Chống 'lợi ích nhóm' là bảo vệ lợi ích người dân

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp xúc cử tri tại huyện Kiến Thụy, Hải Phòng. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp xúc cử tri tại huyện Kiến Thụy, Hải Phòng. Ảnh: VGP/Quang Hiếu
(PLVN) - Trong cuộc gặp gỡ cử tri Hải Phòng vào sáng 10/5, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định quan điểm chống “lợi ích nhóm” trong công tác xây dựng thể chế để các chính sách được ban hành sát với thực tiễn, phục vụ người dân, phục vụ quản lý xã hội tốt hơn. 

Thủ tướng cho biết, thời gian qua, Chính phủ đã dành nhiều thời gian, công sức cho lĩnh vực xây dựng pháp luật, coi trọng hoạt động này, không chỉ phục vụ cho công tác quản lý xã hội mà còn vì cuộc sống người dân.

Vấn đề chống “lợi ích nhóm” trong xây dựng thể chế, chính sách tưởng chừng như vĩ mô nhưng thực ra nó gắn liền với đời sống hàng ngày của người dân và sự tiến bộ của xã hội, phát triển kinh tế của đất nước. Ngay trong cuộc gặp gỡ, cử tri cũng đã đề cập đến vấn đề sát sườn là giá điện, giá xăng tăng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân cả nước thì trách nhiệm điều hành của Chính phủ đến đâu, có “lợi ích nhóm” trong các mặt hàng thiết yếu này không cũng cần minh bạch.

Cũng như khó vạch mặt, chỉ tên, làm rõ các hành vi “chạy chức, chạy quyền” mặc dù biết là nó hiện diện, có thực, trong lĩnh vực “lợi ích nhóm” cũng vậy. Chỉ nhìn bằng "mắt thường" cũng đã thấy các nghịch lý. Ví dụ, tại sao người tiêu dùng lại phải trả tiền cho những thất thoát, thua lỗ mà người ta gây ra khi đầu tư vào các lĩnh vực ngoài ngành? Hoặc, vì sao doanh nghiệp thua lỗ nhưng lương cán bộ của doanh nghiệp đó vẫn cao ngất ngưởng, hưởng một đời sống xa hoa? Hoặc nữa, có những sai phạm xảy ra trong quản lý nhà nước mà người đó phụ trách song không bị xử lý hoặc xử lý rất chậm, phải chăng có sự bao che vì cùng “lợi ích nhóm”?

Có thể những chính sách tốt đẹp, hợp lòng dân khi được thực thi cũng không tạo ra một sự phấn khởi làm động lực để phát triển xã hội là do sự chi phối bởi sự bất bình đẳng do “lợi ích nhóm” gây ra. Điện tăng, xăng tăng đi trước một bước khiến ý nghĩa của việc tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang vào tháng 7 tới giảm đi ít nhiều. Chưa kể đến một lực lượng xã hội đáng kể là những người hưởng lương hưu thì cứ âm thầm chờ đợi đấy.

Có những động thái từ các nhà quản lý rất đáng hoan nghênh như việc Bộ Y tế ngừng triển khai việc tăng viện phí và không thu tiền người nhà chăm sóc bệnh nhân ở bệnh viện bởi giá xăng và giá điện tăng trước rồi. Đó cũng là kinh nghiệm của các nhà quản lý khi muốn tăng giá hay thu thuế cần chọn thời điểm thích hợp và chớ có cấp tập để khoan sức dân.

Thủ tướng đã nhìn ra tác hại của việc “lợi ích nhóm” trong xây dựng thể chế, chính sách và quyết liệt chỉ đạo thực hiện việc phòng, chống trong lĩnh vực xây dựng pháp luật. Đó chính là bảo đảm lợi ích chính đáng của nhân dân. 

Đọc thêm

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4

Hà Nội: Thí điểm cấp phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID từ ngày mai - 22/4
(PLVN) - Từ ngày mai - 22/4, UBND TP Hà Nội sẽ triển khai thí điểm thủ tục cấp Phiếu lý lịch Tư pháp trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID) cho các trường hợp công dân Việt Nam trên địa bàn TP Hà Nội có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 có nhu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo

Một vụ kiện tranh chấp về thừa kế tài sản tại TP Hồ Chí Minh: Công an huyện Bình Chánh xác định một số nội dung kê khai là giả mạo
(PLVN) - Từ 4 năm nay, một số cơ quan chức năng và tổ chức tại TP HCM như TAND quận 8, Sở KH&ĐT, Công an huyện Bình Chánh, Bệnh viện Chợ Rẫy… đã giải quyết và có ý kiến tham gia về một vụ kiện tranh chấp thừa kế tài sản có nhiều tình tiết pháp lý thú vị; nhưng đến nay sự việc vẫn chưa đi tới hồi kết.

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?

Vợ có được sử dụng thiết bị định vị để theo dõi chồng?
(PLVN) - Bạn Văn Ngọc (Hà Nội) hỏi: Tôi thường xuyên phải đi công tác, vợ tôi cứ hay nghi ngờ tôi có người tình ở ngoài. Do vậy, vợ tôi bảo là sẽ gắn chíp định vị trên ô tô để tiện theo dõi và giám sát chồng khi đi công tác xa. Xin hỏi, vợ tôi mà làm như vậy thì có được không? Nếu không được thì có thể sẽ đối diện với chế tài xử lý nào theo quy định của pháp luật?

Động thái tích cực sau bài viết về một số khu tái định cư tại Huế 'khát nước'

Người dân khu Hương Sơ 9 dự kiến sẽ được cung cấp nước sạch trong tháng 4/2024. (Ảnh trong bài: Tám Bảy)
(PLVN) - Mới đây, báo Pháp luật Việt Nam (PLVN) đã có bài phản ánh việc người dân tại khu tái định cư (TĐC) Hương Sơ 9 và 10 (tổ dân phố 6 và 5, phường Hương Sơ, TP Huế), tới đây ở từ trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 nhưng phải sống trong cảnh chưa có nước sạch. Sau khi Báo đăng, chủ đầu tư, đơn vị thi công và Cty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế đã có những động thái tích cực.

Đừng xem nhẹ khâu lấy ý kiến

Ảnh minh họa - Ảnh TTXVN.
(PLVN) - Mới đây, UBND một TP phía Nam ban hành Quy chế tổ chức họp báo, quy định tổ chức họp báo định kỳ mỗi quý một lần và đột xuất khi có chuyên đề, sự việc quan trọng. Bản quy chế này đặc biệt được các cơ quan báo chí truyền thông quan tâm, khi có một số yêu cầu như phóng viên phải gửi câu hỏi trước họp báo 3 ngày, đặt câu hỏi bổ sung tại cuộc họp phải phù hợp “tôn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí đang công tác”.

Chính phủ ban hành Nghị định về hoạt động lấn biển

Hình ảnh minh họa.
(PLVN) - Chính phủ mới ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển. Theo đó, khu vực biển được xác định để lấn biển phải được xác định cụ thể vị trí, diện tích, ranh giới, tọa độ theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ.