Cho trẻ nhấp thử bia, rượu: Hệ lụy nguy hiểm từ thói quen của người lớn

Ảnh minh họa từ internet.
Ảnh minh họa từ internet.
(PLO) - Không ít bậc phụ huynh cho con nhấp thử rượu, bia từ khi trẻ còn nhỏ bởi họ vốn nghĩ rằng chỉ với một ngụm bia nhỏ sẽ không thể ảnh hưởng gì tới trẻ tuy nhiên các chuyên gia y tế đưa ra khuyến cáo, việc cho trẻ em uống rượu, bia không thể coi là chuyện bình thường. Với cơ thể chưa phát triển hoàn thiện của trẻ việc uống rượu bia sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe đặc biệt là não và thần kinh.

Hành vi vô ý thức của người lớn

Cách đây khoảng 20 năm, bệnh nhân nghiện rượu ở Việt Nam thường ở độ tuổi 45 - 50. Tới hiện nay, độ tuổi nghiện rượu trung bình là 40, cá biệt có trường hợp 26 tuổi đã nghiện rượu. Có rất nhiều nguyên nhân khiến độ tuổi “nghiện rượu” ngày càng trẻ hóa, do điều kiện kinh tế của đa số người dân đã dư dả hơn, thói quen tiệc tùng của một bộ phận giới trẻ, việc quảng bá bia, rượu không được kiểm soát chặt cùng với đó do các gia đình chưa chú ý đúng mức tới việc giúp trẻ tránh xa rượu, bia cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng. 

Thấy con tò mò, miệng “chóm chém” ra vẻ thèm muốn lon bia, bố cậu bé đã vô tư cho con nhấp thử ngụm bia cho “biết vị”. Lần đầu, cậu bé giật mình khóc toáng lên nhưng sau vài lần khi đã quen đứa trẻ khoái chí, cười khanh khách, cả gia đình càng vui sướng và cứ thế trong mỗi lần bố uống bia thì cậu bé chưa đầy 2 tuổi đó cũng được nhấm nháp đôi ngụm nhỏ. Những hình ảnh đó không quá hiếm gặp trong các gia đình Việt ngày nay.

Trong một số gia đình, khi bố uống bia rượu cũng hay cho con nhấm nháp thử một chút, khi thấy trẻ hào hứng uống, người lớn vỗ tay cổ vũ để trẻ uống tiếp. Thậm chí, một bộ phận không nhỏ các ông bố cho rằng việc cho con nếm thử bia rượu là hành động chứng tỏ được bản lĩnh đàn ông. Chứ họ không biết rằng hành động cho trẻ làm quen với rượu bia sớm, dù chỉ là một ngụm cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và thể chất của trẻ sau này.

Trên thực tế, đã có quá nhiều trường hợp trẻ nhỏ nguy kịch chỉ vì thử một vài ngụm bia rượu. Gần đây nhất, sau khi nhận lời thách đố của nhóm bạn, bé trai 11 tuổi (quê Nghệ An) đã uống hết hơn 1 lít rượu, sau đó được đưa đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng hôn mê sâu.

Theo người nhà chia sẻ, trong lúc mọi người đi vắng, cháu cùng với nhóm bạn rủ nhau uống rượu, vì bạn bè thách đố nên bệnh nhân đã uống hết hơn 1 lít rượu. Sau khi uống rượu, bệnh nhân bị rối loạn ý thức, kích thích vật vã, khó thở, nôn nhiều, sốt liên tục 39 độ, hôn mê.

Bệnh nhân đã được điều trị ở bệnh viện tuyến huyện nhưng không có tiến triển, sau đó được chuyển đến Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An tiếp tục cấp cứu, điều trị, bệnh nhân vẫn đang phải hồi sức tích cực và thở máy. Tại đó, các bác sĩ tiên lượng ca bệnh vẫn rất dè dặt, bệnh nhân vẫn trong tình trạng hôn mê sâu, suy hô hấp tuần hoàn, rối loạn chuyển hóa, các cơ quan thần kinh não bị tổn thương nghiêm trọng. Đến nay, trải qua 2 tuần điều trị tích cực sức khỏe bệnh nhân đã dần ổn định và hồi phục. 

Các bác sĩ cảnh báo, đây là bài học lớn gióng lên hồi chuông cảnh báo các bậc phụ huynh khi chăm sóc con trẻ. Trẻ con vốn tính tò mò nên chúng sẵn sàng thử bất cứ thứ gì và hành động cho trẻ làm quen với rượu bia sớm, số lượng dù chỉ là một ngụm cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và thể chất của trẻ sau này.

