Choáng váng phát hiện tháp cổ được xây dựng bằng sọ người

Hình ảnh về tháp sọ người ở Mexico
Hình ảnh về tháp sọ người ở Mexico
(PLO) -Việc phát hiện ra tháp sọ người bên dưới lòng thành phố đã khiến các nhà khảo cổ choáng váng.
 

Dấu tích đế chế Aztec

Có thể nói, phát lộ Tháp Đầu lâu là một trong những phát hiện quan trọng nhất của những nhà khảo cổ học có liên quan đến việc thực hành nghi lễ của người Aztec. Được biết, Aztec là tên gọi một số dân tộc nhất định tại miền Trung Mexico, đặc biệt là những người nói tiếng Nahuatl, thống trị phần lớn vùng Trung Bộ châu Mỹ từ thế kỷ 14-16. Cùng với người Mexica, người Aztec đã thành lập nên Tam Đồng Minh Aztec.

Từ thế kỷ 13, Thung lũng Mexico, bao gồm thủ đô Mexico và một số khu vực thuộc bang Estado de Mexico ngày nay, là trung tâm của nền văn minh Aztec, gồm những di sản và thành tựu có nhiều nét chung của người dân Trung Mỹ trong thời kỳ hậu cổ điển.

Văn hóa và lịch sử Aztec được nghiên cứu từ các chứng cứ khảo cổ tìm thấy ở những điểm khai quật như Templo Mayor tại thành phố Mexico, bao gồm nghề trồng ngô, sự phân biệt giữa tầng lớp pipiltin (quý tộc) và macehualli (dân thường), đền thờ bách thần (với những vị thần như Tezcatlipoca, Tlaloc và Quetzalcoatl), hai hệ thống lịch xiuhpohualli (365 ngày) và tonalpohualli (260 ngày). Với dân cư Tenochtitlan, có vị thần bảo hộ Huitzilopochtli, kim tự tháp đôi và nghệ thuật làm gốm.

Hình ảnh về tháp sọ người ở Mexico
Hình ảnh về tháp sọ người ở Mexico

Tìm thấy hơn 650 hộp sọ

Theo đó, các nhà khảo cổ học thuộc Viện nhân chủng học và lịch sử quốc gia Mexico (INAH) đã tìm thấy hơn 650 hộp sọ và hàng ngàn mảnh vụn được gắn với nhau bằng vôi, xếp chồng lên nhau tạo thành cấu trúc như một tòa tháp hình trụ có đường kính 6m. Và con số rất có thể còn tăng lên nữa khi các nhà khảo cổ tiếp tục công việc khai quật), nằm đối diện với Templo Mayor. Điều này mở ra hướng nghiên cứu sâu hơn cho giới khoa học về nền văn minh Aztec.

Khi khai quật, một số trong những chiếc sọ được khai quật đều thủng lỗ ở cả hai bên. Điều này cho thấy cho thấy chúng thuộc về một phần của cấu trúc Gran Tzompantli (trong ngôn ngữ của người Aztec có nghĩa là dàn giá treo các sọ người). Đây là một dàn giá trên đó các chiếc sọ của những người bị hiến tế được sắp đặt trên các cọc gỗ. Những chiếc sọ ấy được trưng bày để gây cảm giác sợ hãi và kinh hoàng.

Được biết, Đền Templo Mayor từng là trung tâm chính trị và tôn giáo lớn ở Tenochtitlan - thủ đô nền văn minh Mexico, là một trong những ngôi đền dành riêng cho vị thần linh thiêng nhất của người da đỏ Mexico là Huitzilopochtli ,vị thần tượng trưng cho mặt trời, chiến tranh và hiến tế của bộ tộc Aztec,  thuộc ở trung tâm kinh đô Tenochtitlan của đế chế Aztec và giờ đây là thành phố Mexico náo nhiệt, đồng thời cũng là nơi diễn ra hàng ngàn cuộc tế thần khủng khiếp.

