Chớ lơ là với hội chứng tiền mãn kinh

Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các bệnh phụ khoa
Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các bệnh phụ khoa
(PLO) - Hội chứng tiền mãn kinh không chỉ gây triệu chứng khó chịu mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tử cung, ung thư vú… Vậy chị em cần làm gì để vượt qua thời kỳ này một cách nhẹ nhàng?

Dấu hiệu cảnh báo

Theo bác sỹ Trần Thị Tuyết Lan, Nguyên Trưởng khoa Sản II, Bệnh viện Phụ sản Trung ương: “Giai đoạn tiền mãn kinh kéo dài từ 2 - 5 năm trước khi kinh nguyệt dừng hẳn, đặc trưng bởi sự gia tăng những bất thường trong các chu kỳ kinh cũng như các rối loạn vận mạch, loãng xương, tiểu khó, giao hợp đau…
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do sự sụt giảm nồng độ estrogen. Khi estrogen trong cơ thể bị giảm đi sẽ làm mất điều hòa của công năng hệ thống thần kinh thực vật, mất ổn định của mạch máu…”.

Chính điều này đã gây ra một loạt những thay đổi lớn về sức khỏe và tâm sinh lý của phụ nữ như:

- Vòng kinh dài, ngắn và ra huyết bất thường, kinh nguyệt không đều, kéo dài do rối loạn quá trình rụng trứng.

- Có khuynh hướng trầm cảm, mệt mỏi, kích động.

- Viêm bàng quang, tiểu không tự chủ, són đái…

- Thành âm đạo mỏng và kém đàn hồi hơn, gây nên chứng khô rát âm đạo và đau khi giao hợp.

- 40% phụ nữ trên 40 tuổi có kinh nguyệt không đều thường phải chịu đựng những cơn bốc hỏa kéo dài từ 30 giây đến vài phút. Chứng bốc hỏa thường đi kèm với hiện tượng đổ mồ hôi đêm, mạch đập tăng.

- Tinh thần bất ổn, luôn lo lắng, mất ngủ, căng thẳng, mệt mỏi, hay cáu gắt, khó chịu, chóng mặt, chân tay lạnh, huyết áp không ổn định, rối loạn tiêu hóa.
Phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh có khuynh hướng trầm cảm và giảm ham muốn

Phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh có khuynh hướng trầm cảm và giảm ham muốn

Ngoài hormone estrogen giảm, các hormone khác như progestagen và testosteron cũng giảm khiến quá trình lão hóa diễn ra nhanh chóng, với các biểu hiện như xuất hiện nếp nhăn, cằm chảy xệ, tóc bạc và rụng nhiều, mắt bị lão hóa dễ gây đục thủy tinh thể, răng dễ bị viêm, sâu, tụt lợi…

Nguy hiểm hơn, theo thống kê, 40% phụ nữ bị ung thư vú và ung thư phần phụ chủ yếu là ở giai đoạn tiền mãn kinh và đã mãn kinh.

Giảm khó chịu đúng cách

Để giảm thiểu những nỗi khó chịu mắc phải của giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh, chị em cần phải chú ý hơn trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân, nhất là giai đoạn bắt đầu bước vào thời kỳ tiền mãn kinh.

Kiểm soát tâm lý: Phụ nữ tuổi tiền mãn kinh phải đối mặt với rất nhiều thay đổi về tâm sinh lý, dễ nóng giận, tủi thân, dễ buồn chán, căng thẳng. Đây là giai đoạn sinh lý tất yếu đối với mọi phụ nữ, vì vậy, chị em nên chuẩn bị tâm lý thật tốt trước khi bước vào thời kỳ này để có thể dễ dàng vượt qua những khó khăn về biến đổi tâm lý và sức khỏe. Hãy tự tạo cho mình niềm vui bằng cách đọc sách, đi du lịch, tham gia các hoạt động giải trí và tránh để bản thân chịu quá nhiều áp lực.

Cân bằng cuộc sống: Những hội chứng về mãn kinh là quá trình thay đổi sinh lý tạm thời, không nhất thiết phải điều trị bằng thuốc. Để giảm các triệu chứng khó chịu và lấy lại sự cân bằng trong cuộc sống, chị em có thể sử dụng phương pháp bổ sung estrogen tự nhiên bằng các thực phẩm tự nhiên. Rất nhiều phụ nữ bị tăng cân trong quá trình tiền mãn kinh.
Tuy nhiên, nhịn ăn không phải phương pháp hiệu quả để giữ cân trong độ tuổi này. Chị em cần có một chế độ ăn uống cân bằng và đầy đủ calci (1000 - 1200mg/ngày, tốt nhất là được bổ sung trước tuổi 35), vitamin D. Các thực phẩm có nhiều calci bao gồm: Sữa không béo, cá, tôm, cua… Các thức ăn giàu vitamin D như sữa, cá hồi, cá ngừ… Nên ăn chất béo có trong các loại quả, hạt (hạt hướng dương), dầu cá (các loại cá, rong biển), đậu nành, các loại rau quả họ đậu.
Bên cạnh đó, chị em cần tập thói quen ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc mỗi ngày, mặc đồ thoáng khi ngủ, giữ phòng ngủ thông thoáng, hạn chế ăn thức ăn cay, các thức uống có chứa cafein như trà, cà phê…. để giúp hạn chế tình trạng đổ mồ hôi, bốc hỏa.
Tập thể dục thường xuyên làm giảm cảm giác khó chịu ở tuổi tiền mãn kinh
Tập thể dục thường xuyên làm giảm cảm giác khó chịu ở tuổi tiền mãn kinh 

