễm. Tuy nhiên, mục tiêu của Chính phủ Việt Nam là đạt được miễn dịch cộng đồng khi 70% dân số được tiêm vaccine.

Việt Nam chắc chắn đã đạt được mục tiêu đó và thậm chí còn vượt xa mục tiêu đề ra khi gần 50% dân số đã tiêm liều bổ sung (mũi thứ 3). Mặc dù các ca mắc COVID-19 đã tăng mạnh kể từ sau Tết, chúng ta vẫn trong trạng thái 'bình thường mới' vì các ca bệnh nặng và tử vong được kiểm soát nhờ tỉ lệ tiêm chủng cao, hệ thống y tế không còn ở trong tình trạng quá tải.

Cần bao nhiêu liều vaccine để được miễn dịch với virus?

Theo ông Nitin Kapoor, các nhà khoa học và các cơ quan quản lý trên toàn thế giới vẫn đang nghiên cứu về khả năng tiêm mũi thứ 4 hoặc tiêm thường niên. Một số quốc gia đã phê chuẩn việc tiêm liều thứ tư cho một số nhóm bệnh nhân bao gồm người cao tuổi, người suy giảm miễn dịch và nhóm người dễ bị tổn thương.

Chúng ta không thể tiên lượng trước điều gì trong bất kỳ một đại dịch nào và đều luôn mong rằng biến thể Omicron báo hiệu sự kết thúc của đại dịch, để cuộc sống có thể trở lại bình thường như vốn có, để chúng ta có thể đoàn tụ với gia đình mà không phải lo sẽ lây bệnh cho họ. Sự xuất hiện của biến thể Deltacron, đây là sự kết hợp của biến thể Delta và Omicron, cũng như các biến thể khác đang được nghiên cứu và theo dõi.

Nhận thức rõ tầm quan trọng và nhu cầu của việc tiêm liều thứ tư, AstraZeneca đang tích cực nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng đối với liều thứ tư. Bộ Y tế Việt Nam cho biết việc tiêm vaccine liều thứ tư đang được cân nhắc, trước hết là đối với các nhóm nguy cơ cao, sau đó có thể là đối với toàn dân.

Ngoài ra, có thể cân nhắc tới các giải pháp khác như tiêm kháng thể đơn dòng để bảo vệ những người dễ bị tổn thương. Đối với việc tiêm liều tăng cường, chúng tôi sẽ phải tiếp tục nghiên cứu cách thức loại virus này biến đổi và luôn sẵn sàng điểu chỉnh và thay đổi các giải pháp hiện tại nhằm bảo vệ lâu dài cho toàn xã hội.

Tuy nhiên, trong bối cảnh tỉ lệ tiêm chủng cao, số ca mắc COVID-19 hằng ngày vẫn rất cao. Lý do đằng sau điều này là gì?

Nguyên nhân của đợt bùng phát này là do biến thể Omicron. Biến thể này có khả năng lây truyền nhanh hơn rất nhiều so với các biến thể ban đầu. Theo số liệu của Bộ Y tế, biến thể phụ BA.2 hiện đang chiếm ưu thế nhất tại Việt Nam. Mức độ lây nhiễm của biến thể này gấp 10, có nghĩa là một người bị nhiễm bệnh có thể tiếp tục lây nhiễm cho 10 người khác.

Chính phủ các quốc gia phải cân bằng giữa việc mở cửa nền kinh tế và ngăn chặn sự bùng phát của dịch bệnh. Ông Nitin Kapoor cho rằng Việt Nam đã đúng hướng khi chọn cách sống an toàn với COVID-19 trong bối cảnh phần lớn dân số đã được tiêm phòng đầy đủ.

