Cho phép quy định các biện pháp thưởng, phạt trong hương ước, quy ước

Trưởng thôn Chi Chỉ, xã Đồng Cương, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc cùng các cụ cao niên trong thôn rà soát lại hương ước thôn trước khi đưa ra bàn bạc, thống nhất trong nhân dân trên địa bàn (ảnh Báo Vĩnh Phúc).
Trưởng thôn Chi Chỉ, xã Đồng Cương, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc cùng các cụ cao niên trong thôn rà soát lại hương ước thôn trước khi đưa ra bàn bạc, thống nhất trong nhân dân trên địa bàn (ảnh Báo Vĩnh Phúc).
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Đây là một trong những nội dung mới tại Nghị định số 61/2023/NĐ-CP của Chính phủ về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư để thay thế Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg ngày 08/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

Không quy định lại các nội dung trong VBQPPL

Hương ước, quy ước là văn bản quy định về các quy phạm xã hội bao gồm các quy tắc xử sự do cộng đồng dân cư bàn và quyết định; không trái pháp luật và đạo đức xã hội; nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của cộng đồng dân cư và được UBND cấp xã công nhận.

Theo Nghị định số 61/2023/NĐ-CP, việc xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước phải bảo đảm các nguyên tắc: Phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; không quy định lại các nội dung đã được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật. Xuất phát từ nhu cầu tự quản của người dân, trên cơ sở tự nguyện, thỏa thuận, thống nhất, công khai, minh bạch trong cộng đồng dân cư. Tôn trọng tính tự chủ, tính đa dạng văn hóa và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của cộng đồng dân cư. Phù hợp với đạo đức xã hội, phong tục, tập quán tốt đẹp; bảo vệ, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; xây dựng các giá trị văn hóa mới, quy tắc ứng xử văn minh, phù hợp với đặc điểm tình hình của cộng đồng dân cư…

Nghị định quy định cụ thể hơn về phạm vi nội dung của hương ước, quy ước. Theo đó, tùy theo yêu cầu tự quản, tình hình kinh tế - xã hội, phong tục, tập quán ở từng địa phương, cộng đồng dân cư lựa chọn một hoặc một số nội dung sau để đưa vào phạm vi của hương ước, quy ước.

Cụ thể bao gồm: Các biện pháp, phương thức thích hợp giúp người dân trên địa bàn tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, bảo đảm và phát huy quyền tự do, dân chủ của cộng đồng dân cư; động viên và tạo điều kiện để cộng đồng dân cư thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của công dân.

Các phong tục, tập quán tốt đẹp và biện pháp hạn chế, tiến tới xóa bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan; bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc; thực hiện nếp sống văn minh; phòng, chống bạo lực gia đình, xây dựng hạnh phúc gia đình; phát triển các hoạt động văn hóa lành mạnh.

Các biện pháp góp phần bảo vệ tài sản của Nhà nước, cộng đồng và công dân; bảo vệ môi trường sinh thái; bảo đảm an ninh, trật tự, phòng, chống các tệ nạn xã hội trên địa bàn; xây dựng và phát huy tình làng, nghĩa xóm; xoá đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống...

Các biện pháp thưởng, phạt phù hợp để bảo đảm thực hiện hương ước, quy ước nhưng không thay thế các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật và các nội dung cần thiết khác do cộng đồng dân cư quyết định.

UBND cấp xã công nhận hương ước, quy ước

Nghị định số 61/2023/NĐ-CP bổ sung, điều chỉnh quy định về đề xuất soạn thảo, lấy ý kiến, thông qua quyết định của cộng đồng dân cư theo quy định tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Theo đó, ngoài trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố, đối tượng đề xuất xây dựng hương ước, quy ước đã được bổ sung thêm công dân cư trú tại cộng đồng dân cư. Tổ soạn thảo hương ước, quy ước cơ bản kế thừa quy định tại Quyết định số 22/2018/QĐ-TTg, tuy nhiên bổ sung có đại diện các tổ chức chính trị- xã hội, già làng, trưởng bản.

