Chống dịch Covid-19: Cuộc chiến chung vì tương lai chung toàn cầu
(ảnh minh họa)
(PLVN) - Dịch bệnh Covid-19 lan rộng làm cho cả thế giới chao đảo. Hiện tại, chưa thể dự liệu được chính xác thời điểm dịch bệnh kết thúc trên thế giới. Nhưng nhiều hệ lụy và hậu quả trước mắt cũng như lâu dài của dịch bệnh đã lộ rõ.
Ba tháng sau khi dịch bệnh viêm phổi cấp do virus coro na gây ra bùng phát ở Trung Quốc, dịch bệnh này hiện đã lây lan ra trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới. Con người chưa tìm ra được vắc-xin thích hợp để phòng ngừa, rất nhiều quốc gia vẫn chưa có được đối sách thích hợp để đẩy lùi sự lây lan và chấm dứt dịch bệnh. Ở rất nhiều nơi trên thế giới, dịch bệnh diễn biến chưa tới đỉnh điểm.
Hiện tại, chưa thể dự liệu được chính xác thời điểm dịch bệnh kết thúc trên thế giới. Nhưng nhiều hệ lụy và hậu quả trước mắt cũng như lâu dài của dịch bệnh đã lộ rõ. Dịch bệnh mới làm thế giới, cuộc sống của con người và hoạt động của quốc gia thay đổi rõ nét và sâu sắc hơn. Những hình ảnh về thế giới như thể dừng chuyển động hiện tại chắc chắn nhắc nhở nhận thức của con người là thế giới đã từng như thế và rất có thể sẽ lại như thế chỉ bởi một dịch bệnh.
Dịch bệnh làm thay đổi chính sách của quốc gia, hoạt động quốc tế và quan hệ quốc tế. Dịch bệnh làm thay đổi nhận thức, nhịp sống và cách sống của con người trên trái đất. Dịch bệnh làm thay đổi mối quan hệ giữa người dân và nhà nước, giữa cá nhân và cộng đồng, giữa quốc gia và thế giới trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế vẫn được tiến triển nhưng vận hành không thể như trước được nữa.
Trước mắt, dịch bệnh này làm suy giảm nhịp độ tăng trưởng của kinh tế và thương mại thế giới cũng như quốc gia. Thất nghiệp trở thành thách thức lớn đối với mọi chính phủ và chính quyền. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng kinh tế thế giới đã bước vào suy thoái. Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đã ước tính thiệt hại do dịch, bệnh gây ra ít nhất là hơn 4.000 tỷ USD nếu dịch bệnh chỉ dai dẳng trong thời gian nửa năm.
Dịch bệnh càng kéo dài thì đương nhiên mức độ tổn hại do nó gây ra sẽ càng lớn, nguy cơ khủng hoảng kinh tế và tài chính thế giới bùng phát không phải là không có. Mọi phân tích và dự báo dù có lạc quan nhất thì cũng đều cho rằng tổn hại do dịch bệnh này gây ra đối với thế giới nó chung lớn hơn và tai hại hơn so với hệ luỵ và hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính và nơi công trên thế giới hồi những năm 2008/2009.
Hệ lụy của dịch bệnh này đã bắt đầu lộ rõ, tuy chưa thật sự đầy đủ. Mức độ nguy hại của nó đối với cuộc sống của con người và số phận của quốc gia cũng đã lộ rõ. Bởi thế, chính hiện tại là khi hơn bao giờ hết các quốc gia và đối tác trên thế giới phải thật sự cùng nhau đồng sức đồng lòng và kề vai sát cánh đẩy lùi dịch bệnh, coi đấy thực sự là cuộc chiến chung vì tương lai chung.
