Chủ tàu cá có phải mua cả BHXH bắt buộc và BH tại các doanh nghiệp kinh doanh BH?

Chủ tàu cá có phải mua cả BHXH bắt buộc và BH tại các doanh nghiệp kinh doanh BH?
(PLO) - Không có ngư dân nào được chủ tàu tham gia bảo hiểm (BH) tai nạn lao động (TNLĐ) - bệnh nghề nghiệp (BNN) bắt buộc theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội (BHXH), nhưng lại có đến 92,9% ngư dân được mua “Bảo hiểm tai nạn thuyền viên” (BHTNTV) bắt buộc của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm (DNKDBH). Vậy đâu là nguyên nhân của thực trạng này? 

Tham gia Bảo hiểm xã hội hay mua bảo hiểm của các doanh nghiệp?

Theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng…, thì thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Theo Luật Việc làm, người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) khi làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.

Còn Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) quy định người sử dụng lao động (NSDLĐ) phải có trách nhiệm tham gia BH TNLĐ - BNN  cho người lao động (NLĐ) thuộc trường hợp bắt buộc tham gia BHXH theo Luật BHXH. 

Như vậy, BHXH bắt buộc bao gồm các loại BH thành phần là: BHXH (hưu trí và tử tuất), BH TNLĐ - BNN, BHTN, bảo hiểm y tế (BHYT). Đây là loại hình BH do Nhà nước tổ chức, đảm bảo hài hòa được quyền lợi của NLĐ, NSDLĐ, đảm bảo an sinh xã hội.

Tuy nhiên, cũng với chính sách BHTNTV (thực chất là BH TNLĐ - BNN), Bộ Tài chính có Quyết định số 128/1999/QĐ-BTC ngày 25/10/1999 về việc ban hành quy tắc, biểu phí, số tiền BHTNTV và BH mọi rủi ro thân tàu đối với phương tiện đánh bắt hải sản xa bờ thì “Doanh nghiệp bảo hiểm, thuyền viên làm việc và sinh hoạt trên các phương tiện nghề cá có nghĩa vụ thực hiện chế độ bảo hiểm bắt buộc tai nạn thuyền viên”. Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thuỷ sản cũng quy định đối với thuyền viên phải có “Giấy chứng nhận bảo hiểm thuyền viên”. Tương tự, Nghị định số 71/2015/NĐ-CP ngày 03/9/2015 của Chính phủ về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đối với thuyền viên phải có “Giấy chứng nhận bảo hiểm thuyền viên theo quy định của pháp luật”. Nghị định số 103/2013/NĐ-CP ngày 12/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính (XPVPHC) đối với hành vi không mua BHTNTV cho thuyền viên làm việc trên tàu cá theo quy định của pháp luật từ 2 triệu đến 5 triệu đồng.

Quy định trên cho thấy, quyền lợi của ngư dân khi bị TNLĐ được pháp luật bảo vệ bởi việc bắt buộc NSDLĐ (chủ tàu) phải đồng thời tham gia BH TNLĐ – BNN cho họ nếu thuộc trường hợp BHXH bắt buộc theo Luật BHXH, Luật ATVSLĐ và BHTNTV theo các Nghị định và Quyết định của Bộ Tài chính. 

Văn bản dưới luật đang nghiêng về bảo vệ quyền lợi cho doanh nghiệp

Qua kết quả khảo sát 155 phiếu của 155 ngư dân làm việc trên tàu cá của các doanh nhiệp đánh bắt thuỷ sản của Kiên Giang thì số năm lao động (LĐ) trên biển bình quân của  mỗi ngư dân là 11 năm, trong đó thời gian ngắn nhất là 01 năm và thời gian LĐ dài nhất là 40 năm. Nghiên cứu còn nhận thấy, thời gian LĐ của ngư dân trên biển trong một năm: bình quân là 10,26 tháng, ít nhất là 7 tháng, nhiều nhất là 12 tháng và đa số các ngư dân LĐ trên biển khoảng 10 tháng. Từ đó, có thể đi đến kết luận là hầu hết ngư dân làm việc trên tàu cá, nhất là tàu có công suất lớn đánh bắt xa bờ đều thuộc diện bắt buộc phải tham gia BHXH. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cũng như thông tin của BHXH tỉnh cho biết: không có chủ tàu và ngư dân nào tham gia BHXH, BH TNLĐ - BNN, BHYT, BHTN,  nhưng lại có đến 92,9% ngư dân được chủ tàu mua BHTNTV của các DNKDBH. Nguyên nhân của tồn tại này thì nhiều, nhưng chủ yếu là do: 

Thứ nhất, bất cập trong tham gia BH TNLĐ - BNN bắt buộc: Luật ATVSLĐ bắt buộc NSDLĐ phải đóng BH TNLĐ - BNN thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo Luật BHXH, không bắt buộc phải mua BH TNLĐ tại các DNKDBH. Tuy nhiên, các văn bản như: Quyết định số 128/1999/QĐ-TTg, Nghị định số 66/2005/NĐ-CP, Nghị định số 71/2015/NĐ-CP, Nghị định số 103/2013/NĐ-CP lại quy định chủ tàu phải mua BHTNTV, XPVPHC đối với hành vi không mua BHTNTV, trong khi đó BHTNTV chỉ có ở DNKDBH. 