Nghị định cũng bổ sung hình thức lấy ý kiến dự thảo hương ước, quy ước thông qua mạng viễn thông, mạng xã hội, hoạt động hợp pháp khác theo quy định. Trình tự, thủ tục tổ chức họp cộng đồng dân cư bàn, biểu quyết thông qua hương ước, quy ước được thực hiện thống nhất theo quy định tại Điều 18, Điều 19 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Thẩm quyền công nhận hương ước, quy ước là UBND cấp xã (trước đây là UBND cấp huyện), đồng thời bổ sung, làm rõ trình tự, thủ tục công nhận, hồ sơ đề nghị công nhận hương ước, quy ước để phù hợp với quy định tại Điều 20, Điều 21 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Việc tạm ngừng thực hiện, sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ hương ước, quy ước được quy định theo hướng phân định rõ trường hợp hương ước, quy ước chưa đáp ứng được yêu cầu về nội dung hoặc trình tự thủ tục thông qua, công nhận thì UBND cấp xã quyết định sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc tạm ngừng thực hiện, bãi bỏ. Trường hợp cộng đồng dân cư thấy cần thiết phải sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ thì thực hiện các trình tự, thủ tục chặt chẽ, rõ trách nhiệm để phù hợp với quy định tại Điều 22 của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở.

Đặc biệt, Nghị định còn bổ sung quy định hằng năm, vào dịp Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc (ngày 18/11) hoặc một ngày quan trọng được cộng đồng dân cư thống nhất, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố chủ trì, phối hợp với Trưởng ban công tác Mặt trận ở cộng đồng dân cư tổ chức cuộc họp hoặc lồng ghép trong hội nghị của cộng đồng dân cư để rà soát nội dung, đánh giá những mặt tích cực, hạn chế trong việc thực hiện hương ước, quy ước. Đồng thời kịp thời khen thưởng, động viên, đôn đốc, nhắc nhở hộ gia đình, công dân cư trú tại cộng đồng dân cư và đề xuất tạm ngừng, sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ hương ước, quy ước.

Đọc thêm

Quảng Ninh hiện có 1.787 hòa giải viên là người dân tộc thiểu số

Hòa giải viên người dân tộc Dao (xã Húc Động, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh) Trần Thị Sửu, thường xuyên tìm hiểu kiến thức pháp luật qua sách báo.
(PLVN) -Hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 1.453 tổ hòa giải với tổng số 8.983 hòa giải viên, trong đó có 1.787 hòa giải viên là người dân tộc thiểu số (DTTS). Các hòa giải viên cơ sở đa phần là cán bộ hưu trí đã nghỉ hưu, trưởng ban công tác mặt trận, trưởng thôn, khu phố và các tổ chức đoàn thể tại địa phương, người có uy tín trong cộng đồng.

Khai mạc Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc khu vực miền Trung - Tây Nguyên

Khai mạc Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc khu vực miền Trung - Tây Nguyên
(PLVN) - Sáng 21/9, Lễ khai mạc Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ IV, khu vực miền Trung - Tây Nguyên đã diễn ra trang trọng tại tỉnh Khánh Hòa. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Phó Chủ tịch Hội đồng Phổ biến giáo dục pháp luật Trung ương, Trưởng ban Tổ chức Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ IV dự và chỉ đạo khai mạc.

Mở ra cơ hội hợp tác trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp với Cộng hòa Nam Phi

Mở ra cơ hội hợp tác trong lĩnh vực pháp luật và tư pháp với Cộng hòa Nam Phi
(PLVN) - Tiếp theo chương trình thăm và làm việc tại An-giê-ry, từ ngày 18-20/9/2023, Đoàn công tác của Bộ Tư pháp do Thứ trưởng Nguyễn Khánh Ngọc dẫn đầu đã thăm và làm việc với các cơ quan tư pháp và pháp luật của Cộng hòa Nam Phi. Mục đích của chuyến thăm là tìm hiểu hệ thống pháp luật và tư pháp của Nam Phi; trao Bản Ghi nhớ cấp Chính phủ về hợp tác giữa Bộ Tư pháp hai nước; trao đổi nhằm mở ra cơ hội hợp tác giữa hai Bên trong lĩnh vực này.

Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực kiểm tra tại Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng

Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực kiểm tra tại Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng
(PLVN) -Sáng 20/9/2023, đồng chí Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Trưởng Đoàn kiểm tra số 1 chủ trì Hội nghị triển khai kế hoạch kiểm tra công tác thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thành pháp luật của Nhà nước tại Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng.

Hội nghị sơ kết 03 năm thi hành Nghị định về kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính

Quang cảnh Hội nghị.
(PLVN) -Ngày 20/9/2023, tại TP Hạ Long, Quảng Ninh, Bộ Tư pháp tổ chức “Hội nghị sơ kết 03 năm thi hành Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12/02/2020 của Chính phủ kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính”. Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật (Bộ tư pháp) Nguyễn Quốc Hoàn chủ trì Hội nghị.

Họp Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Bộ Tư pháp

Toàn cảnh buổi họp.
(PLVN) -Sáng 19/9, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh đã chủ trì cuộc họp Tổ công tác triển khai Đề án 06 của Chính phủ về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030.

Bình Định hoàn tất công tác chuẩn bị tham dự Hội thi Hoà giải viên giỏi toàn quốc lần thứ IV

Bình Định hoàn tất công tác chuẩn bị tham dự Hội thi Hoà giải viên giỏi toàn quốc lần thứ IV
(PLVN) - Các thành viên tham dự Hội thi Hòa giải viên giỏi năm 2023 của tỉnh Bình Định chính là các hòa giải viên xuất sắc, tiêu biểu và được lựa chọn từ Cuộc thi Hòa giải viên do UBND tỉnh tổ chức trước đó vào ngày 25/5. Hiện đội thi đã cơ bản hoàn tất công tác chuẩn bị và sẵn sàng tham dự Cuộc thi Hòa giải viên giỏi Vòng thi Khu vực Miền Trung Tây nguyên sắp được diễn ra trong thời gian tới.

Thanh Hóa sẵn sàng cho cuộc thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc khu vực miền Trung – Tây Nguyên

Đội thi Hòa giải viên giỏi tỉnh Thanh Hóa nỗ lực tập luyện sẵn sàng thể hiện tài năng trên sân khấu
(PLVN) - Để chuẩn bị cho vòng thi khu vực miền Trung – Tây Nguyên diễn ra tại TP Nha Trang, liên tục trong thời gian qua, đội được lựa chọn đại diện cho tỉnh Thanh Hóa tham dự Hội thi đã khẩn trương luyện tập, hoàn thiện phần tiểu phẩm cũng như nghiên cứu quy định pháp luật để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm, tình huống.

6 tỉnh, thành “giành vé” vào vòng chung kết cuộc thi Hoà giải viên giỏi toàn quốc lần thứ IV

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh trao giải Nhất cho đội Hà Tĩnh.
(PLVN) - Qua 02 ngày thi sôi nổi, ngày 15/9, vòng thi khu vực miền Bắc - Hội thi Hòa giải viên giỏi toàn quốc lần thứ IV năm 2023 do Hội đồng phối hợp PBGDPL Trung ương tổ chức tại Hải Phòng đã thành công tốt đẹp. 6 đội thi đến từ các địa phương Hà Tĩnh, Vĩnh Phúc,  Hà Nội, Thái Nguyên, Ninh Bình, Hải Phòng đã được lựa chọn để bước vào vòng chung kết toàn quốc.

Hành trình ‘vào Nam ra Bắc’ đào tạo nguồn nhân lực pháp luật của nữ giảng viên kỳ cựu

GS Hoàng Thị Kim Quế. (Ảnh: PV)
(PLVN) - Cả cuộc đời chuyên tâm gắn bó với công tác đào tạo nguồn nhân lực pháp luật cho đất nước “từ Nam, ra Bắc”, đến nay ở tuổi nghỉ hưu, GS.TS. Giảng viên cao cấp Hoàng Thị Kim Quế vẫn tâm huyết, đam mê công việc giảng dạy, nghiên cứu khoa học để truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm của mình cho các sinh viên và thế hệ giảng viên trẻ.