(PLVN) - Hơn lúc nào hết, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống, thích ứng trước mọi hiểm họa để phát triển an toàn, bền vững là nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ, chính quyền các địa phương và của mỗi công dân…
(PLVN) - Ở nơi ấy… cuối trời Tây Bắc, có một tỉnh trẻ, một thành phố trẻ đang lặng lẽ vượt lên những khó khăn, những cách trở xa xôi, của đá tai mèo, thiên tai, mưa lũ, nghèo đói và lạc hậu… để xây dựng lên một thành phố nên thơ, một tương lai rộng mở. Ấy là Lai Châu, là “trái tim Tây Bắc” như nhà thơ Trần Mạnh Hảo đã khắc họa trong bài thơ “Gửi Lai Châu”.
(PLVN) - Dù vẫn còn hãn hữu, có thể nói là đếm trên đầu ngón tay nhưng các kỳ thi Tốt nghiệp THPT vừa qua đã xuất hiện những điểm 10 môn Ngữ Văn. Điều này liệu có bình thường? PLVN ghi nhận một số ý kiến bình giải về câu chuyện này.
(PLVN) - Năm 2021 là năm tiền đề cho kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021-2025 của tỉnh Lai Châu. Với những quyết sách mang tính chiến lược, tầm nhìn phát triển trong thời gian tới tỉnh Lai Châu hứa hẹn sẽ càng một lớn mạnh hơn.
(PLVN) - Tính từ năm 2010 đến nay, Sở Tư pháp Hà Tĩnh đã thực hiện đỡ đầu, góp phần cùng với chính quyền và nhân dân nhiều địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh đạt chuẩn về dịch nông thôn mới. Sở Tư pháp được tỉnh Hà Tĩnh đánh giá là đơn vị tiêu biểu trong việc giúp địa phương đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới.
(PLVN) - Sở hữu tấm bằng cử nhân của Đại học Houston – trường đại học danh giá bậc nhất Hoa Kỳ giữa thời điểm năm 2020 khi dịch Covid-19 bùng phát tại Mỹ nên Ngoc Ho (29 tuổi, Việt kiều Mỹ) không thể kiếm được việc làm...
(PLVN) - Gần hai năm qua, các văn nghệ sĩ từ Bắc chí Nam không chỉ “cháy” hết mình trong mỗi sáng tạo nghệ thuật, góp sức trong cuộc chiến chống Covid-19 mà còn không quản ngại khó khăn, điều kiện dịch bệnh, sẵn sàng góp công, góp của tham gia các hoạt động tình nguyện hỗ trợ người dân vùng dịch.
(PLVN) - Bà Carolyn Turk, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam cho rằng Nghị quyết 120/NQ-CP thực sự mang tính đột phá, đánh dấu sự thay đổi từ cách tiếp cận mang tính phòng vệ thụ động đối với biến đổi khí hậu chuyển sang hướng tới mô hình “chủ động thích ứng với thiên nhiên”.
(PLVN) - Thay vì đối tượng bị kiểm soát dịch bệnh, các doanh nghiệp bày tỏ mong muốn được cùng nhà nước tham gia chống dịch ngay chính tại doanh nghiệp của mình, được tự chủ sản xuất, chủ động đăng ký và chịu trách nhiệm với hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hóa của mình…
(PLVN) - Mùa dịch, các phương thức mua bán truyền thống không còn phát huy tác dụng. Thương mại điện tử lên ngôi khiến cho kế hoạch đưa nông dân lên sàn thương mại điện tử hiện thực hơn bao giờ hết…
(PLVN) - Ngày 18/8, chuyến bay số hiệu VN5515 của hãng hàng không Vietnam Airlines chở theo lô hàng gần 20 tấn gồm vắc-xin (vaccine) và thiết bị y tế, trong đó có 1 triệu liều vắc-xin Vero Cell của hãng Sinopharm, đã đến sân bay Tân Sơn Nhất.
(PLVN) - Thực tiễn cách mạng nước ta đã chứng minh, kiểm tra, giám sát là chức năng lãnh đạo của Đảng, một khâu quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, nhất là trong điều kiện Đảng lãnh đạo chính quyền, lãnh đạo toàn xã hội. Nhận thức được tầm quan trọng đó, tỉnh Quảng Ninh đã luôn chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng đồng bộ, sáng tạo, triển khai diện rộng nhưng không chồng chéo, đảm bảo chất lượng, hiệu quả.
