Chính thức khánh thành và mở cửa Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh

Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam tặng Bảo tàng bộ sách Đại tướng Nguyễn Chí Thanh. (Ảnh: TTXVN)
Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam tặng Bảo tàng bộ sách Đại tướng Nguyễn Chí Thanh. (Ảnh: TTXVN)
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) -Nhân dịp 55 năm ngày mất của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (6/7/1967-6/7/2022), ngày 2/7, UBND Thừa Thiên-Huế cùng gia đình Đại tướng Nguyễn Chí Thanh long trọng tổ chức lễ khánh thành Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, chính thức mở cửa đón người dân và du khách đến thăm quan.

Hiện có gần 400 tài liệu, hiện vật, hình ảnh đang được trưng bày tại bảo tàng. Các tài liệu, hình ảnh, hiện vật và thiết kế trưng bày theo đề cương giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp hoạt động cách mạng của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh; những đóng góp quan trọng của Đại tướng đối với Cách mạng Thừa Thiên-Huế nói riêng và cả nước nói chung qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Các chủ đề trưng bày chính gồm: Quê hương, gia đình, quá trình tham gia cách mạng, những dấu mốc quan trọng của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và sự tri ân mà gia đình, quê hương, đất nước dành cho ông.

Nhân dịp này, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam đã tặng Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh bộ sách Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (gồm 3 tập, 600 cuốn do Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân tái bản, phát hành); 500 cuốn catalogue giới thiệu; nhân bản gầm 200 đầu sách, bài viết trên các báo, tạp chí, tác phẩm của Đại tướng và các tác giả viết về Đại tướng để trưng bày lâu dài.

Nhằm phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, đại diện Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã ký kết Biên bản ghi nhớ, hợp tác với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, trường Chính trị Nguyễn Chí Thanh, Bảo tàng Lịch sử và Bảo tàng Hồ Chí Minh đều thuộc tỉnh Thừa Thiên-Huế.

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tên thật là Nguyễn Vịnh, sinh ngày 1/1/1914, trong một gia đình nông dân nghèo tại huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Ông là một nhà chính trị, quân sư lỗi lạc, vị danh tướng tài ba. Tên tuổi của ông gắn liền với sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc của Đảng và Nhân dân Việt Nam ở thế kỷ XX.

Năm 2021, gia đình Đại tướng đã mời các chuyên gia, nhà khoa học và được sự giúp đỡ của Sở VH-TT tỉnh Thừa Thiên-Huế xây dựng Đề án, Đề cương trưng bày Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh tại số 144 Đặng Thái Thân, thành phố Huế, trên cơ sở Nhà tưởng niệm Đại tướng. Công trình được xây dựng từ năm 2011 với kiến trúc nhà rường mang đậm chất đặc trưng kiến trúc Huế xưa.

Tháng 6/2022, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế đã ban hành Quyết định cho phép hoạt động đối với bảo tàng ngoài công lập - Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.

Đọc thêm

Chạy 'Vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái'

Giải chạy với sự tham gia của gần 1700 người. (nguồn: CSAGA)
(PLVN) - Sáng 3/12, gần 1.700 vận động viên trong nước và quốc tế tham Giải chạy “Vì một Việt Nam không có bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái” năm 2023 xung quanh hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, để hưởng ứng thông điệp: “Không chấp nhận tất cả các hình thức bạo lực trên cơ sở giới, dù là bạo lực về thể chất, tinh thần, tình dục hay bạo lực xảy ra trên không gian mạng”.

'Những điều sắp tới: Phát kiến thay đổi tương lai nhân loại'

'Những điều sắp tới: Phát kiến thay đổi tương lai nhân loại'
(PLVN) - “Những điều sắp tới: 13 phát kiến thay đổi tương lai nhân loại” - là một trong những cuốn sách nổi tiếng viết về các phát minh có khả năng định hình thế giới và thay đổi tương lai con người của Avi Jorisch. Cuốn sách mang đến cho bạn đọc một cái nhìn sâu sắc về những thách thức toàn cầu sắp tới và những đổi mới giúp thế giới của chúng ta trở thành một nơi tốt đẹp hơn.

Thành Được - 'ông vua không ngai' của nghệ thuật cải lương

Thành Được và Thanh Nga diễn cùng nhau vở “Đoạn tuyệt”. (Nguồn ảnh: tư liệu)
(PLVN) - Thành Được từng là kép nam sáng nhất trong làng cải lương, được mệnh danh là nghệ sĩ “có cả thanh lẫn sắc”. Thế hệ sau tôn vinh ông không chỉ bởi tài hoa, cốt cách, mà bởi ông là một chứng nhân của một thời huy hoàng của nghệ thuật cải lương.

Quá khứ, hãy viết ra đi!

Quá khứ gợi ra những câu chuyện có giá trị cho mỗi người. (Nguồn: Pngtree)
(PLVN) - Mỗi con người đều là nhân vật chính trong cuộc đời của họ và là nhân vật phụ trong cuộc đời người khác. Câu chuyện của bất kỳ sinh vật nào trên thế gian này đều có giá trị và bài học bổ ích như nhau. Vì vậy, khi lạc lối, mất phương hướng hoặc cảm thấy bi quan vào cuộc đời, hãy viết lại chân thực một ký ức trong quá khứ, biết đâu đó lại là một lối thoát.

Những người đàn ông vô tâm

Một gia đình hạnh phúc khi cả người vợ và người chồng cùng biết bao dung, yêu thương nhau. (Nguồn: Huggies)
(PLVN) - Trong mối quan hệ tình cảm nam nữ, gia đình, việc nói lời yêu thương, dùng hành động ngọt ngào rất quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay, vẫn còn người đàn ông Việt Nam không thể nói ra được câu “anh yêu em”, “bố yêu con”, hay chỉ đơn giản là một cái ôm, nụ hôn ấm áp.

Đàm Vĩnh Hưng tái hiện Sài Gòn xưa

Đàm Vĩnh Hưng tái hiện Sài Gòn xưa
(PLVN) - Để khép lại dự án “Dạ khúc cho tình nhân”, nam ca sĩ đã cùng ê-kíp hoạt động hết công suất trong 48 giờ đồng hồ qua 16 địa điểm để có thể tái hiện lại từng ngóc ngách Sài Gòn xưa.

Hàn Quốc quảng bá văn hóa, du lịch tại TP HCM

Hàn Quốc quảng bá văn hóa, du lịch tại TP HCM
(PLVN) - Cuối tháng 11 vừa qua, tỉnh Gyeongsangbuk-do (Hàn Quốc) phối hợp với Sở Du lịch TP HCM tổ chức Hội thảo Giới thiệu Văn hóa và Du lịch nhằm quảng bá những nét đẹp đặc trưng, di sản văn hoá lịch sử được UNESCO công nhận tại tỉnh Gyeongsangbuk-do.