Chủ động phòng tránh bệnh giao mùa xuân hè

Cúm và các bệnh về hô hấp. (Ảnh minh họa: suckhoedoisong.vn)
Cúm và các bệnh về hô hấp. (Ảnh minh họa: suckhoedoisong.vn)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -  Miền Bắc đang trải qua thời điểm cuối xuân sang hè, nắng ấm nhưng thỉnh thoảng trở lạnh đột ngột. Thời tiết thay đổi bất thường là điều kiện thuận lợi cho các loại  vi khuẩn, vi rút gây bệnh phát triển.

Nhiều loại bệnh thường gặp

Thời điểm xuân sang hè về, nền nhiệt độ thay đổi liên tục trong ngày, kèm với mưa gió thất thường, không khí ô nhiễm nên thường gặp và phổ biến nhất chính là bệnh cúm mùa. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cúm mùa là loại bệnh do vi rút cấp tính gây ra và rất dễ lây từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi hoặc lây qua tiếp xúc với một số đồ vật có chứa vi rút, qua bàn tay đưa lên mắt, mũi, miệng…

Viêm kết mạc hay còn được gọi là viêm kết mạc mùa xuân là một dạng bệnh dị ứng thường xảy ra vào mùa xuân, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là phấn hoa nở nhiều vào mùa xuân dị ứng với mắt. Đây là một hình thái lâm sàng của viêm kết mạc dị ứng. Bệnh này có thể gặp ở mọi đối tượng, kể cả người lớn, trẻ nhỏ và thường xảy ra trên người có cơ địa dị ứng kèm theo các loại bệnh dị ứng khác như hen phế quản, viêm mũi xoang dị ứng, dị ứng thức ăn, viêm da dị ứng... Viêm kết mạc mùa xuân cũng có liên quan mật thiết với sự thay đổi thời tiết lúc giao mùa (nhất là xuân hè), ánh nắng, thay đổi nội tiết và yếu tố di truyền. Do vậy, vào thời điểm giao mùa xuân hè, bệnh có dấu hiệu phát triển mạnh mẽ.

Giao mùa cũng là lúc thời tiết nóng lên đột ngột, nhiệt độ cao thuận lợi cho sự phát triển của các loại vi khuẩn, nấm nên thức ăn rất chóng hư hỏng. Tuy nhiên, vì mới giao mùa thông thường người dân chưa chú ý đến việc bảo quản thức ăn nên càng dễ làm lây lan các mầm bệnh đường tiêu hóa qua thực phẩm và nước uống. Một trong những bệnh thường gặp khi mùa hè đến là bệnh tiêu chảy. Theo WHO, mỗi năm Việt Nam có khoảng 2 triệu lượt người bị tiêu chảy do ngộ độc thức ăn. Chi phí điều trị cho số lượng bệnh nhân này lên đến 2.000 tỉ đồng/năm. Tình trạng bệnh xảy ra do nhiều nguyên nhân như thức ăn không đảm bảo an toàn thực phẩm, sống trong vùng bị bệnh tiêu chảy cấp,…

Chủ động phòng tránh

Thời tiết giao mùa cùng với chỉ số chất lượng không khí nhiều ngày liên tiếp chạm ngưỡng xấu gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người dân, đặc biệt là nhóm nhạy cảm gồm trẻ em, người cao tuổi, người mắc bệnh mãn tính… khiến tỷ lệ người dân nhập viện tăng nhanh.

Để chủ động phòng bệnh cúm mùa và các bệnh về đường hô hấp nói chung, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện tốt các nội dung như đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với xà phòng với nước sạch, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối; giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng. Dự phòng hiệu quả nhất bằng cách tiêm vaccine cúm mùa. Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử lý kịp thời.

Cũng theo ngành Y tế, đối với bệnh viêm kết mạc mùa xuân, người bệnh không thể tránh hoàn toàn được nhưng có thể phòng ngừa và hạn chế việc làm bùng phát bệnh bằng các lưu ý sau: Nếu có cơ địa dị ứng cần hạn chế tối đa tiếp xúc với dị nguyên có thể gây dị ứng (bụi, phấn hoa, lông vật nuôi…); vệ sinh cá nhân sạch sẽ và không đưa tay bẩn dụi lên mắt; vệ sinh nhà cửa, vị trí làm việc sạch sẽ để hạn chế bụi, không cắm, trồng quá nhiều hoa trong nhà, nhất là trong thời gian đang xảy ra dị ứng thì nên cách ly với phấn hoa; nên đeo kính khi đi đường để hạn chế bụi bay vào mắt.

