Chống lãng phí như chống tham nhũng, đưa đất nước vững vàng bước vào kỷ nguyên mới

Đại biểu Mai Thị Phương Hoa phát biểu tại phiên họp.
Đại biểu Mai Thị Phương Hoa phát biểu tại phiên họp.
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Theo Đại biểu Quốc hội, nếu chúng ta chống lãng phí thành công như chống tham nhũng thời gian qua thì đất nước ta nhất định sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình.

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, sáng nay, 4/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về đánh kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và một số nội dung khác.

Cho ý kiến tại phiên họp, một số ý kiến Đại biểu nhấn mạnh về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Nhấn mạnh về công tác chống lãng phí trong bộ máy công quyền, Đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Đoàn Nam Định) cho rằng, trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã rất quan tâm đến công tác chống lãng phí. Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 25/12/2023 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Quốc hội đã thực hiện giám sát tối cao và ban hành Nghị quyết số 74/2022/QH15 ngày 15/11/2022 về đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Gần đây nhất, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mới được bổ sung nhiệm vụ mới về phòng, chống lãng phí.

“Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về chống lãng phí đã đánh giá đúng thực trạng, chỉ ra nguyên nhân và đưa ra nhiều giải pháp rất trúng. Đây là một thông điệp mạnh mẽ, sâu sắc, khuyến khích mọi người dân, đặc biệt là cán bộ trong bộ máy công quyền cần xem xét lại cách thức sử dụng và quản lý các nguồn lực trong xã hội. Bài viết đã đánh giá, lãng phí còn diễn ra khá phổ biến dưới nhiều dạng thức khác nhau, đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho phát triển”, Đại biểu nói.

Theo Đại biểu, tình trạng này có một số nguyên nhân chủ yếu. Thứ nhất, còn có một bộ phận cán bộ có tâm lý coi nhẹ việc chống lãng phí ngay trong hoạt động quản lý.

“Lâu nay họ chỉ coi lãng phí hành vi cần khắc phục nhưng chưa đến mức nghiêm trọng, chưa coi lãng phí là hành vi nguy hiểm cho xã hội”, Đại biểu nói.

Thứ hai, có một số cán bộ còn quan niệm lãng phí chỉ là việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước không hiệu quả nhưng trên thực tế có lãng phí về cơ hội và thời gian.

“Một chuyên gia nước ngoài đã nhận định, lãng phí cơ hội và thời gian là sự lãng phí tài sản vô hình lớn nhất của con người, khi cơ hội và thời gian trôi qua sẽ không bao giờ quay trở lại. Như Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhận định, thủ tục hành chính rườm rà làm lãng phí thời gian của người dân, doanh nghiệp; bệnh sợ trách nhiệm, đùn đẩy công việc sẽ lãng phí cơ hội phát triển của địa phương và đất nước”, Đại biểu nói.

Nguyên nhân thứ ba là bệnh thành tích, tư duy nhiệm kỳ, tư duy chủ quan của một số cán bộ muốn thực hiện những dự án ở địa phương, bộ, ngành mình và trong nhiệm kỳ mình làm lãnh đạo để chứng tỏ năng lực, sự năng động, nhưng do cách làm nóng vội, sự tính toán chủ quan, sự không tuân thủ đầy đủ các quy trình thủ tục nên một số dự án đã đem lại hiệu quả không mong muốn.

Theo Đại biểu, vừa qua, một số dự án đã được Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí điểm mặt, chỉ tên là những dẫn chứng cụ thể nhất.

Nguyên nhân thứ tư là chế tài xử lý lãng phí đã ban hành nhưng tính răn đe chưa cao.

Phân tích, Đại biểu chỉ rõ, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã quy định trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm người đứng đầu, việc xử lý hành vi vi phạm trong việc để xảy ra tình trạng lãng phí. Tuy nhiên, các quy định này chủ yếu có tính chất cảnh báo, nhắc nhở.

