Chủ đầu tư Dự án 409 Lĩnh Nam "chết đứng" vì nợ ngân hàng

Dự án 409 Lĩnh Nam có thể coi là là bóng đen u ám nhất của thị trường bất động sản (BĐS) Hà Nội khi chủ đầu tư bỗng dưng biến mất…

Dự án 409 Lĩnh Nam có thể coi là là bóng đen u ám nhất của thị trường bất động sản (BĐS) Hà Nội khi chủ đầu tư bỗng dưng biến mất…

"Cú sốc" 409 Lĩnh Nam"

Dự án chung cư 409 Lĩnh Nam (quận Hoàng Mai, Hà Nội) còn có tên thương mại là Vinhhung Dominium tọa lạc trên khu đất rộng hơn 1,2 ha do Công ty Kinh doanh nhà Vĩnh Hưng - một công ty con của Công ty cổ phần Tập đoàn Vina Megastar làm chủ đầu tư.

Công trình có tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng, được khởi công ngày 22/1/2011. Từ cuối năm 2010, Công ty Kinh doanh nhà Vĩnh Hưng đã tiến hành huy động vốn thông qua Sàn giao dịch bất động sản của Công ty cổ phần Đầu tư phát triển nhà và thương mại Hạ Long tại Khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính (quận Thanh Xuân, Hà Nội).

Vào thời điểm nhà đất hưng thịnh, hàng nghìn khách hàng đua nhau đổ tiền vào dự án này với hy vọng có được căn hộ trong mơ. Chị B – một khách hàng tại dự án cho biết tháng 8/2011 có mua lại một “suất” tại dự án với giá hơn 16,5 triệu đồng/m2. Nhưng chỉ thời gian ngắn sau ngày khởi công rầm rộ xây được mấy bức tường bao, động thổ bằng vài ba nhát xúc, khoan đục thêm vài chiếc cọc nhồi, đến nay cả dự án vẫn chỉ như một cái ao tù nằm im bất động.

Đến đầu năm 2012, nhiều nhà đầu tư vội vã xin rút vốn khỏi dự án. Các bên trung gian sau khi “mua đứt bán đoạn” khiến khách hàng chỉ còn "chiếc cọc" bấu víu duy nhất là Công ty Kinh doanh nhà Vĩnh Hưng Cty Vĩnh Hưng). Nhưng chủ đầu tư cũng trong cảnh “sa lầy” và con đường rút vốn của khách hàng càng thêm gập ghềnh mà đường về xem chừng còn xa. Dự án 409 Lĩnh Nam dần trở thành “bóng đen” ám ảnh nhiều nhà đầu tư với viễn cảnh về một tương lại mịt mù.

Chủ đầu tư biến mất, hé lộ thông tin động trời

Con đường tìm lại tiền đã mất của khách hàng dự án 409 Lĩnh Nam trở nên tối đen khi khách hàng không sao tìm được ông Nguyễn Hoàng Long, Chủ tịch Công ty TNHH Kinh doanh nhà Vĩnh Hưng. Trong quá trình khách hàng của Công ty Vĩnh Hưng đi tìm Chủ tịch HĐTV lại phát hiện ra doanh nghiệp này đang nợ ngân hàng Bảo Việt 400 tỷ và số tiền giải ngân đã “không cánh mà bay” bởi một “canh bạc” mà Vĩnh Hưng tự tổ chức và "nhận quả đắng".

Cụ thể, do cần vốn để xây dựng dự án này theo đúng tiến độ, Công ty Vĩnh Hưng đã thế chấp dự án này để vay vốn tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt, chi nhánh Hà Nội (gọi tắt là Bảo Việt Bank). Tổng số tiền vay theo hợp đồng tín dụng là 400 tỷ, được giải ngân chia làm 2 đợt (đợt 1 225 tỉ; đợt 2 175 tỷ). Để được giải ngân số tiền 400 tỷ, Công ty Vĩnh Hưng phải mua thép của Công ty cổ phần xây dựng và phát triển chăn nuôi (CPXD&PTCN).

Ngày 6/12/2012, phía Vĩnh Hưng đã ký hợp đồng kinh tế số 12/2012/HĐKT/CN-VH với Công ty CPXD&PTCN để mua thép xây dựng làm mục đích giải ngân. Theo hợp đồng thì phía Vĩnh Hưng đồng ý mua 32.000 tấn thép từ Công ty CPXD&PTCN với tổng số tiền là 512 tỷ.

