Chữ hiếu thời nay

Chữ hiếu thời nay
(PLVN) - Giữa hành trình sống hối hả của con người thời hiện đại, nói chữ “Hiếu đạo” có phần lạc hậu và giáo điều. Tuy nhiên, nếu một xã hội không có “Hiếu” thì mối quan hệ sống của chúng ta sẽ ra sao? Phải chăng giữa những bận rộn của cuộc sống công nghiệp, chữ “Hiếu” đang bị thách thức?

Chữ “Hiếu” trong nhà Phật

Chữ “Hiếu” tồn tại trong nhiều hệ tư tưởng: Đạo giáo, Nho giáo, dân gian, ca dao tục ngữ… Tuy nhiên, có lẽ gần gũi nhất là “Hiếu” trong kinh nhà Phật. Quan niệm về hiếu đạo của Phật được thể hiện rõ nét qua cuốn kinh Kinh Vu Lan với điển tích về Ngài Mục Kiền Liên cứu mẹ. Chuyện kể: Sau khi chứng đắc quả A – la – hán Mục Kiền Liên phát nguyện báo đáp công ơn sinh thành của mẹ. Nhưng khi dùng thần thông nhìn xuống địa phủ, ông đã trông thấy mẹ mình đang bị dày vò ở nơi lửa thiêu ngạ quỷ, chịu sự hành hạ không được ăn uống vô cùng đau khổ. Ngài đã dùng phép hóa ra bát cơm trắng cho mẹ, nhưng bà đã ích kỷ, tham lam mà không chia sẻ cho chúng sinh khác. Khi bà đưa cơm lên miệng thì chúng liền hóa thành lửa đỏ khiến bà không thể ăn được. Thấy vậy, Mục Kiền Liên tìm đến Đức Phật, y theo lời Phật dạy, ông phát nguyện từ bi vào ngày 15 tháng 7 lấy bồn trai cúng dường chúng tăng mười phương. Dưới sự gia trì của Phật, thiện niệm của Mục Kiền Liên và năng lượng từ bi ngưng tụ của chúng tăng, cuối cùng đã cứu vớt mẹ ông thoát khỏi biển khổ. Câu chuyện về Ngài Mục Kiền Liên cứu mẹ cho chúng ta thấy chữ “Hiếu” trong nhà Phật vô cùng quan trọng, dù đã thành Bồ Tát nhưng không quên báo ân cha mẹ, tìm đủ mọi cách cứu mẹ khỏi cảnh khổ.

Một câu chuyện khác về lòng hiếu nghĩa trong nhà Phật đó là tích bà Chúa Ba (ứng thân của Bồ Tát Quán Thế Âm) tại động Hương Tích (Hà Tĩnh). Vì để chữa bệnh cho vua cha mà bà đã chặt tay, móc mắt để làm thuốc chữa bệnh. Sau khi vua cha khỏi bệnh bà lại quay lại động Hương Tích để tu hành. 

Đối với đạo Phật, thực hành hiếu thảo là con đường giải thoát của chánh pháp, là con đường của người Phật tử. Không hiếu thảo với cha mẹ thì không thể gọi là một người Phật tử chân chính được. Bởi vì người Phật tử thì phải thực hành các thiện pháp mà trong kinh “Nhẫn nhục” nói rằng: “Điều thiện tối cao là chí hiếu, điều ác cực ác là bất hiếu”.

 

Cha mẹ xế bóng, con có lo?

Trong kinh là vậy, nhưng thực tế trong đời sống hiện đại chữ “Hiếu” đang bị xem nhẹ, bị thách đố bởi lo toan vật chất. Sống đủ đầy, vinh hoa nhưng ít ai hiểu được nỗi buồn của đấng sinh thành khi rơi vào hoàn cảnh con cái không chăm nom cha mẹ mà phó mặc hết cho người giúp việc. Cô Nguyễn Thị Thẹo (quê tại Hưng Yên) là người đi giúp việc lâu năm cho gia đình bà cụ Tâm (Phạm Văn Đồng, Hà Nội). Chăm sóc, bầu  bạn với cụ Tâm nhiều năm, cô rất hiểu nỗi lòng của cụ. Cụ có 3 người con đều khá giả và thành đạt, đều làm việc và định cư bên nước ngoài. Các con cụ bận việc, từng ngỏ ý đưa cụ sang nước ngoài rồi gửi vào viện dưỡng lão cho tiện việc thăm nom. Tuy nhiên, cụ sợ cảnh xa quê, gần đất xa trời mà vẫn tha hương nên cụ đành ở lại. 