Bộ luật Hình sự có 2 điều đề cập đến các hành vi phạm tội dẫn đến hậu quả lãng phí. Đó là, Điều 179 về tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và Điều 219 về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Song, trên thực tế, các điều luật này ít khi được sử dụng để xử lý hành vi lãng phí mà thường được xử lý bằng các tội danh khác như “Tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”, “Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”…

“Với cách xử lý này, mặc dù tội phạm vẫn bị trừng trị nhưng tính răn đe, giáo dục về chống lãng phí chưa cao. Tôi thiết nghĩ rằng, nếu chúng ta chống lãng phí thành công như chống tham nhũng thời gian qua thì đất nước ta nhất định sẽ vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình”, Đại biểu Mai Thị Phương Hoa bày tỏ.

Quan tâm đến việc quản lý, khai thác và sử dụng tiết kiệm khoáng sản, đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn Đồng Tháp) cho rằng, thực tiễn cho thấy nhiều khoáng sản quý giá nằm lẫn lộn trong đất đá nên tổ chức, cá nhân lợi dụng sơ hở luật pháp trong quản lý để lách luật, khai thác chung với vật liệu thông thường để tiêu thụ mà không bị phát hiện. Các mỏ khoáng sản được cấp phép khai thác theo cơ chế xin - cho làm thất thu ngân sách nhà nước.

Việc khai thác khoáng sản quý trái phép diễn ra cục bộ ở một số nơi vẫn qua mắt được cơ quan chức năng. Tình trạng này không phải chỉ những tài nguyên quốc gia bị thất thoát, lãng phí mà hệ lụy sẽ còn kéo thêm nhiều người tử nạn do khai thác thủ công lén lút không an toàn... Từ đó, Đại biểu đề nghị Chính phủ, bộ ngành có giải pháp cần thiết để sử dụng đất đá thải ra từ các mỏ khoáng sản, xỉ than từ các nhà máy nhiệt điện để sử dụng thay thế cho cát sông làm vật liệu thông thường…

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Tin cùng chuyên mục

Quang cảnh Hội thảo Lấy ý kiến góp ý. (Ảnh PV)

Quy định 'mở' về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý tổ chức thi hành pháp luật

(PLVN) - Chiều 28/3, Cục Kiểm tra văn bản và Quản lý xử lý vi phạm hành chính, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo Lấy ý kiến góp ý các dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Hai Phó Cục trưởng Lê Thanh Bình và Hoàng Xuân Hoan đồng chủ trì Hội thảo.

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung xử lý dứt điểm các công trình, dự án chậm tiến độ, tồn đọng, kéo dài

Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực phát biểu. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
(PLVN) - Ngày 25/3, tại Hà Nội, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức Cuộc họp để thảo luận, cho ý kiến về kết quả thực hiện các Kết luận của Tổng Bí thư Tô Lâm từ sau Phiên họp 27 của của Ban Chỉ đạo đến nay.

GS.TS Nguyễn Ngọc Hà: Cần nghiên cứu miễn trách nhiệm hình sự cho nhà khoa học

GS.TS Nguyễn Ngọc Hà, Viện trưởng Viện Nghiên cứu sáng tạo, giảng viên Khoa Luật (Trường Đại học Ngoại thương).
(PLVN) - Nhấn mạnh Nghị quyết 193/2025/QH15 của Quốc hội đã tháo gỡ “điểm nghẽn” về thể chế để phát triển khoa học công nghệ (KHCN) và đổi mới sáng tạo (ĐMST) của Việt Nam, GS.TS Nguyễn Ngọc Hà, Viện trưởng Viện Nghiên cứu sáng tạo, giảng viên Khoa Luật (Trường Đại học Ngoại thương) cho rằng, truy cứu trách nhiệm hình sự cũng là một rủi ro có thể làm ảnh hưởng đến tâm lý, khả năng dấn thân của tổ chức, cá nhân hoạt động khoa học. Do đó, nếu tháo gỡ được rủi ro này có thể sẽ tạo ra sự yên tâm lớn hơn cho nhà nghiên cứu.

