Chốn quê nhà

Chốn quê nhà
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Hắn bỏ nhà ra đi ngót nghét cũng chục năm rồi, đến độ khi nhìn con đường vốn quen thuộc dẫn lối vào nhà cũng khiến hắn trở nên xa lạ.

Hắn về tới cổng, tiếng người nhốn nháo trong nhà không còn mấy ai thân thuộc với hắn nên hắn có phần hơi sững lại. Hắn sợ người lạ. Nghĩ cũng thật buồn cười, ngót mười năm hơn trong phố thị biết bao gương mặt lạ hắn đã kinh qua, vậy mà giờ đây về với xóm làng quen thuộc hắn lại sợ. Họa chăng chỉ là cảm giác mặc cảm của một kẻ ra đi vì một lỗi quấy khiến hắn không thể ngẩng đầu. Hắn cứ thế đứng tần ngần trước cổng một lúc lâu. Hắn đợi. Hắn nhớ mỗi khi hắn về luôn có bóng dáng mẹ hắn chạy ra trước cổng dắt hắn vào nhà. Hắn tự huyễn hoặc mình còn bé lắm, đến độ cần một bàn tay người lớn dắt díu vào. Cô gái đi ngang qua trước sân nhìn thấy hắn, nói vọng lên:

- Anh Viễn! Anh về rồi à? Anh vào đây, vào đây nhanh lên.

Đột nhiên hắn thấy ghét cô gái ghê gớm, hắn đã muốn ẩn mình hòa vào đám đông trong nhà, hắn đang chờ mẹ, đột nhiên hắn có cảm giác mọi ánh mắt đang đổ dồn vào hắn. Mọi thứ như đang soi mói bộ dạng nhếch nhác của hắn. Tiếng dì của hắn vỗ vào bờ vai cao kều của hắn, thút thít:

- Vào nhìn mẹ lần cuối đi con.

Cái gì mà lần cuối? Bà dì nói gở. Hắn tách đám đông ra đi đến bên chiếc giường con. Bà con chòm xóm đã tụ tập lại khá đông quanh chiếc giường bệnh của mẹ hắn. Từ khi ba hắn mất trong một cơn bạo bệnh, mẹ hắn chỉ có duy nhất một mụn con là hắn. Vậy mà đến tuổi trưởng thành, vì nghe theo lời rủ rê của đám bạn, hắn cũng bỏ nhà ra đi sau một lần cãi vã. Và hắn cứ đi mà không để ý đã chục năm trôi qua mau chóng, cũng chẳng để ý tóc mai của hắn đã bắt đầu ngả màu. Cho tới khi bên nội hắn nhờ người tìm được số điện thoại của hắn và câu đầu tiên hắn nghe được lại là: “Về gặp mẹ đi con, mẹ ốm nặng lắm”…

Mẹ hắn nằm nhỏ thó trên cái giường con, đắp hờ trên người một tấm chăn mỏng, nước mắt bà lưng tròng, hai tay run run sờ lên đầu hắn như muốn chạm vào đứa con trai bé bỏng năm nào. Dù rằng giờ đây hắn đã khá cao và to bè, có lẽ những năm tháng phụ hồ nơi đất khách cũng làm cơ thể hắn trở nên rắn rỏi phần nào. Hắn không nói được tiếng nào, đột nhiên hắn cảm thấy mọi quyết định của hắn đều là sai lầm. Hắn nhớ mẹ con hắn thuở ấu thơ, khi mẹ hắn quyết định không đi bước nữa chỉ để toàn tâm, toàn ý lo cho hắn. Những bữa cơm rau sắn nhưng không khi nào ngớt tiếng cười. Con đường làng lầy lội vẫn còn in bóng hai mẹ con tắm mưa chung đi về…

- Con xin lỗi… Mẹ ơi… con xin lỗi.

Rồi mẹ hắn quay sang nhìn dì hắn bằng ánh mắt nhờ cậy điều gì đó. Trong cơn gió thoảng, cuối cùng hắn nghe thấy nụ cười của mẹ hắn ra đi trong thanh thản. Đám tang mẹ hắn, hắn chỉ biết ngồi thừ ra, còn phía người thân lo hết. Hắn quyết định ở lại quê nhà để chăm lo bàn thờ cha mẹ nhưng không biết phải đối mặt với cuộc sống mới như thế nào, vì hắn bỏ đi đã lâu và chắc người trong làng đều nghĩ hắn là kẻ bất hiếu để mẹ sống trong cô độc cả một thời gian dài. Ông Thảng đi ngang qua cất tiếng gọi:

- Thằng Viễn, theo tao. Mày làm nề trên phố đúng không?

Hắn gật nhẹ, thế là hắn có công việc. Công việc mới cũng khá thuận lợi với hắn, vì hắn vốn là một tay thợ lành nghề. Hắn cứ theo ông Thảng đi làm chung với tổ phụ, có lần ông Thảng đốt điếu thuốc rồi hỏi hắn: “Mày biết sao tao nhận mày vào làm không? Tao chịu ơn má mày, má mày nhờ tao bả đi rồi thì nhận mày vào làm, nhưng không ép tao, nếu mày làm không đặng cứ đuổi. Nhưng qua thời gian thấy bả nói đúng, mày được cái tay chân nhanh nhẹn, có điều cứ như cái cục đá lầm lì. Tao lại thương”.

