Chủ nhân Giải thưởng Chính VinFuture tiếp tục được trao giải Nobel

GS. Katalin Kariko và TS. Drew Weissman nhận Giải thưởng Chính VinFuture mùa đầu tiên, tháng 1/2022.
GS. Katalin Kariko và TS. Drew Weissman nhận Giải thưởng Chính VinFuture mùa đầu tiên, tháng 1/2022.
(PLVN) - Hai năm sau khi được vinh danh với Giải thưởng Chính VinFuture mùa đầu tiên, công trình nghiên cứu về vaccine mRNA ngừa COVID-19 của hai nhà khoa học Katalin Kariko và Drew Weissman tiếp tục được trao giải Nobel Y Sinh 2023. Theo chuyên gia Phạm Chi Lan, sự tiên phong của VinFuture cho thấy các tiêu chí đánh giá của Giải thưởng rất sát, kịp thời và thiết thực với thời đại ngày nay.

Cú đúp giải thưởng toàn cầu

Ngày 2/10/2023, Hội đồng Nobel của Thụy Điển công bố giải Nobel Y sinh năm 2023 thuộc về hai nhà khoa học Katalin Kariko, nữ giáo sư chuyên ngành hóa sinh - sinh học phân tử người Hungary và Drew Weissman, nhà khoa học người Mỹ với công trình nghiên cứu về công nghệ mRNA trong sản xuất vaccine ngừa COVID-19.

Được công bố năm 2005, khám phá của GS. Kariko và TS. Weissman mở đường cho sự ra đời của vaccine Pfizer và Moderna ngừa COVID-19. Nghiên cứu mang tính đột phá này cũng cho thấy tiềm năng vượt trội trong việc phát triển các loại thuốc mới chống lại các loại bệnh khác như HIV, ung thư, tự miễn và bệnh di truyền.

Ban đầu, giới khoa học đã không thực sự quan tâm đến công trình mới mang tính đột phá này. Tuy nhiên, từ cuối năm 2019 khi COVID-19 xuất hiện và trở thành một trong những thảm họa sức khỏe nghiêm trọng nhất trên toàn cầu trong nhiều chục năm qua, mRNA trở thành tia hy vọng, giúp quá trình phát triển vaccine diễn ra với tốc độ kỷ lục, cứu sống hàng tỷ người.

Cộng đồng khoa học quốc tế đã không còn xa lạ với cái tên Kariko và Weissman bởi giữa lúc đại dịch COVID-19 đang phủ bóng đen toàn cầu, công trình nghiên cứu của họ đã được VinFuture xướng tên với Giải thưởng Chính trị giá 3 triệu USD.

Mặc dù đã được vinh danh bởi nhiều giải thưởng quốc tế lớn, Giải thưởng VinFuture vẫn có vị trí đặc biệt đối với TS. Karikó. Trong một chia sẻ vào cuối tháng 6/2023, bà nhấn mạnh tầm quan trọng của việc có những giải thưởng khoa học đến từ các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là những giải thưởng có uy tín, vì sẽ thu hút sự chú ý không chỉ ở trong nước mà còn trên phạm vi toàn cầu.

“Điều này thể hiện tầm nhìn của những nhà sáng lập về khả năng thay đổi thế giới của các phát minh khoa học, công nghệ. VinFuture đã giúp nâng cao hình ảnh và vị thế của Việt Nam trên bản đồ khoa học quốc tế”, “mẹ đẻ” của vaccine mRNA đánh giá.

Tầm nhìn và tầm vóc của giải thưởng VinFuture

Là một trong những chuyên gia đồng hành cùng VinFuture ngay từ khi giải thưởng được công bố, năm 2020, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, cho biết bà rất vui mừng và tự hào khi biết tin 2 chủ nhân của Giải thưởng Chính VinFuture mùa đầu tiên chiến thắng thêm giải Nobel năm 2023.

“Mẹ đẻ” của vaccine mRNA ngừa COVID-19 khẳng định: “Từ VinFuture, các nhà khoa học thế giới đã hiểu hơn về một Việt Nam đang mạnh mẽ vươn ra quốc tế".

“Mẹ đẻ” của vaccine mRNA ngừa COVID-19 khẳng định: “Từ VinFuture, các nhà khoa học thế giới đã hiểu hơn về một Việt Nam đang mạnh mẽ vươn ra quốc tế".