Hoạt động thể thao: Phụ nữ tuổi mãn kinh cần thường xuyên tập thể dục thể thao để duy trì sự dẻo dai của hệ cơ xương và giúp máu lưu thông khắp cơ thể, duy trì vóc dáng gọn gàng, tinh thần minh mẫn, lạc quan. Nên lựa chọn các bài tập thể dục phù hợp với tuổi tác và tình trạng sức khỏe của cơ thể. Các hoạt động phù hợp nhất là đi bộ, khiêu vũ, yoga, thể dục thẩm mỹ…

Khám sức khỏe định kỳ: Ở những phụ nữ có nguy cơ cao, tiền sử hay viêm nhiễm nên khám định kỳ 6 tháng/lần để được phát hiện và xử lý sớm các bệnh phụ khoa trong đó có ung thư. Đặc biệt sau mãn kinh, việc khám phụ khoa hàng năm cũng cần thiết hơn vì các loại ung thư cổ tử cung và ung thư niêm mạc tử cung, sau thời gian tiềm tàng thường phát bệnh ở độ tuổi này. Nếu phát hiện ở giai đoạn sớm thì việc điều trị khỏi hẳn sẽ khả quan hơn.

Tin cùng chuyên mục

Đã có hơn 100 trường hợp mắc bệnh X thiệt mạng ở Congo được ghi nhận. (Ảnh: Africa CDC)

Dịch bệnh bí ẩn bùng phát ở Congo, nhiều quốc gia lo ngại nguy cơ lây lan

(PLVN) - Cộng hòa Dân chủ Congo đang phải đối mặt với một dịch bệnh bí ẩn, được gọi là bệnh X. Tính đến ngày 11/12, có 416 ca bệnh được báo cáo, trong đó có hơn 100 ca tử vong. Có hơn 50% số ca tử vong là trẻ em, đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng. Căn bệnh này bùng phát từ khu vực y tế Panzi, tỉnh Kwango, vào cuối tháng 10/2024 và đang trở thành tâm điểm chú ý trên toàn cầu.

Đọc thêm

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống

Bệnh viện Y Dược cổ truyền và PHCN tỉnh Phú Thọ áp dụng phương pháp mới phục hồi vận động sau chấn thương cột sống
(PLVN) - Gần đây, Bệnh viện Y Dược cổ truyền và Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh Phú Thọ đã điều trị phục hồi chức năng thành công lấy lại khả năng vận động cho người bệnh N.T.H bị chấn thương cột sống bằng phương pháp y học cổ truyền kết hợp phục hồi chức năng.

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025

Nhiều khó khăn, thách thức trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá năm 2025
(PLVN) - Trao đổi với các đối tác tại Việt Nam, Giám đốc cao cấp chương trình Sức khỏe cộng đồng của Quỹ Sáng kiến Bloomberg, công tác phòng, chống tác hại thuốc lá ở Việt Nam còn nhiều khó khăn, thách thức phía trước. Bộ Y tế cần xây dựng thêm công cụ và hướng dẫn để ngăn ngừa sự xuất hiện của các sản phẩm thuốc lá mới, cũng như việc sử dụng thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng...

Cẩn trọng với "thầy thuốc" online

Người dân nên tiếp cận thông tin trên mạng xã hội từ các nguồn uy tín. (Ảnh: PV)
(PLVN) -  Việc tiếp nhận thông tin chưa được kiểm chứng, không bảo đảm độ chính xác tiềm ẩn nhiều rủi ro. Đặc biệt trong lĩnh vực y tế và sức khỏe có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người.

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới

Tìm giải pháp đưa Việt Nam ra khỏi 'top quốc gia' có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới
(PLVN) - Trong khi hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ đứng thứ hai gây tử vong và bệnh tật, song Việt Nam vẫn là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút thuốc lá cao nhất trên thế giới. Trước thực trạng này, các chuyên gia đã trao đổi về những thách thức còn tồn tại để tìm ra các giải pháp thực hiện tốt hơn nữa mục tiêu phòng, chống tác hại của thuốc lá.