Chủ sở hữu 'bỏ mặc' phương tiện vi phạm có thể xem là hành vi từ bỏ quyền sở hữu tài sản

Rất nhiều chiếc xe vi phạm bị tạm giữ đã quá thời hạn xử lý.
Rất nhiều chiếc xe vi phạm bị tạm giữ đã quá thời hạn xử lý.
(PLVN) - Thời gian qua, nhiều phương tiện thông tin đại chúng có phản ánh về số lượng lớn các phương tiện giao thông đường bộ bị tạm giữ do vi phạm hành chính. Từ đó dẫn đến tình trạng quá tải của các bãi trông giữ phương tiện vi phạm tại các địa phương ngày càng tăng lên, để kéo dài nhiều năm nay, chậm được xử lý, gây lãng phí lớn đối với tài sản của xã hội. 

Trước thực trạng này, ngoài tăng cường công tác quản lý thì còn đòi hỏi phải khẩn trương hoàn thiện pháp luật có liên quan về xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Hơn 212 nghìn phương tiện quá hạn tạm giữ

Để giải quyết tình trạng trên, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương tập trung chỉ đạo, có biện pháp giải quyết dứt điểm theo quy định của pháp luật, không để lặp lại.

Ngày 25/6/2018, Văn phòng Chính phủ có Công văn số 5967/VPCP-PL thông báo ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, trong đó giao Bộ Tư pháp thành lập Đoàn công tác liên ngành, bao gồm lãnh đạo các đơn vị chức năng có liên quan của Bộ Tư pháp, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ để trực tiếp đôn đốc, kiểm tra, nắm tình hình và kết quả thực hiện cụ thể tại các địa phương.

Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Bộ Tư pháp có Công văn đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các lực lượng chức năng khẩn trương triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao, gửi báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình và kết quả thực hiện.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã thành lập Đoàn công tác liên ngành tiến hành việc kiểm tra, nắm bắt tình hình và kết quả thực hiện công tác xử lý phương tiện giao thông đường bộ vi phạm hành chính tại một số địa phương là TP Hà Nội, Đà Nẵng và tỉnh Đồng Nai.

Trên cơ sở tổng hợp báo cáo của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và kết quả kiểm tra trực tiếp tại một số địa phương, Bộ Tư pháp đã có Báo cáo số 267/BC-BTP gửi Thủ tướng Chính phủ. Báo cáo cho hay, tổng số phương tiện đang được quản lý tại các điểm trông giữ phương tiện vi phạm trong cả nước là 252.671 phương tiện.

Trong đó, có 212.242 phương tiện đã quá thời hạn tạm giữ; số phương tiện quá thời hạn tạm giữ đủ điều kiện để trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý và sử dụng hợp pháp là: 44.072 phương tiện; số phương tiện quá thời hạn tạm giữ bị tịch thu sung công là: 91.447 phương tiện.

Hiện còn gần 75 nghìn phương tiện quá thời hạn tạm giữ bị tồn đọng tại các điểm trông giữ, chưa được xử lý. Đồng thời, Báo cáo cũng phân tích những khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện, đưa ra đề xuất, kiến nghị liên quan đến công tác chỉ đạo tổ chức thực hiện và đặc biệt là việc hoàn thiện nhiều quy định có liên quan của Luật Xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC), Nghị định số 115/2013/NĐ-CP, Nghị định số 46/2016/NĐ-CP, Thông tư số 02/2016/TT-BCA của Bộ Công an... 

Phải xử lý để không tạo gánh nặng cho xã hội

Hiện nay, Bộ Tư pháp đang tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành có liên quan để nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan như vừa nêu. Đáng chú ý, Bộ đã thẳng thắn phân tích nguyên nhân của thực trạng trên là xuất phát từ các quy định pháp luật về xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính còn nhiều bất cập.

Nhằm tháo gỡ những vướng mắc về pháp luật, Bộ dự kiến hoàn thiện một số quy định về xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính trong lần sửa đổi, bổ sung Luật XLVPHC năm 2012 tới đây. Cụ thể, đề xuất bỏ quy định về việc phải thuê tổ chức bán đấu giá trên địa bàn tỉnh nơi xảy ra hành vi vi phạm để thực hiện việc bán đấu giá; sửa đổi việc thành lập hội đồng xử lý tang vật, phương tiện bị tịch thu.