Dù con cái đủ đầy, nhà không thiếu thứ gì nhưng cụ Tâm vẫn thèm “cái hơi ấm gia đình”. Mỗi năm các con chỉ về thăm vào dịp Tết rồi lại đi. “Nhiều hôm cụ ngồi một mình nhìn ra ngồi ban công, nước mắt cứ giàn giụa vì tủi thân, nhớ con nhớ cháu” cô Thẹo chia sẻ. 

 Cụ tâm sự rằng: “Hàng tháng, các con chuyển tiền, gửi quà về cho mẹ nhưng chúng nào biết tôi già rồi, cần gì mấy thứ đó. Điều tôi cần là con cái kề cận lúc xế chiều. Nhiều đêm mất ngủ, nước mắt tôi cứ trào ra, không biết lúc tôi nằm xuống chúng nó có kịp về?”

 Trường hợp của cụ Tâm không phải là chuyện hiếm trong xã hội hiện nay. Khi nhiều người mải mê lao vào cuộc đua cơm áo gạo tiền mà thờ ơ việc chăm nom, phụng sự cha mẹ. Nhiều gia đình đông con còn bì lạnh, chia lịch chăm sóc mẹ già, cha yếu. Hoặc điển hình nhất là thuê người giúp việc hoặc để cha mẹ già sống một mình mà ít quan tâm, chăm sóc, trò chuyện. Mấy ai hiểu được nỗi lòng tuổi già, họ không cần vật chất tiền bạc mà chỉ cần  đơn giản là bữa cơm đông con đủ cháu, được trò chuyện. Một đời gánh con trên lưng, tần tảo khuya sớm, cha mẹ nuôi nấng, chăm lo cho con cái là lẽ thường tình. Chuyện cha mẹ vất vả, nghèo khó nhưng con cái thành đạt vẫn phổ biến trên các số báo đều đặn. Nhưng chuyện con cái giỏi giang, hiển vinh chăm nom chu toàn, báo ân, phụng dưỡng cha mẹ tuổi già xế bóng lại là hiện tượng không nhiều trong xã hội hiện đại. 

 

Vẫn còn những tấm lòng hiếu thảo

Chữ “hiếu” trong đạo Phật hay dân gian đều là chuyện hiếu sinh quan trọng của đời sống mỗi người. Những câu chuyện đau lòng về sự hiếu cha mẹ của con cháu thời nay vẫn còn tồn tại rất nhiều. Tuy vậy, ở đâu đó trong cuộc sống này vẫn có những tấm lòng thơm thảo, vẹn chữ hiếu trọn chữ tình. 

Từ khi sinh ra, Trần Thị Phương Thảo (là học lớp 5, Trường Tiểu học Phạm Ngũ Lão, huyện Kim Động, tỉnh Hưng Yên) đã có một hình hài không được bình thường như các bạn cùng trang lứa. Em mắc căn bệnh hiếm gặp là da khô vảy cá, đến nay y học vẫn chưa tìm ra thuốc chữa. Căn bệnh quái ác đã khiến toàn bộ da của Thảo bị bong tróc, nứt thành những mảng lớn như da rắn, đôi khi những chỗ rách còn tứa máu tươi. Dù mang trong mình nhiều sự thiệt thòi về bệnh tật và ngoại hình, hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng Thảo là cô gái rất hiếu thảo. Sợ mẹ vất vả nên em luôn tự chăm sóc bản thân những hôm da nứt nẻ trời tháng 5,6. Ngoài giờ đi học, Thảo ở nhà giúp mẹ làm việc nhà, nhận thêm hạt sen về bóc kiếm tiền mua sách vở. Ngoài ra, Thảo còn giúp mẹ chăm sóc cu Minh (em trai của Thảo), nhất những ngày nóng da Minh cũng bong tróc giống chị nên em  thay mẹ quạt cho em trai ngủ. 

Điều mơ ước lớn nhất của Thảo là em được đi học, bố mẹ và các em được khỏe mạnh. Cả 4 năm học, em đều đạt học sinh xuất sắc, nằm trong tốp 5 học sinh giỏi của lớp. Nhắc đến cha mẹ, Thảo luôn xúc động và rưng rưng vì sự hi sinh của họ dành cho em trong suốt hành trình dài đi khắp nơi chữa trị căn bệnh hiểm nghèo này. “Em có ước mơ được làm bác sĩ, để em có thể chữa bệnh cho mọi người và chăm sóc cha mẹ lúc tuổi già” Thảo chia sẻ. 

Trường hợp cô Hoàng Thị Nhã ( Thanh Miện, Hải Dương) tận tụy chăm sóc mẹ già đã ngoài 80 tuổi cũng là câu chuyện đáng quý về lòng hiếu thảo. Mẹ cô Nhã là cụ Trần Thị Mười (82 tuổi), cụ tuổi cao lại không thể đi lại nên chỉ nằm một chỗ. Dù có 7 người con, người lấy chồng, người lấy vợ, nhưng ai cũng nghèo khó và túng thiếu. Còn cô Nhã, khi cô đã bước sang tuổi thanh xuân, cũng có người đến hỏi về làm lẽ, nhưng thương mẹ ngày càng già yếu nên cô quyết định ở vậy để chăm nom cụ.

