Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả: Phải thực hiện quyết liệt, liên tục

Lực lượng chức năng đang kiểm tra để ngăn chặn hàng lậu, hàng giả.  
Ảnh minh họa
Lực lượng chức năng đang kiểm tra để ngăn chặn hàng lậu, hàng giả. Ảnh minh họa
(PLVN) - Hôm qua (19/2), tại buổi làm việc với Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia), Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình yêu cầu phải xác định rõ nhiệm vụ chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu; phải thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, thường xuyên, liên tục.

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ  cho biết, trong năm 2018, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã đạt được những kết quả tích cực. Các lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý trên 234 nghìn vụ việc vi phạm (tăng 4% so với cùng kỳ), thu nộp ngân sách trên 19 nghìn tỷ đồng (tăng 7,7% so với cùng kỳ), khởi tố 1.446 vụ án, 1.656 đối tượng (tăng 6% so với cùng kỳ). Những thành tích này có sự đóng góp quan trọng của Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia.

Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đề cao Văn phòng Thường trực đã tham mưu, báo cáo Trưởng ban Chỉ đạo ban hành và triển khai nhiều kế hoạch chuyên đề; đồng thời, đề xuất lên Trưởng ban có ý kiến chỉ đạo xử lý nhiều vụ việc phức tạp, được xã hội quan tâm, như: việc lợi dụng quà biếu, hàng hóa xách tay qua đường hàng không, bưu điện tại các cảng hàng không quốc tế; vụ sản phẩm Vinaca giả thuốc chữa bệnh; vụ buôn lậu 1.157 điện thoại Iphone tại sân bay Nội Bài. 

Tuy nhiên, theo lãnh đạo Chính phủ, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả vẫn chưa tạo được chuyển biến căn bản, tình trạng buôn lậu các mặt hàng xăng dầu, khoáng sản, thuốc lá điếu, rượu, điện thoại di động, hàng tiêu dùng vẫn diễn biến phức tạp; tình trạng vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới phía Bắc và Tây Nam có dấu hiệu gia tăng; các vụ việc phát hiện, xử lý trong năm 2018 chủ yếu là các vụ việc nhỏ, xử lý chỉ dừng lại ở người vận chuyển, mang vác thuê, chưa có biện pháp đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả tình trạng lợi dụng chính sách thông thoáng trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu để buôn lậu, vận chuyển hàng cấm…

Để hạn chế tình trạng trên, Phó Thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo phải thực hiện tốt công tác điều hòa, phối hợp giữa các lực lượng liên ngành để triển khai, thực hiện có hiệu quả các chương trình, kế hoạch công tác; xác định rõ nhiệm vụ chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu cần phải thực hiện nghiêm túc, quyết liệt, thường xuyên, liên tục. 

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo chủ động nắm tình hình, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng, các hiệp hội ngành, nghề, các cơ quan thông tấn báo chí... để kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất kinh doanh hàng giả, hành vi tiêu cực, tiếp tay của cán bộ, công chức liên quan…

Đặc biệt, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình nhấn mạnh đến công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức Văn phòng thường trực. “Coi trọng việc rèn luyện về phẩm chất đạo đức, lối sống và làm đúng chức năng, nhiệm vụ được giao, đề cao kỷ cương, kỷ luật công vụ. Không chống lưng, làm chỗ dựa cho các đối tượng buôn lậu”, Phó Thủ tướng nêu rõ.

Tin cùng chuyên mục

Chợ truyền thống "ế ẩm"và bài toán nan giải cho các tiểu thương tại Vĩnh Long

Chợ truyền thống "ế ẩm"và bài toán nan giải cho các tiểu thương tại Vĩnh Long

(PLVN) -  Hiện tình hình kinh doanh của các tiểu thương tại khu bách hóa tổng hợp (chợ Vĩnh Long) ngày càng ế ẩm. Trước tình trạng này, nhiều người chọn cách bỏ lô sạp tìm việc khác, lại có người kiên trì tìm cách bán hàng online để phù hợp thị trường, nhưng kết quả không như mong đợi vì còn rất nhiều cái khó.

Đọc thêm

Lợi thế của ngành Dầu khí khi chuyển dịch năng lượng

Cảng Dịch vụ Dầu khí của PTSC tại Vũng Tàu - nơi sản xuất chân đế dự án điện gió ngoài khơi. (Ảnh: Minh Hữu)
(PLVN) - Chuyển dịch từ năng lượng hóa thạch sang các dạng năng lượng xanh, sạch, thân thiện với môi trường đang là xu thế chung của các tập đoàn năng lượng trên thế giới. Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) nhìn nhận, nếu không sớm chuyển đổi theo xu thế thì việc PVN bị tụt lại phía sau là tất yếu.

Xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2024 tăng 15%

Hàng hóa qua Cửa khẩu quốc tế đường bộ số II Kim Thành, Lào Cai. (Ảnh: T.Bình)
(PLVN) - Theo Tổng cục Hải quan, lũy kế trong 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu ước đạt 123,64 tỷ USD, tăng 15% (tương ứng tăng 16,12 tỷ USD) so với cùng kỳ năm trước.

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết

Đường dây mạch 3 chưa đảm bảo tiến độ cam kết
(PLVN) - Ngày 7/5 , Bộ Công Thương đã tổ chức cuộc họp giao ban trực tuyến với các bộ, ngành, địa phương liên quan và chủ đầu tư để kiểm điểm tiến độ và tình hình thực hiện các dự án Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu

Tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử sau từng lần bán đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu
(PLVN) -  Tổng cục Thuế vừa có Công văn 1780/TCT-DNL gửi các Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện hóa đơn điện tử (HĐĐT) theo từng lần bán hàng đối với kinh doanh bán lẻ xăng dầu (BLXD).

Thu nội địa tăng gần 11% so với cùng kỳ

Toàn ngành Thuế phấn đấu hoàn thành dự toán thu NSNN; triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tăng cường quản lý thu, chống thất thu...
(PLVN) -  Lũy kế thu ngân sách nhà nước (NSNN) do ngành Thuế quản lý trong 4 tháng đầu năm 2024 đã đạt hơn 640.000 tỷ đồng, bằng 43% so với dự toán, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm 2023.