Dừng ngay việc khuyến khích trẻ nhỏ uống rượu, bia

Nhiều người vốn nghĩ rằng việc cho trẻ nhấm nháp chút rượu là vô hại nhưng đây là một sai lầm. Với người lớn vài hớp bia có thể chưa ảnh hưởng gì nhiều nhưng với trẻ nhỏ dù chỉ số lượng ít nhưng ít nhiều cũng đã ảnh hưởng đến hệ thần kinh và các hệ cơ quan khác của trẻ. 

Với một ngụm nhỏ bia, rượu chưa thể gây tác hại ngay lập tức với trẻ, nhưng với mỗi lần chỉ một ngụm nhỏ đã vô tình tạo thành thói quen cho chính bản thân đứa trẻ. Khác với người lớn, cơ thể trẻ nhỏ còn non yếu, hệ thần kinh và các hệ cơ quan khác chưa phát triển toàn diện, bởi vậy với chất kích thích có trong bia, rượu sẽ có tác động lớn hơn tới các hệ cơ quan của trẻ, trong đó gan và não dễ bị ảnh hưởng nhất. Cơ thể trẻ em không thể xử lý, chuyển hóa và đào thải các chất có trong bia, rượu tốt như người lớn nên nguy cơ bệnh lớn hơn nhiều. Ngoài ra, trẻ nhỏ hệ thần kinh đang phát triển nên những tác động của chất kích thích sẽ gây ảnh hưởng đến trí thông minh, ảnh hưởng tới sự phát triển não bộ của trẻ. 

PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và thực phẩm - Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, trẻ nhỏ cần dinh dưỡng đầy đủ để phát triển về thể chất và tinh thần. Cho trẻ tiếp xúc với rượu bia sớm là sai lầm rất nguy hiểm cho đứa trẻ. Một ngụm bia nhỏ thì không tác hại ngay nhưng khi nâng cấp lên số lượng uống nhiều sẽ gây hại cho não, mắt, gan, thận của trẻ. 

Đồng thời, hành động cha mẹ thường xuyên khuyến khích cho con uống một ngụm bia, rượu sẽ hình thành cho trẻ thói quen xấu về nhậu nhẹt, khiến trẻ ngay từ nhỏ sẽ có tâm lý thích uống rượu. Qua đó tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với bia, rượu làm tăng nguy cơ trẻ chủ động sử dụng bia, rượu sớm, có thể là nguyên nhân dẫn tới sự nghiện rượu của trẻ ở tương lai lâu dài về sau này. Trong trường hợp không có người lớn, đặc biệt ở những gia đình luôn có sẵn bia, rượu trong nhà trẻ sẽ tự lấy uống mà không có sự kiểm soát của người lớn, có thể dẫn đến những hậu quả nguy hiểm khó lường. 

Do đó, mỗi bậc cha mẹ nên dừng tư duy hiểu không đúng trong việc cho trẻ nhỏ sớm tiếp cận và làm quen với rượu, bia bởi những tác hại của rượu sẽ ảnh hưởng đối với cơ thể trẻ ở cả hiện tại lẫn tương lai. Thay vì dạy trẻ những thói quen không tốt, mỗi bậc cha, mẹ cần là tấm gương tốt để con, trẻ học tập noi theo.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Hà Nội: Xử lý nghiêm các cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

Đoàn kiểm tra liên ngành công tác ATTP kiểm tra tại một cơ sở. (Ảnh: Bích Hằng)
(PLVN) - Ông Đặng Thanh Phong - Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho biết, Thành phố hiện có hơn 72.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh và chế biến thực phẩm, trong đó ngành Y tế quản lý khoảng 39.000 cơ sở. Cơ quan chức năng đã tăng cường thanh, kiểm tra và giám sát ATVSTP tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể.

Dịch sốt xuất huyết lan rộng

Dịch sốt xuất huyết lan rộng
(PLVN) - Trước đây, sốt xuất huyết chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Cửu Long và ven biển miền Trung, tuy nhiên hiện nay, dịch lan rộng ra Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên. Đặc biệt, các địa phương miền Bắc như TP Hà Nội và một số tỉnh miền núi cũng đã ghi nhận dịch sốt xuất huyết lưu hành.