Mắt hắn như có gì đó ươn ướt không rõ. Ở quê thì lại ít khi kiếm ra tiệm nào bán cơm như ở phố. Những ngày đầu hắn mót gạo trong chum má để dành để nấu cơm, rồi cứ trộn mắm mà ăn. Đến non tuần, dì hắn cứ nài kéo hắn qua ngồi ăn chung, bên mâm cơm nghi ngút khói, các anh em họ của hắn cứ xôn xao nhìn hắn, nhưng không phải với ánh mắt xa lạ mà như sự thân quen của lâu ngày gặp lại:

- Ngày anh hai đi em còn bé tí thế này nè, giờ em chuẩn bị vào cấp ba rồi đấy.

- Em nghe dì nói ở trên phố anh là thợ giỏi nhất hả anh?

- Dì hay nhắc về anh lắm, nói anh trên phố bộn việc, khó về.

Hắn nhìn qua dì hắn thấy dì hắn lau vội những giọt nước mắt. Dì hắn cứ ép hắn ăn thật nhiều: “Khi con về rồi thì họ hàng và xóm làng đều vẫn yêu thương con. Má con trước khi mất đã nhờ cậy rất nhiều, đừng bỏ nhà ra đi nữa nha con, ở gần quê hương mình vẫn hơn con ạ”. Hắn cúi đầu nuốt vội chén cơm, nước mắt nhỏ xuống lúc nào không hay.

Hắn ngửi thấy mùi đồng quê quen thuộc trên con đường hắn đang đi, thấy tiếc nuối lần chia tay không được hay ho lắm non những năm về trước. Ở cuối con đường làng, hắn nhìn thấy cô gái. Hắn chợt nhớ ngày tang mẹ hắn cô đội trên đầu vành khăn tang. À thì ra người con gái đã cùng hắn hẹn thề năm xưa, đã chờ hắn cũng từng ấy năm vẫn chưa chịu lấy chồng…

Bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Đọc thêm

"Vận động viên đặc biệt" của Giải leo núi "Bước chân trên mây" mặc áo dài Việt Nam chinh phục đỉnh Tà Xùa

Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái chụp ảnh cùng Giám đốc công ty Hưng Việt, vận động viên, các vị khách mời trong Giải leo núi bước chân trên mây chinh phục đỉnh Tà Xùa.
(PLVN) -  Trên độ cao hơn 2.865m, giữa biển mây trời Tà Xùa, hình ảnh một người phụ nữ trong tà áo dài Việt Nam thướt tha khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng. Chủ nhân của tà áo dài đặc biệt này là bà Vũ Thị Mai Oanh - Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái. Bà là Khách mời, tham gia cùng 100 nhà báo  chinh phục đỉnh Tà Xùa trong Giải leo núi “Bước chân trên mây” năm 2025 do Báo Pháp luật Việt Nam phối hợp tổ chức.

Nguy cơ 'rơi bẫy' AI lừa đảo trong du lịch

Ngành Du lịch đang phải đối mặt với nhiều rủi ro từ những kẻ lừa đảo sử dụng công nghệ AI. (Ảnh minh họa: Thu Hằng)
(PLVN) - Các ứng dụng công nghệ từ lâu đã được ngành du lịch áp dụng rộng rãi để kết nối hành khách với các điểm đến, công ty du lịch - lữ hành. Bên cạnh tiện ích, vẫn còn đó kẻ xấu sử dụng công nghệ để lừa đảo du khách. Hiện tại, với sự phát triển của AI (trí tuệ nhân tạo), các phi vụ lừa đảo ngày càng tinh vi hơn.

Xuôi theo dòng chảy đại dương

Khi bơi, lặn ở biển cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Mùa hè sắp đến, giữa cái nóng oi bức, ánh mặt trời gay gắt còn gì tuyệt vời hơn khi được ngâm mình dưới dòng nước biển mát lạnh. Hiện nay, có rất nhiều bộ môn như lặn tự do (freedive), bơi open water (bơi ngoài trời), lặn bình khí (lặn scuba), chèo sub, kayak... đang được nhiều người yêu các môn thể thao dưới nước lựa chọn.

Sông lụa

Hình minh họa. (Nguồn: Văn Học)
(PLVN) - Trăng trải thành thảm vàng, bao phủ cả làng mạc, bãi dâu ven con sông quê êm đềm. Say trăng nên sông lênh loáng. Sông đa tình. Sông thả tóc phơi trăng. Mềm mại. Lả lơi.