Để phòng bệnh tiêu chảy cấp, cần chú ý bảo quản thực phẩm đúng cách, thực phẩm sống bọc kín trong túi nilon hoặc hộp nhựa để ngăn đá, thực phẩm chín và rau củ quả bảo quản tại ngăn mát tủ lạnh. Chế biến thức ăn đảm bảo đúng vệ sinh an toàn thực phẩm, đồ ăn, thức uống cần được che đậy cẩn thận để tránh ruồi nhặng đậu vào…

Ngoài ra, dụng cụ chế biến thức ăn, thức uống cũng cần phải vệ sinh sạch sẽ, tráng nước sôi trước và sau mỗi lần sử dụng. Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, đảm bảo không gian sống trong lành, thoáng mát và sử dụng nguồn nước sạch trong sinh hoạt, vệ sinh cá nhân.

Mặt khác, để phòng các bệnh trong thời điểm giao mùa, các bác sĩ khuyến cáo người dân, đặc biệt người cao tuổi và có bệnh nền mãn tính phải giữ ấm cơ thể, hạn chế ra khỏi nhà trong những ngày không khí ô nhiễm. Những ngày không khí ô nhiễm, người dân cần trang bị khẩu trang, mũ nón, kính mắt đầy đủ khi ra đường để bảo vệ sức khỏe; giữ vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường. Người già, trẻ nhỏ, người có bệnh bệnh mạn tính nên hạn chế tối đa ra ngoài. Nếu không may xuất hiện những dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sổ mũi, khó thở… cần nhanh chóng đến cơ sở y tế nơi gần nhất để thăm khám và điều trị.

Tin cùng chuyên mục

Bệnh nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Ảnh: Thanh Thanh

Cô gái trẻ mắc viêm não do... khối u buồng trứng

(PLVN) -  Vốn là một cô gái trẻ khỏe mạnh, khoảng 2 tuần trước ngày nhập viện điều trị, bệnh nhân nữ T.H.N.Y (20 tuổi, ở Cẩm Lệ, Đà Nẵng) có biểu hiện rối loạn tâm thần, nói nhảm nên được người nhà đưa đi bệnh viện...

Đọc thêm

Chữa lành tổn thương từ “không gian ảo”

Cần phải tách bản thân ra khỏi “thế giới ảo”, gần gũi với thiên nhiên, cuộc sống thực để chữa bệnh do mạng xã hội gây ra. (Ảnh minh họa - Nguồn: Trekking-Camping)
(PLVN) - Theo thống kê, có khoảng 73% người Việt Nam sử dụng Internet. Trong đó, có rất nhiều người thường xuyên dùng các tài khoản mạng xã hội. Đây là một không gian tiện lợi để mọi người trò chuyện, kết nối, nhưng cũng ẩn chứa nhiều rủi ro. Trong đó, không ít cá nhân đã bị tổn thương tâm lý từ cộng đồng “ảo” trên mạng xã hội.

Dấu hiệu giúp phụ huynh nhận biết con đang sử dụng thuốc lá điện tử

Việc hút thuốc lá ở độ tuổi thanh thiếu niên gây ra nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tâm thần.
(PLVN) - Thuốc lá điện tử ngày càng trở nên phổ biến trong giới trẻ với hình thức hiện đại và hương vị đa dạng. Tuy nhiên, đằng sau vẻ ngoài “ vô hại ” ấy lại là hàng loạt nguy cơ đối với sức khỏe thể chất và tâm thần. Ths. Bác sĩ Nguyễn Thành Long, chuyên gia tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai) đưa ra những cảnh báo và biểu hiện giúp các bậc phụ huynh nhận biết và ngăn chặn kịp thời việc con em mình sử dụng loại sản phẩm nguy hiểm này.

Cần đẩy mạnh công tác phòng, chống lao trong trại giam

Ảnh minh họa: Ngọc Nga
(PLVN) - Tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh lao của phạm nhân trong các trại giam của nước ta vẫn cao, nhận thức của phạm nhân về bệnh lao, đặc biệt là lao/HIV, lao đa kháng thuốc còn hạn chế nên nguy cơ lây nhiễm trong môi trường này rất lớn...

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.