Chữ ký điện tử: Đừng tạo thêm gánh nặng cho người dân và doanh nghiệp!

Chữ ký điện tử, chi phí không hề ảo. (Ảnh minh họa)
Chữ ký điện tử, chi phí không hề ảo. (Ảnh minh họa)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Nếu dự thảo Nghị định quy định về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy được thông qua, hàng năm ước tính một ngân hàng có thể phải chi phí lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Số tiền này ngân hàng sẽ thu lại từ người dân và doanh nghiệp (DN)…

Hiệp hội ngân hàng Việt Nam (VNBA) vừa có Văn bản số 332/HHNH-PLNV phúc đáp công văn số 2358/BTTTT-NEAC ngày 17/06/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông góp ý dự thảo Nghị định quy định về chữ ký điện tử và dịch vụ tin cậy.

Văn bản của VNBA nêu rõ, trên cơ sở ý kiến phản ánh của các ngân hàng, VNBA tiếp tục giữ nguyên quan điểm như góp ý tại các Công văn số 243/HHNH-PLNV ngày 10/5/2024, Công văn số 251/HHNH-PLNV ngày 15/5/2024, Công văn số 289/HHNH-PLNV ngày 3/6/2024:

Theo VNBA, việc dự thảo Nghị định quy định như nêu tại công văn 2358/BTTTT-NEAC là chưa phù hợp với quy định của Luật Giao dịch điện tử 2023 (luật không cấm). “Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD) cũng như làm tăng chi phí cho người dân và DN khi thực hiện giao dịch điện tử với các TCTD.” - Văn bản của VNBA nhấn mạnh.

Theo đó, ngay khi Luật Giao dịch điện tử 2023 và dự thảo Nghị định có hiệu lực, người dân và DN giao dịch với ngân hàng trên môi trường điện tử phải mua chữ ký số của các tổ chức cung cấp chữ ký số công cộng (CA) và áp dụng vào các giao dịch trực tuyến với Ngân hàng sẽ dẫn đến việc tốn kém chi phí cho toàn thể người dân và DN.

Theo ông Nguyễn Quốc Hùng - Tổng thư ký VNBA, các chi phí này người dân và DN phải chi trả, ngân hàng không thể và không bao giờ chi trả chi phí này.

“Theo ước tính một ngân hàng có thể phải chi phí lên đến hàng ngàn tỷ đồng hàng năm (và sẽ thu lại từ người dân và DN), vậy khi thực hiện, người dân và DN phản ứng, dư luận xã hội lên tiếng do trước khi Nghị định có hiệu lực thì họ không phải mất chi phí, nhất là trong bối cảnh hiện nay các DN và thu nhập của người dân còn gặp nhiều khó khăn…” - ông Hùng cho hay.

Được biết, hiện có khoảng gần 80% người Việt Nam trưởng thành có tài khoản ngân hàng và nhiều ngân hàng đã có trên 95% số lượng giao dịch được xử lý trên kênh số.

Nếu theo quy định của dự thảo Nghị định, thì các loại nghiệp vụ chủ yếu của TCTD như nhận tiền tiết kiệm, nhận tiền gửi, cấp tín dụng, giao dịch ngoại tệ… đều yêu cầu có chữ ký điện tử khi giao kết giao dịch.

VNBA cho biết, theo báo cáo của 1 trong 4 ngân hàng thương mại có vốn nhà nước thì đến thời điểm hiện tại, số lượng khách hàng giao dịch trên kênh số của ngân hàng này ước tính khoảng 12 triệu khách hàng, với số lượng giao dịch 6,5-7 triệu giao dịch/ngày (cả năm khoảng 2,3 tỷ giao dịch, bình quân 500 giao dịch/giây).

Như vậy khi dự thảo Nghị định có hiệu lực, với mức chi phí khảo sát qua các CA trên thị trường từ 550.000-1.800.000 VND/năm thì hàng năm khách hàng của ngân hàng này phải chi trả dịch vụ CA Provider lên đến từ 6.600 - 21.600 tỷ đồng chưa kể các chi phí khác phát sinh liên quan đến đầu tư hạ tầng, phát triển, vận hành hệ thống nội bộ cho ngân hàng và trang cấp chứng thư số cho cán bộ trong nội bộ.

Còn theo báo cáo của một ngân hàng thương mại cổ phần quy mô lớn, đến thời điểm hiện tại, ngân hàng này ước tính có khoảng 10,2 triệu khách hàng, lượng giao dịch trung bình phát sinh khoảng 750 triệu giao dịch tài chính/năm, tương đương trung bình khoảng 500 giao dịch/giây (số lượng giao dịch mà hệ thống có thể phải xử lý trong một giây cũng là số lượng giao dịch tối thiểu mà các Công ty CA phải có khả năng xử lý). Chi phí dự kiến phát sinh trong trường hợp toàn bộ các giao dịch trên phải sử dụng chữ ký số, nếu mua chữ ký số theo năm (800.000 đồng/năm - đơn giá trung bình của các nhà cung cấp CA/ Mobile CA), tổng mức chi phí để trang bị chữ ký số cho 10,2 triệu khách hàng là khoảng 8.160 tỷ đồng;

Nếu mua chữ ký số theo giao dịch: 2.500 đồng/lần ký (đơn giá trung bình ký theo lần từ các nhà cung cấp Mobile CA), tổng mức chi phí để trang bị chữ ký số 1.875 tỷ đồng.