Với lịch sử lâu đời, Nobel vẫn được xem là một trong những giải thưởng cao quý nhất với giới khoa học toàn cầu. Lần này, giải Nobel Y sinh 2023 được trao cho 2 nhà khoa học trước đó đã được VinFuture trao giải cao nhất trong mùa đầu tiên, là minh chứng cho thấy VinFuture đã đặt mục tiêu rất đúng khi chọn lựa và trao giải cho những nhà khoa học có thành tựu đột phá, đóng góp vào cuộc sống của hàng triệu người trên trái đất.

Điều đáng nói hơn là VinFuture đã trao giải cho GS. Kariko và TS. Weissman ngay từ năm 2021, khi COVID-19 mới được tạm khống chế trên toàn cầu và khi thế giới còn chưa đánh giá toàn diện được đóng góp mang tính thời đại của nghiên cứu này vào thời điểm đại dịch đang cam go nhất.

“Việc quyết định trao giải cho GS. Kariko và TS. Weissman cho thấy tầm nhìn của VinFuture. Đặc biệt, giải thưởng lúc đó nhận được sự đồng thuận, đánh giá cao của cộng đồng khoa học trên thế giới cũng như những người theo dõi giải thưởng. Ngay trong mùa đầu tiên, giải thưởng VinFuture đã được trao cho những nhà khoa học hoàn toàn xứng đáng. Hai năm sau, Nobel tiếp tục trao giải cho 2 nhà khoa học, cho thấy, Nobel càng khẳng định sự đúng đắn của VinFuture khi chọn những nhân vật xuất sắc. Sự tiên phong của VinFuture còn cho thấy các tiêu chí đánh giá rất sát, kịp thời và thiết thực với thời đại ngày nay”, chuyên gia Phạm Chi Lan đánh giá.

Chuyên gia Phạm Chi Lan đánh giá việc trao giải cho GS. Kariko và TS. Weissman trước Nobel 2 năm cho thấy tầm nhìn và tính tiên phong của VinFuture.

Chuyên gia Phạm Chi Lan đánh giá việc trao giải cho GS. Kariko và TS. Weissman trước Nobel 2 năm cho thấy tầm nhìn và tính tiên phong của VinFuture.

Cũng theo chuyên gia Phạm Chi Lan, tính cập nhật tạo nên sự khác biệt của VinFuture so với Nobel hay các giải thưởng danh giá khác, giúp VinFuture mang đầy hơi thở cuộc sống của thế giới đương đại.

“Tính tiên phong trong cách tiếp cận, trao giải cho những nhà khoa học có đóng góp cho cuộc sống của nhân loại thể hiện sự khác biệt của VinFuture, nhất là trong bối cảnh thế giới đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức hiện nay. Điều này có tác động cổ vũ kịp thời cộng đồng nghiên cứu khi tạo ra những phát minh, sáng chế có ý nghĩa thiết thực với cả nhân loại”, nữ chuyên gia phân tích.

Từ Nhật Bản, GS. Trần Văn Thọ, giáo sư danh dự tại Đại học Waseda, Tokyo, Nhật Bản, nguyên thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cũng cho biết, ông rất vui khi một tổ chức giải thưởng của Việt Nam đã đi trước thế giới một bước khi có khả năng lựa chọn, đánh giá và tôn vinh các công trình nghiên cứu có đóng góp to lớn cho nhân loại ngay từ 2 năm trước.

“Điều này cho thấy VinFuture đã phần nào có vai trò quan trọng trong việc đánh giá và thúc đẩy nghiên cứu trong lĩnh vực Khoa học Công nghệ toàn cầu, góp phần nâng cao vị thế Việt Nam trên thế giới”, GS. Trần Văn Thọ nhận xét.

Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, đánh giá, cú đúp giải thưởng của công trình nghiên cứu về vaccine mRNA ngừa COVID-19 cho thấy giá trị và tầm vóc toàn cầu của VinFuture, sánh ngang với các giải thưởng lâu đời như Nobel.

“Công trình nghiên cứu của GS. Kariko và TS. Weissman từng nhiều năm không được giới khoa học quan tâm và chỉ thực sự nổi lên khi COVID-19 xuất hiện. Khi thế giới còn chưa nhìn nhận được đầy đủ về đóng góp đột phá của nghiên cứu này với nhân loại thì VinFuture đã vinh danh, điều này càng khẳng định tính tiên phong và tầm vóc của giải thưởng”, TS. Nguyễn Sĩ Dũng nhấn mạnh.

