“Chôn cất nhanh” để che giấu sự thật về COVID-19 ở Nicaragua?

“Chôn cất nhanh” để che giấu sự thật về COVID-19 ở Nicaragua?
(PLVN) - Các bác sĩ đang cảnh báo về sự hỗn loạn COVID-19 diễn ra ở Nicaragua, nơi gia đình nạn nhân và phe đối lập cáo buộc chính phủ của Tổng thống Daniel Ortega đã ra lệnh "chôn cất nhanh" để che giấu số lượng nhiễm bệnh thực sự.

 


Đến nay, quốc gia Trung Mỹ này đã xác nhận chỉ có 25 trường hợp nhiễm virus corona và 8 trường hợp tử vong. Nhưng các nhóm nhân quyền và chuyên gia tin rằng con số thật sự cao hơn nhiều. Nhà dịch tễ học Alvaro Ramirez nói với AFP: "Chúng tôi đang bước vào giai đoạn virus lây lan trong cộng đồng một cách nhanh chóng. Khi đường cong theo cấp số nhân tiếp tục gia tăng và nhiều người bị nhiễm bệnh hơn, chúng tôi sẽ bị kẹt trong một tình huống hỗn loạn."

Trái ngược với những hạn chế ở các quốc gia Mỹ Latinh khác, Nicaragua đã bị chỉ trích vì sự thiếu vắng gần như hoàn toàn các biện pháp ngăn chặn virus. Chính phủ của Ortega đã giữ cho các trường học, văn phòng mở cửa và duy trì các sự kiện có đám đông, ví dụ như giải bóng đá quốc gia.

Nhân viên bệnh viện báo cáo rằng hệ thống y tế tràn ngập các bệnh nhân mắc bệnh về đường hô hấp và người nhà thì cho biết thi thể những người thân đang được đưa lên xe tải để "chôn cất nhanh" mà không có sự đồng ý của họ.

"Những người than khóc buộc phải đuổi theo những chiếc xe tải với quan tài để tìm ra nơi chôn cất những người thân yêu của họ. Họ bị cảnh sát hoặc quân đội đe dọa đến mức không dám nói sự thật về nguyên nhân cái chết", Liên minh Quốc gia đối lập nói trong một tuyên bố tố cáo bí mật của chính phủ.

Một người đào mộ mặc thiết bị bảo vệ cá nhân để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19, đang khử trùng sau khi chôn cất tại một nghĩa trang ở Nicaragua.

Một người đào mộ mặc thiết bị bảo vệ cá nhân để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19, đang khử trùng sau khi chôn cất tại một nghĩa trang ở Nicaragua.

Alberto Paraiso Mendoza là một cựu cầu thủ bóng chày nổi tiếng 74 tuổi, nhập viện vì khó thở vào ngày 2/5. Vợ ông đã không được phép đến thăm chồng trong suốt thời gian 11 ngày ông được điều trị trước khi chết. Giấy chứng tử của Alberto Mendoza nói rằng ông chết vì "suy hô hấp và viêm phổi không điển hình", nhưng gia đình nghi ngờ ông là nạn nhân của COVID-19.

Hiệp hội Y khoa Nicaragua cho biết ít nhất 74 nhân viên y tế đã bị nhiễm COVID-19. Các công ty tư nhân còn không được phép thực hiện thử nghiệm COVID-19. Một tổ chức phi chính phủ gồm các nhân viên y tế và các nhà hoạt động, cho biết 266 người đã chết vì COVID-19 kể từ ngày 13/5, với 1.270 trường hợp nghi ngờ mắc bệnh.

Các chính trị gia đối lập cho biết: "Các gia đình của những người bị giết bởi COVID-19 phải đối mặt với một chính phủ đang lừa dối họ, đưa cho họ giấy chứng tử không tương ứng với sự thật chẩn đoán". Bên cạnh đó, Phó chủ tịch Nicaragua Rosario Murillo - vợ của Ortega - lại cáo buộc rằng phe đối lập đang truyền bá những lời dối trá nhằm khơi dậy người dân chống chính phủ.

Tin cùng chuyên mục

Giải thưởng Nhà giáo Ghana 2024 là một trong những giải thưởng cao quý nhất để công nhận, tôn vinh những đóng góp của các giáo viên khắp cả nước này. (Ảnh: UNICEF)

Nghề giáo bốn phương

(PLVN) - Giáo viên tại các quốc gia đang phát triển thường xuyên đối diện với nhiều thách thức lớn như nghèo đói, thiếu hụt nguồn lực, lớp học quá tải, điều kiện công nghệ hạn chế. Tuy nhiên, họ vẫn luôn kiên trì và tận tâm, không ngừng nỗ lực vượt qua mọi khó khăn để mang lại tri thức và hy vọng cho từng học sinh, dù cho điều đó đôi khi vượt xa trách nhiệm công việc của họ.

Đọc thêm

Nghề độc đáo ở Nhật Bản: Ra sức 'nhồi nhét' khách lên tàu, mỗi năm thu nhập trên 800 triệu đồng

 Số lượng người dân đi tàu điện ngầm ở Nhật Bản lúc nào cũng quá tải. (Ảnh: Japan Insider)
(PLVN) - Nhật Bản vốn nổi tiếng là đất nước sử dụng tàu điện ngầm là phương tiện giao thông chính và quan trọng, phục vụ hàng triệu người mỗi ngày. Với hệ thống tàu điện hiện đại, hiệu quả và có mặt khắp các thành phố lớn, việc sử dụng tàu điện là cách tốt nhất để di chuyển trong và ngoài thành phố.

Úc cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội

Hình minh họa
(PLVN) - Chính phủ Úc vừa cam kết sẽ ban hành luật giới hạn độ tuổi sử dụng mạng xã hội là 16 tuổi, kèm theo hình phạt cho các nền tảng không tuân thủ. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ làm thế nào để các ông lớn công nghệ như Facebook, Instagram, TikTok... có thể thực thi hiệu quả quy định này.