Hầu hết các loại vaccine hiện đang được sử dụng tiếp tục có hiệu quả trong việc ngăn ngừa diễn biến bệnh nặng, các trường hợp nhập viện và tử vong. Điều này lý giải vì sao Việt Nam ghi nhận trung bình hơn 250.000 ca nhiễm mỗi ngày, nhưng các trường hợp nhiễm nặng vẫn trong tầm kiểm soát. Những ngày gần đây, chúng ta đều nhận thấy rõ xu hướng giảm ca nhiễm và hy vọng rằng đây là sự báo hiệu đợt dịch này đã đạt đỉnh và bắt đầu suy giảm.

Việt Nam đã đúng khi ưu tiên tiêm chủng trước khi mở cửa hoàn toàn - Ảnh 3.

Tính đến ngày 25/3/2022, hơn 77,8 triệu người dân trên tổng số 98 triệu người đã được tiêm chủng đầy đủ

Đúng đắn khi mở cửa hoàn toàn

Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty AstraZeneca Việt Nam bày tỏ tin tưởng vào quyết định của Chính phủ Việt Nam mở cửa hoàn toàn du lịch vào thời điểm này trong khi vẫn áp dụng một số biện pháp bảo đảm an toàn như xét nghiệm trước khi nhập cảnh, khai báo y tế và theo dõi sức khỏe. Du lịch là một cấu phần quan trọng của nền kinh tế.

Việt Nam đã làm rất tốt trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus so với nhiều quốc gia khác, vì thế đã đến lúc đẩy nhanh quá trình phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, điều quan trọng là vẫn phải duy trì cảnh giác và theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình để có thể đưa ra những thay đổi chính sách kịp thời khi cần thiết.

Theo ông Nitin Kapoo, việc đi du lịch lúc này tương đối an toàn với người khỏe mạnh. Tuy nhiên, một bộ phận dân số nên cân nhắc điều này, đặc biệt những người có nguy cơ cao diễn biến bệnh nặng do suy giảm miễn dịch, không có khả năng đáp ứng miễn dịch đầy đủ với vaccine hoặc không thể tiêm vaccine.

Hầu hết các trường hợp bệnh nặng hoặc tử vong ghi nhận những ngày vừa qua thuộc nhóm dễ bị tổn thương này. Họ vẫn đang sống trong sợ hãi và lo lắng. Vì vậy, chúng ta có trách nhiệm trong việc xử lý những nhu cầu chưa được đáp ứng này để tạo thêm một lớp bảo vệ cho toàn xã hội. AstraZeneca rất tự hào hợp tác chặt chẽ với Chính phủ, Bộ Y tế và các đối tác để cung cấp các kháng thể đơn dòng ngừa COVID-19 cho những bệnh nhân có nhu cầu.

Đọc thêm

Gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Thủ tướng Phạm Minh Chính có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai các giải pháp tháo gỡ cho các dự án năng lượng tái tạo. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Chiều 12/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến công bố và triển khai Nghị quyết của Chính phủ về chủ trương, phương hướng tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo (gọi tắt là Nghị quyết).

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang
(PLVN) - Chiều ngày 12/12, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025. Dự hội nghị có ông Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

Bảo vệ và giáo dục quyền con người được thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức

Thủ tướng phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Nhật Bắc
(PLVN) - "Tại Việt Nam, việc bảo vệ quyền con người và giáo dục quyền con người được thực hiện thường xuyên, xuyên suốt, được khẳng định trong đường lối, chính sách, tổ chức thực hiện với tất cả trách nhiệm, không hình thức", Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức ngày 11/12.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng tỉnh Đồng Tháp phát triển trong nhóm dẫn đầu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Sáng 11/12, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng Đoàn Công tác của Trung ương đã thăm và làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Tháp về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đồng Tháp lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025; việc thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm, bảo vệ quyền con người

Toàn cảnh Hội nghị tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Ảnh: V.Anh
(PLVN) - Sáng 11/12, Hà Nội và các điểm cầu trực tuyến tại 63 tỉnh, thành phố diễn ra Hội nghị toàn quốc về giáo dục quyền con người, do Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị.