Chống hàng giả, hàng nhái: Làm sao “xới” tận gốc?

(PLVN) - “Hàng giả, hàng nhái kiểm tra ở ngoài đường rất dễ. Nhưng đó chỉ là ngọn. Phải bắt giữ ổ nhóm đường dây sản xuất mới là gốc của vấn đề. Đây vẫn là mục tiêu chính mà lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) hướng tới” - Tổng Cục trưởng Tổng cục QLTT Trần Hữu Linh trao đổi với PLVN. 
QLTT kiểm tra một cửa hàng kinh doanh túi xách da tại Trung tâm Thương mại Saigon Square.
QLTT kiểm tra một cửa hàng kinh doanh túi xách da tại  Trung tâm Thương mại Saigon Square.

Nhiều bứt phá trong nghiệp vụ

Trong một cuộc làm việc gần đây giữa Tổng cục QLTT và Ban chỉ đạo 380 Quốc gia, Chánh văn phòng Ban chỉ đạo 389 Quốc gia Đàm Thanh Thế đã đánh giá cao những chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Tổng cục QLTT, sự cố gắng của đơn vị nghiệp vụ và Cục QLTT các địa phương trong thời gian qua. 

“Trong điều kiện phòng chống dịch nhưng công tác chuyên môn, đấu tranh phòng chống buôn lậu, hàng giả vẫn đạt những kết quả tích cực. Trong quá trình thực hiện chuyên môn đã nhận diện ra, phát hiện nhiều vụ việc nghiêm trọng. Đặc biệt, lần đầu tiên Tổng cục QLTT đã triệt xóa những đường dây, tụ điểm lớn tại TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Lào Cai… Đây là những bứt phá của các cơ quan nghiệp vụ của lực lượng QLTT ở trung ương” - ông Thế khẳng định. 

Năm 2020 là năm đặc biệt đối với lực lượng quản lý thị trường (QLTT) khi mà những tháng đầu năm 100% quân số tập trung vào công tác phòng, chống dịch. Cùng với đó, thực tế lưu thông thị trường cũng có chiều hướng giảm nhiều. Tuy nhiên, qua công tác trinh sát, kiểm tra, kiểm soát địa bàn, cho thấy, hàng giả, hàng nhái không có dấu hiệu dừng lại, thậm chí bùng phát mạnh mẽ hơn trong tâm dịch. Do đó, song song với việc tăng cường phòng chống dịch và thị trường y tế, thiết bị liên quan, công tác chống hàng giả và gian lận thương mại vẫn là mục tiêu chính mà lực lượng QLTT triển khai. 

Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục QLTT, 8 tháng qua, lực lượng QLTT đã kiểm tra, xử lý nhiều vụ việc lớn, nổi cộm, tấn công, triệt phá các đường dây ổ nhóm như: xử lý “tổng kho” buôn lậu hơn 10.000m2 tại 145 Hoàng Diệu, thành phố Lào Cai; Kiểm tra tạm giữ hàng chục nghìn xuất bản phẩm và sách giáo khoa không rõ nguồn gốc tại Hà Nội; tổ chức kiểm tra, xử lý các điểm nóng và kinh doanh hàng giả, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ tại Trung tâm thương mại Sài Gòn Square, chợ Bến Thành (TP HCM), chợ Ninh Hiệp, Quận Hoàn Kiếm (Hà Nội)... 

Nhiều vụ việc điển hình vi phạm về buôn lậu, gian lận thương mại tại các địa phương như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Lạng Sơn, Quảng Ninh, An Giang, Bình Dương, Thanh Hóa... đã được lực lượng QLTT phát hiện, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật. Đặc biệt, có những địa điểm trước đó lực lượng QLTT chưa một lần đặt chân đến kiểm tra như kho hàng nhập nội địa tại sân bay Nội Bài, cảng ICD Mỹ Đình hay kho hàng gia công các sản phẩm nhái các thương hiệu nổi tiếng tại huyện Thanh Miện, Hải Dương…

Trong 8 tháng đầu năm 2020, lực lượng QLTT phát hiện, xử lý hơn 56.000 vụ vi phạm; thu nộp ngân sách nhà nước trên 177,7 tỷ đồng, chuyển cơ quan điều tra 4 vụ, trong đó đã khởi tố 1 vụ.

Quyết loại bỏ tận gốc hàng giả

Kết quả bước đầu trong 8 tháng qua của lực lượng QLTT chính là tiền đề để lực lượng QLTT tiếp tục tăng cường trên mọi mặt trận trong các tháng cuối năm để đảm bảo giảm mạnh các loại hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng lưu thông trên thị trường.

Tuy nhiên, một trong những khó khăn được lực lượng này nhận định chính là việc mới chỉ đang “bứt ngọn” được luồng hàng hóa: “Hàng giả, hàng nhái kiểm tra ở ngoài đường rất dễ. Nhưng đó chỉ là ngọn. Phải bắt giữ ổ nhóm đường dây sản xuất mới là gốc của vấn đề. Đây vẫn là mục tiêu chính mà lực lượng QLTT hướng tới” - Tổng Cục trưởng Tổng cục QLTT Trần Hữu Linh chia sẻ. 

Nhưng nhận diện được “gốc” sản xuất hàng giả đòi hỏi phải mất cả một quá trình trinh sát luồng hàng, đường đi lối lại của đối tượng, sẽ mất rất nhiều thời gian. Do đó, trong thời gian tới, một mặt, lực lượng QLTT vẫn tập trung vào “xới tận gốc” các đường dây, ổ nhóm, mặt khác vẫn tăng cường kiểm soát tình hình lưu thông hàng hóa trên thị trường, trong đó nổi lên hiện nay là hàng hóa trên các kênh thương mại điện tử (TMĐT). 