Đền thờ này có kích thước khoảng hơn 100 mét, được xây dựng vào năm 1325. Vào năm 1987, Templo Mayor được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới và trở thành địa chỉ thu hút hàng trăm nghìn lượt du khách tham quan mỗi năm ở Mexico. 

Người ta ước tính từng có năm có tới 20.000 người bị hiến tế; thậm chí có tư liệu cho rằng, có lần chỉ trong 3 ngày đã có 80.400 người bị hiến tế. Việc hiến tế này là một phần trong hệ thống tín ngưỡng của người Aztec. Tuy nhiên, các nhà sử học tin rằng con số đó có thể đã bị cường điệu hóa.

Theo các sử gia, những hộp sọ này là những chiếc đầu bị cắt của các chiến binh từ trước cuộc chinh phạt của người Tây Ban Nha, và là một phần của nhiều nền văn hóa thuộc Trung Mỹ cổ đại. Sọ người trong tháp cũng là dấu tích còn sót lại của nền văn hóa Mesoamerica thuộc Trung Mỹ cổ đại.

Hình ảnh về tháp sọ người ở Mexico
Hình ảnh về tháp sọ người ở Mexico

Người ta tin rằng tháp sọ người này được hình thành nhằm hiến tế cho thần mặt trời Huitzilopochtli. Tháp sọ người này là một phần của Huey Tzompantli, mục đích của dãy đầu lâu đồ sộ này là khiến những kẻ xâm lược Aztec, như người Tây Ban Nha đi chinh phạt Tenochtitlan sợ hãi khi họ chiếm được thành phố. 

Sự tồn tại của Tháp Đầu lâu đã được đồn đại từ khi đoàn thám hiểm của Đệ nhất Hầu tước Tây Ban Nha Hernan Cortes xâm chiếm Mexico hồi năm 1521 và gây ra sự sụp đổ của đế chế Aztec, chiếm được phần lớn đất đai Mexico cho quốc vương Castilla trong những năm đầu thế kỷ 16. Tháp này đã được Andres de Tapia, một người lính Tây Ban Nha trong đoàn thám hiểm của Cortes phát hiện ra. Ông ta đã đếm được hàng chục nghìn hộp sọ trong Huey Tzompantli nằm ở cực Bắc và Nam của thành phố cổ Tenochtitlan. 

Tuy nhiên, trong quá trình khai quật từ 2015 đến nay, các nhà khảo cổ đã tìm thấy những chiếc sọ không đồng nhất về độ tuổi và giới tính. Theo ông Rodrigo Bolanos, nhà nhân chủng học sinh vật học cho biết, “Chúng tôi luôn mong rằng những hộp sọ này chỉ là nam giới, nhưng khi phân tích, chúng tôi thấy rằng không chỉ có những thanh niên trẻ tuổi, các chiến binh mà có cả phụ nữ và trẻ em không liên quan đến cuộc chiến. Có điều gì đó đã xảy ra ở thời điểm đó mà chúng tôi chưa thể điều tra ra và thực sự đây là một điểm mới lạ cần được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn nữa về Huey Tzompantli”. 

Phát hiện thêm ngôi đền thờ thần gió

Không những tháp cổ bằng sọ người, ngay gần đó, các nhà khảo cổ học cũng phát hiện ra dấu tích của ngôi đền lớn thờ thần gió thuộc đế chế Aztec. Nhà khảo cổ học Raul Barrera cho biết, ngôi đền này là một trong những kiến trúc quan trọng nhất của nền văn minh Aztec cổ xưa vì nó được dựng để tỏ lòng thành kính đối với vị thần gió Ehécatl-Quetzalcóatl.