Đồng thời, đề xuất rút ngắn thời gian thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền tạm giữ trong trường hợp phương tiện vi phạm hành chính đã quá thời hạn tạm giữ mà người vi phạm không đến nhận (không có lý do chính đáng) hoặc trường hợp không xác định được người vi phạm để cơ quan có thẩm quyền có thể nhanh chóng tiến hành các thủ tục bán đấu giá, thanh lý tang vật, phương tiện vi phạm.

Bàn về dự kiến sửa đổi, bổ sung trên, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật Nguyễn Hồng Tuyến gợi ý nên chăng phân loại các tang vật, phương tiện vi phạm theo giá trị tang vật nhằm bảo đảm tuân thủ thời hạn xử lý tang vật bởi trong một số trường hợp tang vật có giá trị cao thì thời gian thông báo bị rút ngắn có thể chưa đủ để chủ sở hữu/người vi phạm biết được.

Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý Nguyễn Văn Cương thì đồng tình cần thiết phải sửa đổi quy định về xử lý tang vật, phương tiện vì pháp luật không thể khuyến khích người lười (người bỏ mặc tài sản đã quá hạn xử lý mà họ là chủ sở hữu). Trong trường hợp đó có thể xem là hành vi từ bỏ quyền sở hữu tài sản tại Điều 239 Bộ luật Dân sự năm 2015 và cần có cách xử lý dứt khoát để không tạo gánh nặng cho xã hội.

Tin cùng chuyên mục

Các thành viên Đoàn công tác của Học viện Múa Việt Nam

Những người mang “cơn gió mát lành” đến với đảo Trường Sa

(PLVN) -Với những gương mặt còn rất trẻ, được tuyển chọn kỹ càng từ những học sinh, sinh viên ưu tú của Học viện Múa Việt Nam, những tiết mục họ mang đến cho các cán bộ, chiến sỹ trong chuyến công tác đến với quần đảo Trường Sa trong những ngày cuối tháng 4 vừa qua, thực sự là những “cơn gió mát lành”, những món ăn tinh thần không thể thiếu.

Đọc thêm

Hoàn thiện khung pháp lý để tài sản số trở thành tài sản bảo đảm

Hoàn thiện khung pháp lý để tài sản số trở thành tài sản bảo đảm
(PLVN) - Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế số và quá trình chuyển đổi xanh, liệu các loại tài sản mới như tài sản số, tín chỉ carbon có thể và sẽ được chấp nhận như thế nào với vai trò là tài sản bảo đảm cho khoản vay tại các tổ chức tín dụng tại Việt Nam?

Đại úy Đoàn Nguyên Khang: “Sức trẻ - chí trẻ” ở đồn Biên phòng cửa khẩu Mỹ Quý Tây

Đại úy Đoàn Nguyên Khang, Trạm trưởng Trạm Biên phòng Mỹ Quý Tây
(PLVN) -  Đại uý Đoàn Nguyên Khang chưa tròn 30 tuổi, là 1 trong 9 gương mặt tiêu biểu của tỉnh Long An, đại diện cho khát vọng tuổi trẻ, lan tỏa thông điệp về một thế hệ sống có trách nhiệm, đổi mới tư duy sáng tạo, kiên trì theo đuổi ước mơ, vượt qua giới hạn bản thân, tự tin hội nhập vươn ra biển lớn

Thể chế rõ ‘cơ chế đặc biệt về nhập quốc tịch’ theo Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trình bày Tờ trình tóm tắt dự án Luật. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam được xây dựng nhằm thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng trong tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài khi thực hiện thủ tục nhập/trở lại quốc tịch Việt Nam.

Sức sống mới trên đảo Trường Sa

Cán bộ, chiến sỹ đảo Trường Sa giao lưu trong một tiết mục giao lưu văn nghệ
(PLVN) -Những ngày tháng Tư, Trường Sa đang là mùa khô, khí hậu khắc nghiệt, nắng cháy da người nhưng kỳ lạ trên đảo vẫn mướt một màu xanh, từ cảnh quan, cây trồng, đến vườn ươm, vườn rau trong khuôn viên của cán bộ, chiến sỹ. Sức sống mãnh liệt trên đảo giống như con người nơi đây, càng khó khăn, càng can trường, quả cảm, vì nhiệm vụ thiêng liêng canh giữ biển trời Tổ quốc.