Đọc thêm

Kinh nghiệm quốc tế về bảo mật dữ liệu

Các công ty công nghệ lớn như Meta đều bị kiểm soát chặt chẽ bởi Đạo luật GDPR. (Ảnh: Cybernews)
(PLVN) - Trong kỷ nguyên số hóa toàn cầu, dữ liệu đã trở thành tài sản quý giá, đóng vai trò then chốt trong việc định hình các chiến lược kinh doanh, chính sách công và thậm chí cả an ninh quốc gia. Trên thế giới, nhiều quốc gia đã xây dựng và triển khai các khung pháp lý nhằm bảo vệ dữ liệu cá nhân và bảo đảm an ninh thông tin, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế số.

Visa và VNPT-Media: Hợp tác chiến lược thúc đẩy chuyển đổi số và tài chính toàn diện tại Việt Nam

Visa và VNPT-Media ký kết hợp tác chiến lược thúc đẩy chuyển đổi số và tài chính toàn diện tại Việt Nam.
(PLVN) - Visa (NYSE: V), công ty công nghệ thanh toán điện tử hàng đầu thế giới, và Tổng công ty Truyền thông (VNPT-Media) đơn vị thành viên của Tập đoàn VNPT, vừa ký kết hợp tác chiến lược nhằm thúc đẩy các giải pháp thanh toán kỹ thuật số và tăng cường tài chính toàn diện tại Việt Nam.

Liệu MC AI có thể thay thế được con người?

BTV ảo dẫn chương trình trên báo Lao Động. - Ảnh: Báo Lao động.
(PLVN) - Trí tuệ nhân tạo (AI) đang định hình lại ngành báo chí và truyền thông với tốc độ chóng mặt. Nhưng liệu AI có thể thay thế hoàn toàn con người trong vai trò MC và nhà báo? Đây là câu hỏi không chỉ gây tranh cãi mà còn mở ra những triển vọng lẫn thách thức cho tương lai.

Trợ lý số Manus AI ra mắt tại trung quốc, gây xôn xao giới công nghệ

Hình minh họa
(PLVN) - Trung Quốc vừa cho ra mắt một trợ lý số sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) được quảng bá có khả năng hoạt động độc lập mà không cần con người can thiệp, tạo ra những phản ứng trái chiều trong giới công nghệ. Một số chuyên gia bày tỏ sự lo ngại, trong khi những người khác lại tỏ ra thất vọng với sản phẩm này.

Hệ thống pin lớn nhất Châu âu đi vào hoạt động, có thể cung cấp điện cho toàn bộ Scotland trong hai giờ

Zenobē bắt đầu vận hành thương mại nhà máy pin Blackhillock ở Scotland. (Ảnh: Interesting Engineering)
(PLVN) - Tập đoàn Zenobē, một trong những đơn vị hàng đầu của Vương Quốc Anh trong lĩnh vực lưu trữ năng lượng bằng pin, vừa chính thức vận hành thương mại hệ thống pin Blackhillock tại Scotland. Đây được xem là cơ sở lưu trữ pin lớn nhất châu Âu, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc tích hợp năng lượng tái tạo và ổn định lưới điện.

Google phát triển chip Taara truyền internet bằng ánh sáng

Chip Taara (Ảnh: Interesting Engineering)
(PLVN) - Google vừa tiết lộ thêm thông tin về chip Taara – công nghệ truyền tải internet tốc độ cao bằng ánh sáng, hứa hẹn đạt tốc độ lên đến 20Gbps. Với khả năng loại bỏ hoàn toàn dây cáp, con chip này có thể thay đổi cách con người kết nối và sử dụng internet trong tương lai.

Trí tuệ nhân tạo đang thay đổi diện mạo ngành y tế Trung Quốc

Hình ảnh AI minh họa
(PLVN) - Các bệnh viện trên khắp Trung Quốc đang dần tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) vào thực tiễn lâm sàng, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực y tế. Điều này không chỉ giúp nâng cao hiệu quả chẩn đoán và điều trị mà còn mở ra triển vọng mới trong việc chăm sóc sức khỏe cho hàng triệu bệnh nhân.

oneSME - 'Chìa khóa mở cánh cổng' chuyển đổi số của doanh nghiệp

Sàn thương mại điện tử oneSME do VNPT phát triển đang thỏa mãn phần nào “cơn khát” công nghệ số của cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam.
(PLVN) - Sàn thương mại điện tử oneSME – nền tảng hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ do VNPT nghiên cứu và triển khai ứng dụng trong thực tiễn đã sớm thỏa mãn phần nào “cơn khát” công nghệ số của cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) Việt Nam thời điểm Nghị quyết 57-NQ/TW đang triển khai thực hiện sâu rộng.