Phía Vĩnh Hưng phải tạm ứng trước cho Công ty CPXD&PTCN số tiền 226 tỷ đồng. Sau 5 ngày nhận được toàn bộ số thép theo như hợp đồng, Công ty Việt Hưng phải thanh toán nốt số tiền còn lại. Hợp đồng kinh tế này cũng ghi rõ: sau khi phía Việt Hưng có đơn đặt hàng, trong vòng 5 ngày nếu Công ty CPXD&PTCN không cung cấp hàng cho phía Vĩnh Hưng thì phải hoàn trả lại số tiền tạm ứng là 226 tỷ đồng.

Ngày 10/12/2012, Công ty CPXD&PTCN đã có văn bản yêu cầu Vĩnh Hưng cho tạm ứng số tiền 226 tỷ như đã ký kết trong hợp đồng kinh tế trước đó.

Sau khi hợp đồng này được ký kết, Bảo Việt Bank đã chuyển số tiền 225 tỉ đến tài khoản của Công ty CPXD&PTCN. Tuy nhiên, điều đáng nói là sau khi nhận được 225 tỷ từ ngân hàng Bảo Việt, Công ty Vĩnh Hưng không nhận được thép từ Công ty CPXD&PTCN như hợp đồng hai bên đã ký kết.

Cho rằng phía đơn vị cung ứng thép cố tình chiếm đoạt số tiền 225 tỉ để sử dụng vào mục đích riêng, phía Vĩnh Hưng đã gửi văn bản yêu cầu đơn vị cung ứng thép hoàn trả lại toàn bộ số tiền tạm ứng ban đầu. Tuy nhiên, từ đó đến nay, phía Công ty CPXD&PTCN vẫn cố tình phớt lờ.

Không nhận được tiền giải ngân, thép cũng chẳng thấy đâu, hàng ngày phía Vĩnh Hưng vẫn phải è cổ trả khoản lãi suất khổng lồ theo như hợp đồng tín dụng. Rất nhiều lần, Công ty Vĩnh Hưng yêu cầu Công ty CPXD&PTCN làm rõ vụ việc nhưng đều bị khước từ. Về phía Tập đoàn Bảo Việt, được biết, sau khi nhận được đơn thư của Công ty Vĩnh Hưng, ngày 11/6/2013, tập đoàn này đã gửi đơn đến Thanh tra Ngân hàng Nhà nước và Thanh tra Bộ Tài chính, đề nghị hai đơn vị này vào cuộc để kiểm tra thông tin về sự việc.

Như Trang

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự, chứng kiến Lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Anh: Ký kết thỏa thuận hợp tác trị giá hàng tỷ USD

(PLVN) - Nhân chuyến tham dự Hội nghị COP26 và làm việc tại Vương quốc Anh, chiều 31/10 (giờ địa phương), tại thành phố Edinburg, Scotland, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự, chứng kiến lễ ký, trao 26 thỏa thuận hợp tác trong các lĩnh vực thương mại, nông nghiệp, năng lượng, y tế, giáo dục, đào tạo, bảo vệ môi trường, thể thao... của các bộ, ngành và doanh nghiệp Việt Nam và đối tác Anh.

Đọc thêm

Giảm tải mật độ, hạn chế lây nhiễm trong khu cách ly

làm thủ tục tiếp nhận công dân vào khu cách ly tại Trường Quân sự Bộ Tư lệnh Thủ đô. Ảnh: báo Lao động (chụp tháng 2/2020)
(PLVN) - Những ngày vừa qua, số ca F1 chuyển biến thành F0 tăng nhanh nên TP Hà Nội đã chỉ đạo xét nghiệm toàn bộ số F1 đang cách ly để sàng lọc, rà soát mà không cần chờ đủ thời gian 7 ngày theo quy định. Qua xét nghiệm đã xác định thêm 27 ca bệnh chuyển từ F1 thành F0.

Những nữ Công an tỉnh Phú Thọ nhiệt huyết trong công việc

Chiến sỹ Cảnh sát nhập dữ liệu thông tin của người dân.
(PLVN) - Trong bất kể lĩnh vực công tác nào, thì những “bông hồng thép”- nữ cán bộ, chiến sĩ Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội Công an Phú Thọ đều luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần mang lại cuộc sống bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.