Tại địa điểm khai quật, các nhà khảo cổ cũng tìm thấy khoảng 32 mẫu xương cổ có thể là những bộ phận còn lại của những người đã bị xử tử làm vật tế trong trận bóng. Theo ghi chép sử sách, trận bóng diễn ra năm 1528 trước sự chứng kiến của Hoàng đế Tây Ban Nha Hernan Cortes, người sau này đã đưa quân đi xâm chiếm Aztec và Hoàng đế Aztec Montezuma.

Hình ảnh về tháp sọ người ở Mexico
Hình ảnh về tháp sọ người ở Mexico

Với những dấu tích còn sót lại của một bậc thang và một phần của khán đài, các nhà khảo cổ ước tính sân bóng này dài khoảng 50m. Trong khi đó, đền thờ là một cấu trúc bán nguyệt lớn tọa lạc trên một khu đất hình chữ nhật rộng lớn, với chiều dài đường chéo khoảng 34m và cao 4m. Khu đền thờ được cho là xây dựng trong khoảng thời gian từ năm 1486 đến năm 1502.

Sau nhiều phát hiện, các sử gia tin rằng hầu hết các khu vực tại thủ đô Mexico City được xây dựng trên những tàn tích của kinh đô Tenochtitlan của người Aztec bị tàn phá bởi người Tây Ban Nha trong suốt thế kỷ 16.

Có thể nói, đế chế Aztec được coi là đế chế tàn bạo nhất thời kỳ tiền Colombo với các nghi thức tế lễ bằng vật tế là người còn sống. Những cấu trúc cổ đại tồn tại ngay trong trung tâm thành phố Mexico city sôi động náo nhiệt này là một trong những dấu tích cổ đại mới nhất được phát hiện, hé lộ những hiểu biết mới về một thời kỳ hưng vượng của đế chế này.../. 

Đọc thêm

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”

Những “bóng hồng” tài năng trong phim “Lật mặt 7”
(PLVN) - “Lật mặt 7: Một điều ước” của Lý Hải dù chưa ra rạp song đã nhận sự quan tâm khi quy tụ dàn diễn viên bậc nhất trong cả series, lên đến 50 người. Trong phần phim mới, có nhiều “bóng hồng” xinh đẹp, tài năng cùng góp mặt.

Nam tài tử đời đầu của màn ảnh Việt

Ông ghi dấu bằng vẻ ngoài đẹp trai, tài năng diễn xuất. (Nguồn: Cô Hai Kim Cương)
(PLVN) - Trước những năm 1975, La Thoại Tân cùng với Trần Quang, Lê Quỳnh, Hùng Cường, được mệnh danh là những nam diễn viên điện ảnh tài năng, phong độ nhất của mảnh đất Sài Gòn phồn hoa. Mười sáu năm sau khi La Thoại Tân mất (13/3/2008), người hâm mộ vẫn chưa bao giờ quên chàng nghệ sĩ lịch lãm, với những vai diễn để đời.

Gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu

Sinh viên hào hứng với chương trình Sân khấu học đường. (Nguồn: NVH Sinh viên TP Hồ Chí Minh)
(PLVN) - Nhiều năm qua, không ít nhóm nghệ sĩ tâm huyết đã cố gắng đưa các vở diễn có giá trị nhân văn đến học đường biểu diễn cho các em học sinh. Những nỗ lực này nhằm giúp lan tỏa tinh thần yêu sân khấu đến với thế hệ trẻ, gìn giữ một bộ môn nghệ thuật di sản, đồng thời gieo mầm chân - thiện - mỹ đến học đường thông qua nghệ thuật sân khấu.

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà"

Vân Dung - bà mẹ dị trong "Người một nhà" (ảnh trong phim).
(PLVN) - Trong “Người một nhà”, nghệ sĩ Vân Dung vào vai người mẹ vừa lạ vừa dị. Người mẹ này đã bỏ hai anh em Tuệ để chạy theo cuộc sống riêng và đó cũng là một phần lý do tạo nên tính cách, hoàn cảnh và những xung đột trong cuộc sống của họ.