Khó khăn hơn khi năm 2018 cô Nhã bị ngã gẫy xương đùi  nên việc đi lại vất vả hơn. Nhiều hôm trái gió trở giời cô không thể đi lại bình thường được mà phải chống tay bò lồm cồm. Căn nhà được hỗ trợ xây từ lâu nay đã sắp sập. Hai mẹ con chỉ biết nương nhau sống qua ngày nhờ số tiền trợ cấp tuổi già của cụ Mười. Nhưng, đối với cô Nhã dù cuộc sống khó khăn nhưng vẫn cố gắng phụng dưỡng chăm sóc mẹ cho trọn đạo hiếu cho đến lúc sức cùng lực kiệt. 

Mạnh Tử nói: “Không trọn đạo với cha mẹ không đáng làm người”, chữ Hiếu là bài học đầu tiên của “Đạo làm người”, là nền tảng tính thiện trong mỗi nhân sinh. Có những kẻ bất hiếu, vô luận làm xã hội đau xót thì kẻ đó không thể dung thứ, nó đồng nghĩa với việc bỏ chính bản thân mình. 

Ai trong chúng ta cũng sẽ làm những người cha, người mẹ nên chữ “hiếu” cần được gieo mầm ngay trong tâm mỗi người. Một sớm thức dậy, nhắc nhở bản thân về sự hiếu kính, biết ơn giúp lòng chúng ta sẽ hình được thiện ý, mà Phật gọi là “chánh niệm”.

Đọc thêm

Trung tâm hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực: Nơi bình yên tìm về

Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa chính thức đi vào hoạt động từ tháng 1/2022. (Ảnh: HLHPNVN)
(PLVN) -  Với nạn nhân bị bạo lực giới nói chung và bạo lực gia đình nói riêng, để “bình yên tìm về” là cả một hành trình dài. Nhưng qua mô hình Trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực - Ngôi nhà Ánh Dương, trong hành trình đó, họ không đơn độc. Với nhiều người, hạnh phúc, bình yên đã thực sự trở lại.

Ngăn chặn ma túy “núp bóng” thuốc lá điện tử

Hiện nay chỉ có một số ít cơ quan có năng lực xét nghiệm phát hiện ma túy tổng hợp được như: Viện Giám định Pháp y – Bộ Y tế, Viện Khoa học hình sự - Bộ Công an. (Nguồn ảnh: Thanh Loan)
(PLVN) -  Trong những năm gần đây, các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới hay còn gọi là thuốc lá mới đã xuất hiện trên toàn thế giới với hai dòng sản phẩm chính là thuốc lá điện tử và thuốc lá làm nóng. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho hay, khoảng từ năm 2015, các sản phẩm thuốc lá mới bắt đầu du nhập vào Việt Nam và nhanh chóng thu hút giới trẻ.

Thuốc lá điện tử gây ảo giác, loạn thần

4 trường hợp là học sinh nhập viện do ngộ độc sau khi hút thuốc lá điện tử. (Ảnh: Bệnh viện Bãi Cháy)
(PLVN) - Thời gian qua, tại một số bệnh viện đã tiếp nhận một số bệnh nhân đến điều trị có liên quan đến hút thuốc lá điện tử. Điều đáng lưu ý là hầu hết, bệnh nhân đến bệnh viện do có dấu hiệu đau đầu, lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần, ảo giác. Vấn đề này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của người sử dụng.

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu

Sôi nổi Hội thi “Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh” tỉnh Bạc Liêu
(PLVN) - Hòa chung không khí thi đua sôi nổi của thiếu nhi cả nước, thiếu nhi Bạc Liêu đã và đang ra sức thi đua rèn luyện, học tập, thực hiện các công trình, phần việc Măng non lập thành tích chào mừng để kỷ niệm 82 năm Ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh (15/5/1941 – 15/5/2023), làm quà nhân kỷ niệm 133 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2023).

Đừng coi thường say nóng, say nắng

Ảnh minh họa. (Nguồn: baochinhphu.vn)
(PLVN) -  Dù miền Bắc mới bước vào đợt nắng nóng gay gắt diện rộng thứ 2 kể từ đầu mùa nhưng nhiệt độ cao nhất ở nhiều nơi mấy ngày qua đều chạm hoặc vượt ngưỡng 40 độ C. Dự báo, thời gian tới sẽ xuất hiện nắng nóng nhiều hơn và gia tăng về cường độ trên phạm vi toàn quốc.