Ngoài ra, chi phí sửa đổi các hệ thống để có thể tích hợp việc sử dụng chữ ký số cũng như lưu trữ các giao dịch đã thực hiện, chưa có con số chính xác nhưng dự kiến sẽ trên 10 triệu USD.

“Đây là mức chi phí vô cùng lớn, nếu tính cả hệ thống các TCTD thì hàng năm chi phí này sẽ lên đến bao nhiêu? Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân và DN…” - Văn bản của VNBA nhấn mạnh.

Mức phí chữ ký điện tử trên thị trường từ 550.000 - 1.800.000 VND/năm

Mức phí chữ ký điện tử trên thị trường từ 550.000 - 1.800.000 VND/năm

Ngoài ra, văn bản góp ý của VNBA cũng cho rằng Dự thảo Nghị định không đáp ứng tính kịp thời trong việc cung cấp chứng từ, chứng cứ chứng minh khi phát sinh khiếu nại, tranh chấp với khách hàng; Hoạt động giao dịch của ngân hàng phụ thuộc hoàn toàn vào một hoặc một vài tổ chức thứ ba về cung cấp chữ ký số công cộng gây rủi ro rất lớn cho ngành ngân hàng; Tính ứng dụng của quy định về chữ ký điện tử chuyên dùng không khả thi về mặt thực tiễn nếu phạm vi sử dụng bị hạn chế

“VNBA hoàn toàn đồng tình và ủng hộ hướng tới một xã hội văn minh mỗi người dân nên có 01 chữ ký số sử dụng cho các giao dịch công ích cũng như kinh doanh, song cần phải xem xét trong bối cảnh thực tiễn từ cơ sở vật chất, hạ tầng công nghệ, mức thích ứng dần của người dân, không làm xáo trộn hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như làm tăng chi phí đột biến cho người dân và DN…” - VNBA bày tỏ quan điểm.

Đề cập đến Luật giao dịch điện tử 2023, VNBA cho rằng Luật đã mở ra hướng tạo điều kiện cho người dân được quyền lựa chọn các hình thức trong đó có chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn.

“Khi người dân có mức thu nhập cao hơn, nhận thức và thấy rằng cần thiết phải có 01 chữ ký số cho riêng mình thì tự họ sẽ lựa chọn và quyết định, các qui định dưới luật không nên áp đặt để tăng chi phí cho người dân và DN.” - Văn bản của VNBA nhấn mạnh.

Đọc thêm

SHB lãi gần 4.400 tỷ đồng quý I, đạt 30% kế hoạch năm

SHB lãi gần 4.400 tỷ đồng quý I, đạt 30% kế hoạch năm
(PLVN) - Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 với những dấu ấn tăng trưởng đầy ấn tượng, tiếp tục khẳng định sức bật nội tại mạnh mẽ với chiến lược phát triển được hoạch định đúng hướng, bài bản.

Eximbank (EIB) đặt mục tiêu lợi nhuận 2025 vượt 5.100 tỷ đồng, tăng gần 24% sau năm kỷ lục

Eximbank (EIB) đặt mục tiêu lợi nhuận 2025 vượt 5.100 tỷ đồng, tăng gần 24% sau năm kỷ lục
(PLVN) -  Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, mã chứng khoán: EIB) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025, dự kiến trình cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh tham vọng với mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 5.188 tỷ đồng, tăng 1.000 tỷ đồng, tương đương mức tăng trưởng 23,8% so với kết quả kỷ lục đạt được trong năm 2024.

Hành trình 37 năm khẳng định vị thế, vinh danh thương hiệu quốc gia

Agribank vinh dự đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất.
(PLVN) - Hơn ba thập kỷ không ngừng đổi mới và phát triển, Agribank đã trở thành trụ cột quan trọng của ngành tài chính - ngân hàng Việt Nam. Từ sứ mệnh tiên phong vì “Tam nông” đến những bước tiến mạnh mẽ trong chuyển đổi số và hội nhập quốc tế, Agribank đã ghi dấu ấn với hàng loạt giải thưởng danh giá, từ đó tiếp tục khẳng định vị thế dẫn đầu trong hành trình phát triển bền vững.

Triển khai cung ứng vốn lãi suất hợp lý cho tăng trưởng

Tiếp tục giảm lãi suất cho vay, tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng đầu tư. (Ảnh minh họa: VnEconomy)
(PLVN) - Ngân hàng Nhà nước sẽ chủ động điều hành các công cụ để tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại có thanh khoản, có nguồn vốn mà không phải tăng vốn huy động, từ đó ổn định được lãi suất đầu vào và có nguồn vốn để cho vay.