(PLVN) - Mặc dù là địa bàn có nguy cơ lây nhiễm rất cao với cửa khẩu, sân bay, thành phố du lịch..., nhưng với những giải pháp được triển khai đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả trong phòng, chống dịch Covid-19, tỉnh Quảng Ninh vẫn giữ được địa bàn an toàn, duy trì đà tăng trưởng.
(PLVN) - Trước khi làm một người thành công, trí tuệ, trước khi bay cao, bay xa, hãy nhớ nằm lòng bài học để làm một người tử tế. Hãy biết ơn, biết yêu thương và trân trọng cuộc sống từ những điều bình thường, nhỏ bé...
(PLVN) - Tầm nhìn dài hạn, quyết liệt trong chỉ đạo điều hành, tiên phong đổi mới trong nhiều lĩnh vực cùng những lợi thế so sánh mà thiên nhiên ban tặng là “thế và lực” để Quảng Ninh tự tin trở thành trung tâm kinh tế quan trọng của cả nước xứng tầm đẳng cấp khu vực và quốc tế.
(PLVN) - Trong những năm vừa qua, Quảng Ninh không ngừng nỗ lực hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên cơ sở bám sát các quy hoạch chiến lược dài hạn, tạo đột phá và hành lang thuận lợi cho các thành phần kinh tế “cất cánh”.
(PLVN) - Tỉnh Quảng Ninh đã khẳng định vị trí dẫn đầu về chỉ số cải cách thủ tục hành chính trong nhiều năm, hướng tới một nền hành chính phục vụ, đây là lĩnh vực quan trọng góp phần khẳng định thương hiệu Quảng Ninh thân thiện và năng động trong mắt bạn bè trong nước, khu vực và quốc tế.
(PLVN) - Thời gian vừa qua, Quảng Ninh đã thể hiện vai trò ở tầm cao hơn trong khu vực, cơ cấu kinh tế chuyển dịch phù hợp với xu thế chung của cả nước, phát triển theo hướng bền vững và hội nhập. Đây là một trong những bước đi bài bàn trong chiến lược dài hạn để Quảng Ninh sớm khẳng định thương hiệu phát triển bền vững trong nước và quốc tế.
(PLVN) - Đặc khu kinh tế Vân Đồn của tỉnh Quảng Ninh được định hướng phát triển trở thành khu kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực, trung tâm công nghiệp giải trí, du lịch biển - đảo cao cấp, là cửa ngõ giao thương quốc tế…
(PLVN) - Tại gói thầu Thiết kế, mua sắm, xây dựng, lắp đặt, chạy thử và nghiệm thu (EPC) Nhà máy Điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 do Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power) làm chủ đầu tư, 2 nhà sản xuất tua-bin khí nổi tiếng thế giới là Mitsubishi Power và Siemens Energy còn không nộp hồ sơ do họ tự thấy rằng không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của Hồ sơ mời thầu. Vậy thực lực về công nghệ, kỹ thuật và năng lực của 2 nhà thầu này đến đâu mà lại như vậy?
(PLVN) - Ngày 6/8/2021 vừa qua, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam - CTCP (PV Power) tổ chức lễ mở thầu Gói thầu thiết kế, mua sắm, xây dựng, lắp đặt, chạy thử và nghiệm thu (EPC) Nhà máy Điện Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4 với trị giá lên tới hơn 1 tỷ USD. Gói thầu này được rất nhiều nhà thầu lớn trong và ngoài nước quan tâm, đã có đến 16 nhà thầu mua hồ sơ về nghiên cứu, chuẩn bị. Tuy nhiên đa số các nhà thầu đã không thể tham dự vì không đủ điều kiện, hoặc nếu có tham gia thì có thể bị loại ngay từ đầu...