Thứ hai, tham gia BH TNLĐ - BNN cho thuyền viên, chủ tàu hàng tháng phải đóng BHXH, BH TNLĐ - BNN, BHYT, BHTN cho NLĐ một khoản tiền đáng kể là 21% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH, trong đó BH TNLĐ - BNN là 0,5%. Ví dụ: một ngư dân tiền lương một tháng là 12 triệu đồng (bao gồm cả tiền lương cố định và tiền lương theo sản phẩm đánh bắt) thì chủ tàu phải đóng BH TNLĐ - BNN cho họ một năm là  720.000 đồng. Quy định này là hoàn toàn phù hợp, hài hoà lợi ích giữa NLĐ và NSDLĐ, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, đảm bảo an sinh xã hội. Tuy nhiên, nếu chủ tàu mua BHTNTV của DNKDBH thì mức tối thiểu chỉ là 28.000 đồng/thuyền viên/năm, theo đó mức chi trả của DNKDBH theo mức phí này cũng rất thấp, tối đa là 10 triệu đồng/vụ tai nạn. 

Thứ ba, tất cả các tàu cá xuất - nhập bến phải chịu sự kiểm soát của Trạm/Đồn Biên phòng, trong đó thuyền viên trên tàu cá phải có danh sách thuyền viên, có BHTNTV… Bên cạnh, Bộ đội Biên phòng có quyền XPVPHC “đối với hành vi không mua bảo hiểm thuyền viên theo quy định của pháp luật” theo Nghị định số 103/2013/NĐ-CP, mà không có quyền XPVPHC về hành vi “không tham gia BHXH”, “chậm đóng BHXH bắt buộc” theo Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ. 

Thứ tư, các DNKDBH có chính sách linh hoạt, chấp nhận bán BH TNLĐ cho thuyền viên theo số lượng người/tàu cá/năm mà không cần họ tên NLĐ cụ thể, trong khi đó tham gia BH TNLĐ - BNN tại BHXH phải có danh sách NLĐ cụ thể. Đóng BHXH, mỗi NLĐ được cấp một “Sổ bảo hiểm xã hội” (không thể hiện BH TNLĐ – BNN) và “Thẻ bảo hiểm y tế”. Mua BHTNTV, NSDLĐ  được cấp “Giấy chứng nhận bảo hiểm tàu cá” hoặc “Giấy chứng nhận khai thác hải sản” trong đó thể hiện các loại hình BH như: Thân tàu, ngư lưới cụ, rủi ro đặc biệt, trách nhiệm dân sự của chủ tàu, tai nạn thuyền viên. 

Thử đặt phép tính: Ngư dân có mức lương 12 triệu đồng/tháng bị TNLĐ với mức suy giảm khả năng LĐ là 5%. Nếu tham gia BH TNLĐ - BNN thì được bồi thường 1,5 x 12 triệu = 18 triệu đồng, BHXH trợ cấp một lần 5 x 1.300.000 đồng (tháng lương cơ sở) = 6.500.000 đồng. Tổng cộng ngư dân bị TNLĐ được hưởng từ NSDLĐ và BHXH là 24.500.000 đồng (theo điểm a khoản 4 Điều 38 và điểm a khoản 2 Điều 48 Luật ATVSLĐ). Ngoài ra, BHXH còn trợ cấp hàng tháng, trợ cấp phục vụ, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp...nếu đáp ứng điều kiện % suy giảm khả năng LĐ. Tuy nhiên, nếu mua BHTNTV với mức tối thiểu là 28.000 đồng/năm/ngư dân thì mức tối đa DNKDBH và chủ tàu trả cho ngư dân bị tai nạn một lần chỉ là 18 triệu đồng theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 38 và khoản 3 Điều 39 Luật ATVSLĐ, không có các chế độ khác như BHXH.  

Với đặc thù làm việc trên biển, hàng ngày ngư dân phải luôn đối mặt với tai nạn, rủi ro rất cao đến từ thiên tai, nhân tai. Nhưng với những bất cập trong chính sách BH TNLĐ cho ngư dân nêu trên, 73.710 ngư dân của Kiên Giang và hàng triệu ngư dân trên cả nước đang bị thiệt thòi, quyền lợi của họ không được bảo đảm khi bị TNLĐ nếu không kịp thời sửa đổi, thay thế, hủy bỏ những văn bản quy phạm pháp luật không còn phù hợp hoặc trái luật, không ban hành chính sách BHXH về TNLĐ một cách linh hoạt. 