TS. Phan Chí Hiếu: Khắc phục tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo trong xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật

TS. Phan Chí Hiếu, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
(PLVN) - Thời gian gần đây, vấn đề mâu thuẫn, chồng chéo , thiếu tình đồng bộ trong một số quy định của hệ thống pháp luật đã trở thành mối quan tâm lớn, được đề cập tại nhiều hội thảo, diễn đàn, và trong các báo cáo chính thức. Điều này không chỉ gây khó khăn , vướng mắc trong việc áp dụng pháp luật mà còn trở thành rào cản lớn đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Để nhận diện đầy đủ, chính xác hơn vấn đề này, Báo Pháp luật Việt Nam đã phỏng vấn TS. Phan Chí Hiếu, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

Tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị: Cả hệ thống cần tăng tốc hơn nữa

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp lần thứ hai của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW tổ chức ngày 21/1/2025. (Ảnh: Đăng Khoa)
(PLVN) -  Ngày 20/3, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị (Công văn số 43-CV/BCĐ).

Nhà nước phải là bệ đỡ, là cái nôi phát triển kinh tế tư nhân

Ông Nguyễn Hoài Bắc. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Doanh nhân Nguyễn Hoài Bắc - kiều bào Canada, Ủy viên Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch thường trực Hội Doanh nhân Việt Nam Canada; Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Đại Sơn bày tỏ sự tâm đắc với những ý kiến của Tổng Bí thư Tô Lâm trong bài viết “Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng” ngày 17/3; đồng thời cho rằng, Nhà nước phải là bệ đỡ, là cái nôi, cung cấp tài nguyên, tài chính cùng những quy định thuận lợi để các doanh nghiệp kinh doanh minh bạch, bình đẳng, thuận lợi.

Thuận lợi hơn cho người dân trong thực hiện các quyền dân sinh

Thuận lợi hơn cho người dân trong thực hiện các quyền dân sinh
(PLVN) -Tại Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 diễn ra mới đây, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Văn Long đề xuất Chính phủ cho phép thí điểm cắt giảm thành phần hồ sơ giấy đăng ký kết hôn trong mua bán phương tiện. Đề nghị này thu hút sự quan tâm của nhiều người dân.

PGS.TS Bùi Hoài Sơn: Lắng nghe ý kiến của cộng đồng để tạo sự đồng thuận khi đặt tên tỉnh mới sau sáp nhập

PGS.TS Bùi Hoài Sơn. (Ảnh: Quochoi.vn)
(PLVN) - PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên là đại biểu Quốc hội chuyên trách tại Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội - cho rằng, việc lấy ý kiến cộng đồng trong quá trình đặt tên tỉnh, TP không chỉ là một bước trong quy trình hành chính, mà còn là cơ hội để tạo sự đồng thuận, khơi dậy niềm tự hào địa phương và thể hiện sự tôn trọng với lịch sử, văn hóa của vùng đất đó.

Cần bảo mật hệ thống, công khai thông tin và đảm bảo thanh khoản

LS Nguyễn Văn Tuấn - Giám đốc, Công ty Luật TNHH TGS
(PLVN) - Khẳng định việc xây dựng và vận hành sàn giao dịch tiền ảo sẽ tạo ra một nền tảng hợp pháp để các nhà đầu tư có thể giao dịch một cách minh bạch và an toàn hơn , LS Nguyễn Văn Tuấn - Giám đốc, Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho rằng việc tuân thủ pháp lý, bảo mật hệ thống, công khai thông tin và đảm bảo thanh khoản là những yếu tố quan trọng để bảo đảm sự an toàn và hiệu quả trong hoạt động của sàn giao dịch, đồng thời bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.

Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Phải biến thể chế từ 'điểm nghẽn' trở thành lợi thế cạnh tranh'

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo. (Ảnh: TTXVN)
(PLVN) - Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng, diễn ra hôm qua (17/3), Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, việc xây dựng, ban hành pháp luật phải theo tình hình thực tiễn, không để tình trạng chờ luật, chờ cơ chế dẫn đến chậm trễ, mất cơ hội. Phải biến thể chế từ “điểm nghẽn” trở thành lợi thế cạnh tranh.

Cải cách phải đi đôi với nâng cao năng lực quản lý

PGS.TS Trương Hồ Hải. (Ảnh: Vân Anh)
(PLVN) -  Trao đổi với Báo Pháp luật Việt Nam, PGS.TS Trương Hồ Hải, Viện trưởng Viện Nhà nước và pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, cải cách bộ máy phải đi đôi với nâng cao năng lực quản lý. Sau khi cải cách phải bảo đảm cho bộ máy hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hơn chứ không đơn thuần chỉ là phép tính cộng.