Ông Đoàn Trung Kiên được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh

Ông Đoàn Trung Kiên được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh
(PLVN) -Sáng 28/4, HĐND tỉnh Tây Ninh khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026, đã tổ chức Kỳ họp thứ 20 (Kỳ họp chuyên đề) để kiện toàn nhân sự lãnh đạo và thông qua nhiều nội dung quan trọng về tổ chức hành chính cấp tỉnh. Kỳ họp có sự tham dự của đoàn công tác Bộ Tư pháp do Thứ trưởng Nguyễn Thanh Ngọc dẫn đầu.

Bảo đảm chặt chẽ khi sửa đổi quy định về xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật XLVPHC. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, sẽ bổ sung quy định xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ trong trường hợp hết thời hạn tạm giữ nhằm góp phần rút ngắn thời gian, quy trình xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, khắc phục tình trạng tồn đọng, quá tải trong bảo quản, quản lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ thời gian qua, đồng thời, giúp tránh thất thoát, lãng phí tài sản.

Luật sư Lê Hải Lâm: Một đời gắn bó với việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Luật sư Lê Hải Lâm, Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Hội Luật gia tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Sau khi nghỉ hưu , với lòng say mê, nhiệt huyết, Luật sư Lê Hải Lâm (SN 1956 ) tiếp tục tận tuỵ với nghề , tư vấn pháp luật , trợ giúp pháp lý. Qua đó, tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho hàng chục ng hìn người, trong đó có các chức sắc tôn giáo của nhiều tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh ... Hiện ông hành nghề tại Đoàn Luật sư tỉnh, Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật Hội Luật gia tỉnh và Báo cáo viên pháp luật tỉnh Bạc Liêu .

Cán bộ, chiến sĩ trên đảo Trường Sa luôn có bản lĩnh chính trị vững vàng, ý chí kiên cường, bất khuất

Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam trao đổi với Thượng tá Phạm Tiến Điệp, Chính trị viên đảo Trường Sa.
(PLVN) -Những ngày này có mặt trên đảo Trường Sa, mỗi thành viên trong đoàn công tác số 10 đều cảm nhận khí thế phấn khởi, tươi vui, hào sảng của quân và dân trên đảo trong thời khắc đặc biệt - kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Trường Sa (29/4/1975 - 29/4/2025) và chào mừng nhiều sự kiện lịch sử của đất nước. Nhân dịp này, Phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã có cuộc trao đổi nhanh với Thượng tá Phạm Tiến Điệp, Chính trị viên đảo Trường Sa.

Công chứng bắt buộc đối với một số loại hợp đồng, giao dịch nhằm đảm bảo an toàn pháp lý

Hướng dẫn người dân làm thủ tục công chứng, ảnh congchungmyduc.com
(PLVN) -  Trong bối cảnh kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, số lượng và quy mô của các giao dịch nói chung, giao dịch về bất động sản nói riêng ngày càng tăng, việc bãi bỏ quy định công chứng, chứng thực bắt buộc đối với một số giao dịch về đất đai, nhà ở sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ về lừa đảo, tranh chấp .

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp về nguồn, thăm Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam

Đoàn công tác của Bộ Tư pháp trước nhà của đồng chí Võ Văn Kiệt tại Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam.
(PLVN) - Ngày 26/4, trong khuôn khổ chuyến công tác tại Tây Ninh và nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Đoàn công tác của Bộ Tư pháp gồm đại diện Bộ Tư pháp, Học Viện tư pháp cơ sở 2, ĐH Luật Hà Nội do đồng chí Phan Thị Hồng Hà, Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ - Bộ Tư pháp dẫn đầu, đã đến thăm Di tích lịch sử Căn cứ Trung ương Cục miền Nam.

Đề nghị giữ nguyên quy định về Hội đồng thẩm định dự án văn bản quy phạm pháp luật

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đề nghị không bỏ Hội đồng thẩm định đối với các dự án, các đề xuất do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Một số ý kiến đề nghị giữ nguyên quy định về Hội đồng thẩm định đối với các dự án, các đề xuất do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) bởi thời gian qua, Hội đồng thẩm định đã phát huy hiệu quả rất tốt.

Sửa đổi Luật Ban hành VBQPPL để phục vụ sắp xếp tổ chức bộ máy

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh trình bày Tờ trình tóm tắt dự án Luật. (Ảnh: Cổng TTĐTQH)
(PLVN) - Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, việc sửa đổi, bổ sung Luật Ban hành VBQPPL nhằm thể chế hóa đầy đủ quan điểm chỉ đạo của Đảng, Kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, định hướng sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp, Luật Tổ chức chính quyền địa phương về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp (cấp tỉnh và cấp xã)…