MSB tái bổ nhiệm Tổng Giám đốc Nguyễn Hoàng Linh

MSB tái bổ nhiệm Tổng Giám đốc Nguyễn Hoàng Linh
(PLVN) -  Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (HoSE: MSB) vừa công bố Quyết định về việc tái bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Linh giữ chức vụ Tổng Giám đốc với thời hạn bổ nhiệm là 5 năm (2025 – 2030). Quyết định có hiệu lực từ ngày 23/03/2025.

VietinBank tăng trưởng dư nợ bền vững đi đôi với kiểm soát chất lượng nợ

VietinBank tăng trưởng dư nợ bền vững đi đôi với kiểm soát chất lượng nợ
(PLVN) - Với những thế mạnh riêng có và chiến lược tạo nên sự khác biệt, VietinBank (mã cổ phiếu: CTG) liên tục duy trì đà tăng trưởng dư nợ đều và bền vững theo định hướng của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Bên cạnh đó, chất lượng nợ tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ, nằm trong TOP 3 ngân hàng có chất lượng nợ và tỷ lệ bao phủ nợ xấu tốt nhất, khẳng định vai trò, vị thế trong ngành Ngân hàng Việt Nam.

Tân Chủ tịch VNBA là ai?

Ông Phạm Toàn Vượng - Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.
(PLVN) -  Ông Phạm Toàn Vượng - Thành viên HĐTV, Tổng Giám đốc Ngân hàng Agribank vừa được Hội đồng Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) thống nhất bầu làm đại diện Agribank và làm nhiệm vụ Chủ tịch Hiệp hội này nhiệm kỳ VII (2020 - 2025).

Hà Nội: Ngân hàng Chính sách đồng hành cùng người dân phát triển kinh tế

Tổng Giám đốc NHCSXH Dương Quyết Thắng trao đổi với Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn tại phiên giao dịch định kỳ hàng tháng của NHCSXH tại xã Cao Sơn Tiến.(Ảnh: NHCSXH)
(PLVN) -  Mới đây, Đoàn công tác của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) do Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng làm Trưởng đoàn đã làm việc với xã Cao Sơn Tiến - xã mới của huyện Ứng Hòa (TP Hà Nội) được thành lập vào đầu năm 2025 từ việc sáp nhập 3 xã: Cao Thành, Sơn Công và Đồng Tiến ngay đúng phiên giao dịch định kỳ.

Cơ cấu tổ chức mới của Ngân hàng nhà nước

Cơ cấu tổ chức mới của Ngân hàng nhà nước
(PLVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 26/2025/NĐ-CP ngày 24/2/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2025. 

Ngành Ngân hàng phải tiên phong trong thúc đẩy tăng trưởng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị. (Ảnh: VGP)
(PLVN) - Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều thay đổi, có tác động đến nhiều chính sách, trong đó có chính sách tiền tệ, sáng 11/2, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các ngân hàng thương mại để bàn và lắng nghe các giải pháp phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng năm 2025.

Năm 2024: Nỗ lực vượt khó, Ngân hàng Chính sách xã hội đạt nhiều thành tựu nổi bật

 Nguồn vốn chính sách đã và đang hỗ trợ hộ nghèo phát triển kinh tế bền vững. (Ảnh: NHCSXH)
(PLVN) - Năm 2024 là một năm đầy thử thách khi thiên tai, bão lũ và biến đổi khí hậu gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế - xã hội của nhiều địa phương trên cả nước. Các hộ nghèo và nhóm yếu thế chịu thiệt hại nặng nề cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Quốc hội và Chính phủ, cùng sự hỗ trợ tích cực từ các Bộ, ngành và chính quyền địa phương, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao, khẳng định vai trò nòng cốt trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.

Ngân hàng 'vào cuộc đua' khuyến mại dịp Tết Nguyên đán

 Các ngân hàng dành nhiều chương trình tri ân khách hàng dịp Tết. (Ảnh minh họa: thuonggiaonline.vn)
(PLVN) - Tung các chiêu khuyến mại không chỉ để hút tiền gửi dồi dào mỗi dịp Tết đến mà còn là cách để các ngân hàng tri ân khách hàng sau một năm gắn bó, đồng hành. Rất nhiều chương trình khá hấp dẫn đã được các ngân hàng đưa ra vào dịp Tết Ất Tỵ này.

Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025

Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Xuân Ất Tỵ năm 2025
(PLVN) -  Hưởng ứng phong trào “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau” và hướng tới các hoạt động ý nghĩa “Tết vì người nghèo” nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Agribank phát huy vai trò, trách nhiệm của “Ngân hàng vì cộng đồng” dành hơn 100 tỷ đồng triển khai chương trình an sinh xã hội “Agribank chung tay vì người nghèo, đối tượng chính sách nhân dịp Tết Ất Tỵ năm 2025”.