Đại diện Tổng cục QLTT nhận định, một trong những điểm mới đối với lĩnh vực TMĐT là công nghệ livetream bán hàng. Với tốc độ phát triển của TMĐT như hiện nay cùng với dịch vụ chuyển phát nhanh gia tăng mạnh mẽ, dường như các đối tượng “được chắp thêm cánh” trong việc bán và phân phối hàng giả, hàng lậu.

Chính vì vậy, siết chặt hơn công tác quản lý, coi bán hàng trên mạng như bán hàng truyền thống là một trong những điểm lực lượng QLTT sẽ đặc biệt lưu  ý. Đồng thời củng cố trình độ, đưa chuyên môn vào kiểm tra, kiểm soát bởi đây là mặt trận mới, nóng bỏng cần có những phương án nghiêm túc mới mang lại kết quả.

Theo ông Nguyễn Đức Lê, Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ QLTT, một khó khăn nữa mà lực lượng QLTT gặp phải là các mặt hàng giả được sản xuất dưới dạng chưa hoàn chỉnh, bán một nơi, gia công một nơi, đặt mua đến đâu gia công đến đó. Các đối tượng sử dụng nhà ở trong thôn xóm để sản xuất hòng dễ trốn tránh, tẩu tán khi bị lực lượng chức năng kiểm tra. Điều này càng đòi hỏi hơn nữa những bứt phá và trách nhiệm trong chuyên môn và nghiệp vụ của lực lượng QLTT.

Đọc thêm

Thu giữ 600 bao đường các loại không rõ chất lượng tại Bình Định

Lực lượng chức năng tỉnh Bình Định đang kiểm tra hàng hóa thực phẩm là đường kính các loại có dấu hiệu vi phạm (Ảnh: Tổng cục QLTT).
(PLVN) -  Đội QLTT số 2, Cục QLTT tỉnh Bình Định vừa phối hợp với Phòng PC03 - Công an tỉnh Bình Định và Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về Kinh tế và Ma túy - Công an huyện Phù Cát phát hiện , thu giữ 600 bao đường do nước ngoài sản xuất không có hóa đơn chứng từ liên quan.

Thu giữ 1.550 cái túi xách “made in China”, không có hóa đơn

Đội QLTT số 2 kiểm tra hàng hóa có dấu hiệu vi phạm (Ảnh: Tổng cục QLTT).
(PLVN) -  Đội Quản lý thị trường số 2 thuộc Cục Quản lý thị trường TP Đà Nẵng vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP Đà Nẵng phát hiện , thu giữ 1.550 cái túi xách do nước ngoài sản xuất không có hóa đơn, chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa.

Siêu thị Trung Vân, Nghệ An bán hàng giả mạo nhãn hiệu Gillete

Các sản phẩm dao cạo râu có dấu hiệu vi phạm bị lực lượng chức năng tiến hành tạm giữ tại Siêu thị Trung Vân.
(PLVN) -  Tại Siêu thị Trung Vân, địa chỉ Khối 2A, thị trấn Thanh Chương, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) đã phát hiện lô dao cạo râu có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Gillete. Đây là nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.

Hưng Yên: Tịch thu 3 tấn thép không gỉ dạng tấm không rõ nguồn gốc

Kho hàng hóa của Công ty TNHH Thép không gỉ B.N.
(PLVN) - Ngày 28/3, Lãnh đạo Cục quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Hưng Yên cho biết, đơn vị vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Thép không gỉ B.N, địa chỉ trụ sở chính: Phường Phan Đình Phùng, Thị Xã Mỹ Hào, Tỉnh Hưng Yên về hành vi kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Phạt số tiền 50 triệu đồng và tịch thu tang vật vi phạm hành chính là 3 tấn thép không gỉ dạng tấm.

Bến Tre xử phạt 4 đơn vị kinh doanh xâm phạm quyền nhãn hiệu Ống nhựa Hoa Sen

Bến Tre xử phạt 4 đơn vị kinh doanh xâm phạm quyền nhãn hiệu Ống nhựa Hoa Sen

(PLVN) - Đó là thông tin được cung cấp tại Tọa đàm "Giải pháp bảo vệ thương hiệu và công tác chống hàng giả với ngành nhựa" diễn ra ngày 26/3 tại Bến Tre. Sự kiện do Hiệp hội Chống hàng giả và Bảo vệ Thương hiệu Việt Nam (VATAP) phối hợp cùng Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Bến Tre đã tổ chức. Đồng thời tọa đàm cũng công bố kết quả điều tra về sản phẩm nhái thương hiệu Ống nhựa Hoa Sen trên thị trường.

Kon Tum: Tiêu hủy hàng hóa, mỹ phẩm vi phạm hành chính bị tịch thu

Cục Quản lý thị trường tỉnh tổ chức tiêu hủy quần áo rằn ri tại Xí nghiệp May Kon Tum.
(PLVN) - Sáng 15/3, Cục Quản lý thị trường tỉnh Kon Tum cho biết, đơn vị vừa tiến hành tổ chức tiêu huỷ hàng chục sản phẩm hàng hoá không rõ nguồn xuất xứ, không đảm bảo điều kiện lưu thông thị trường gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng với tổng giá trị hơn 72 triệu đồng.