Khám phá căn cứ kháng chiến trong lòng đất

 Địa đạo Củ Chi là điểm đến thu hút du khách ở TP. Hồ Chí Minh. (Ảnh trong bài: Địa đạo Củ Chi)
(PLVN) - Địa đạo Củ Chi là căn cứ kháng chiến, có hệ thống đường hầm nằm sâu trong lòng đất, được xây dựng một cách tinh vi, phức tạp, có đầy đủ chức năng để sinh sống và chiến đấu cũng như chịu được sức công phá của các phương tiện chiến tranh hiện đại lúc bấy giờ. Địa đạo Củ Chi ngày nay không chỉ là điểm đến có giá trị về lịch sử, văn hóa mà còn là điểm du lịch hấp dẫn gắn liền với những công trình quân sự nổi tiếng tại Việt Nam góp phần tạo nên đại thắng mùa xuân 1975, thống nhất đất nước.

Thanh xuân và hành trang của lòng yêu nước

Khoảnh khắc xúc động khi Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024 Phùng Quang Trung trao ảnh cho gia đình liệt sỹ. (Ảnh: L.T)
(PLVN) - Mỗi người trẻ với những nỗ lực không ngừng đều mang trong mình hành trang của lòng yêu nước. Đó là tâm sự của những Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu, giải thưởng cao quý hàng năm của Trung ương Đoàn tôn vinh những gương mặt truyền cảm hứng trong nhiều lĩnh vực của tuổi trẻ hôm nay...

Khi người trẻ thấm đẫm văn hóa, nguồn cội

Hòa Minzy gây sốt với MV Bắc Bling. (Ảnh: FBNV)
(PLVN) - Thanh niên đã góp phần quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thông qua công nghệ số. Thủ tướng Phạm Minh Chính đặc biệt nhắc đến MV Bắc Bling của ca sĩ Hòa Minzy như một ví dụ điển hình về việc quốc tế hóa sản phẩm văn hóa truyền thống...

Nhắm mắt chờ mùa hè

Ảnh minh họa.
(PLVN) - Gần đây, thời tiết miền Bắc rất thất thường, hôm nóng, hôm lạnh như một cô gái mới lớn đỏng đảnh hay hờn dỗi. Có những hôm sáng đến, tôi còn phong phanh chiếc áo cộc, nhấm nháp cốc trà vải mát lạnh, vậy mà chiều tối đã co rúm trong đống áo khoác lùng bùng, ôm chặt ly ca cao nóng bốc khói.

Ngày sách và văn hóa đọc năm 2025: Cùng sách bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025 nhấn mạnh vai trò của công nghệ trong thúc đẩy văn hóa đọc sách. (Ảnh minh họa: BVHTTDL)
(PLVN) - Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025 mang đến ba thông điệp chủ đạo: “Văn hóa đọc - Kết nối cộng đồng”, “Cùng sách bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, “Đọc sách làm giàu tri thức, nuôi dưỡng khát vọng, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo”. Sự kiện năm nay không chỉ khẳng định vai trò then chốt của tri thức trong kỷ nguyên mới mà còn là lời hiệu triệu, khơi dậy niềm tự hào và khát vọng vươn lên của cả dân tộc.

Du lịch ‘sống chậm’ tại ‘ốc đảo’ Hồng Lam

Đi đò sang "ốc đảo" Hồng Lam là trải nghiệm được nhiều bạn trẻ yêu thích.
(PLVN) - Hồng Lam – “làng đảo” từng có lúc trâu, bò nhiều hơn người, vùng đất “nội bất xuất, ngoại bất nhập” nếu đò dừng chạy. Có lẽ ít ai ngờ có ngày nơi đây trở thành điểm du lịch hấp dẫn với những tour trải nghiệm “sống chậm” độc đáo.

Thưởng thức phở 3 miền Bắc- Trung- Nam tại Festival Phở 2025

Chủ tịch UBND Hà Nội Trần Sỹ Thanh tại Festival Phở 2025 (Ảnh: P.V).
(PLVN) - Ngoài thưởng thức ẩm thức phở nổi tiếng - di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, du khách còn được trải nghiệm quy trình nấu phở, từ chọn nguyên liệu, làm bánh phở, nấu nước dùng... tại "Festival Phở 2025" diễn ra ngày 18 - 20/4, tại Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội).

Bắn súng Việt Nam thẳng thắn chỉ ra những khó khăn

Ảnh minh họa. (Nguồn: Cục TDTT)
(PLVN) - Trong báo cáo gửi đến Hội thảo góp ý xây dựng Chương trình phát triển các môn thể thao trọng điểm chuẩn bị tham dự các kỳ Olympic, ASIAD giai đoạn 2026 - 2046, Liên đoàn Bắn súng Việt Nam thẳng thắn chỉ ra những khó khăn chủ quan và khách quan.

Khám phá du lịch số - lan tỏa tình yêu đất nước

Điểm check-in “Yêu lắm Việt Nam” tại Thành Nhà Hồ. (Ảnh: N.D)
(PLVN) - Dự án “Yêu lắm Việt Nam” mở ra một cộng đồng khám phá du lịch số, nơi mỗi người dân đều có thể trở thành một “đại sứ du lịch”, lan tỏa tình yêu đất nước. Đây là lời giải cho nhu cầu trải nghiệm du lịch cá nhân hóa, kết nối giữa không gian thực và số, một bản đồ tương tác văn hóa - du lịch đầu tiên tại Việt Nam.