Đọc thêm

Tiếp vụ dấu hiệu vi phạm trong xây dựng NTM tại Thanh Hóa: Cơ quan chức năng kết luận về nội dung tố cáo

Hạng mục công trình rãnh thoát nước đã được thanh tra, xác minh. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Liên quan sự việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong xây dựng nông thôn mới (NTM) tại thôn Kim Bôi, xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa; UBND huyện Đông Sơn (nay là TP Thanh Hóa) đã ban hành kết luận nội dung tố cáo; theo đó, nội dung công dân tố cáo sai phạm trong xây dựng các hạng mục công trình xây dựng NTM kiểu mẫu tại thôn Kim Bôi, là tố cáo đúng.

Mức xử phạt đối với vi phạm an toàn thực phẩm khi kinh doanh dịch vụ ăn uống tại các lễ hội

Luật sư Hoàng Thị Hương Giang.
(PLVN) - Bạn Khánh Linh (Quảng Ninh) hỏi: Hiện đang là thời điểm diễn ra mùa lễ hội tại nhiều địa phương trên cả nước. Đi kèm theo các lễ hội là dịch vụ ăn uống rất phong phú, đa dạng cung cấp cho khách du xuân. Tuy nhiên, dịch vụ ăn này thường mang tính chất thời vụ nên có nhiều hộ kinh doanh còn thiếu các yêu cầu cần thiết để đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP). Vậy, khi các cơ sở hoặc cá nhân kinh doanh dịch vụ ăn uống vi phạm quy định ATTP sẽ bị mức phạt như thế nào?

Người bán không đưa sổ đỏ, người mua có làm thủ tục sang tên được không?

Luật sư Hoàng Tuấn Vũ.
(PLVN) - Bạn Nhật Nam (Hà Nội) hỏi: Trong giao dịch mua bán đất, xảy ra trường hợp người mua đã hoàn tất nghĩa vụ thanh toán cho người bán, tuy nhiên, sau khi hoàn tất giao dịch, người chuyển nhượng lại không trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) cho người mua. Xin hỏi, trong trường hợp này, người mua có thực hiện được thủ tục đăng ký sang tên không?

Có thể hạ tuổi nghỉ hưu với cán bộ nữ?

Có thể hạ tuổi nghỉ hưu với cán bộ nữ?
(PLVN) -  Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có văn bản trả lời cử tri về đề nghị xem xét điều chỉnh hạ độ tuổi được nghỉ hưu là 55 tuổi cho đối tượng nữ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.

Từ 1/7/2025, trợ cấp nghỉ hưu tăng mạnh

Hình minh họa
(PLVN) - Từ ngày 1/7/2025, Luật Bảo Hiểm Xã Hội năm 2024 chính thức có hiệu lực với nhiều thay đổi quan trọng. Đặc biệt, mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu có thể tăng gấp 4 lần so với hiện nay, mang lại lợi ích lớn cho người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội dài.

Vụ khiếu nại quyết định bồi thường khi thu hồi đất tại Hà Nội: UBND quận Long Biên thông tin

Vụ khiếu nại quyết định bồi thường khi thu hồi đất tại Hà Nội: UBND quận Long Biên thông tin
(PLVN) - Thông tin đến Báo PLVN về vụ việc khiếu nại liên quan đến bố trí tái định cư (TĐC) cho hộ bà Lại Thị Nghĩa, UBND quận Long Biên cho biết, đề nghị được mua căn hộ tái định cư có diện tích tối thiểu là không đủ điều kiện xem xét và không đúng theo quy định tại thời điểm thu hồi đất thực hiện dự án.

Diễn biến sự việc dấu hiệu vi phạm trong cấp sổ đỏ tại Thanh Hóa: Văn phòng Đăng ký đất đai bị yêu cầu rút kinh nghiệm

Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ huyện Đông Sơn (cũ) bị đề nghị rút kinh nghiệm. (Ảnh: Nguyễn Tuấn)
(PLVN) - Báo PLVN vừa nhận được Thông báo 53/TB-STNMT ngày 7/2/2025 của Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Thanh Hóa về kết luận nội dung tố cáo của ông Nguyễn Bá Khương. Theo đó, Giám đốc Sở đề nghị Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai (ĐKĐĐ) rút kinh nghiệm trong việc ghi chép đầy đủ các thành phần hồ sơ trong đo đạc, cấp sổ đỏ theo đúng biểu mẫu; thực hiện nhiệm vụ sắp xếp, lưu giữ, quản lý hồ sơ và cung cấp hồ sơ, tài liệu.

Xe máy chỉ lắp một gương chiếu hậu có bị xử phạt?

Luật sư Lê Hiếu.
(PLVN) - Bạn Nam Phong (Hà Nam) hỏi: Tôi mới mua xe máy và muốn thay đổi gương chiếu hậu của xe cho hợp thời trang. Tôi dự định chỉ lắp một gương chiếu hậu thì liệu có bị xử phạt không? Quy định gương chiếu hậu xe máy phải đáp ứng các điều kiện kỹ thuật như thế nào?