Chính thức cấm thuốc lá điện tử từ hôm nay

Thuốc lá điện tử núp bóng dưới hình dạng hộp sữa. Ảnh: Hạnh Nguyên
Thuốc lá điện tử núp bóng dưới hình dạng hộp sữa. Ảnh: Hạnh Nguyên
0:00 / 0:00
0:00
(PLVN) - Từ ngày 1/1/2025, việc sản xuất, kinh doanh và sử dụng thuốc lá điện tử chính thức bị cấm tại Việt Nam. Với quyết định này, Việt Nam trở thành quốc gia thứ 6 trong khu vực ASEAN thực hiện chính sách cấm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng, cùng với Brunei, Campuchia, Lào, Singapore và Thái Lan.

Ngày 30/11/2024, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Trong Nghị quyết của Quốc hội có nêu rõ nội dung: Quốc hội thống nhất cấm sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, chứa chấp, vận chuyển, sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, các loại khí, chất gây nghiện, gây tác hại cho sức khỏe con người từ năm 2025, bảo đảm sức khỏe cộng đồng, trật tự, an toàn xã hội.

Quốc hội giao Chính phủ tổ chức thực hiện cụ thể quy định này. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân, đặc biệt là đối với thanh niên, thiếu niên về tác hại của rượu, bia, thuốc lá, thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, các loại khí, chất gây nghiện, gây tác hại cho sức khỏe con người.

Thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng là sản phẩm thế hệ mới, hoạt động bằng cách làm nóng dung dịch chứa nicotine hoặc các hương liệu hòa tan trong propylene glycol hoặc glycerine. Ít nhất 60 hợp chất hóa học được tìm thấy trong dung dịch thuốc lá điện tử và nhiều chất độc hại khác xuất hiện trong khí/khói mà sản phẩm này tạo ra.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, thuốc lá là nguyên nhân gây tử vong cho hơn 8 triệu người mỗi năm trên toàn cầu. Tổ chức Y tế Thế giới cũng đã khẳng định, không có bằng chứng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng ít hại hơn thuốc lá điếu. Thuốc lá thế hệ mới đều chứa nicotine gây nghiện và có hại, đặc biệt với não bộ trẻ em. Một số sản phẩm thuốc lá điện tử chứa các chất độc hại còn cao hơn thuốc lá điếu thông thường.

Việc cấm thuốc lá thế hệ mới nhằm ngăn chặn sự gia tăng của các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới, đặc biệt là thuốc lá điện tử, thuốc lá làm nóng (heat-not-burn) và các sản phẩm thuốc lá có hương vị...

Từ năm 2025, thuốc lá điện tử sẽ được coi là mặt hàng cấm tại Việt Nam. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm, sẽ bị xử phạt theo các quy định hiện hành.

Về xử lý vi phạm hành chính, Căn cứ Điều 4 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP) của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, chủ thể vi phạm có thể bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thương mại là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là 200.000.000 đồng đối với cá nhân và 400.000.000 đồng đối với tổ chức;

Ngoài ra, chủ thể vi phạm còn có thể phải chịu hình thức xử phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Điều này.

Về xử lý hình sự, nếu hành vi trên có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể xử lý theo Điều 190 và/hoặc Điều 191 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, cụ thể:

Căn cứ Điều 190 của Bộ luật này quy định về tội sản xuất, buôn bán hàng cấm, người phạm tội có thể chịu mức phạt thấp nhất là phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến cao nhất là 15 năm tù giam. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Đối với pháp nhân thương mại phạm vào loại tội danh theo Điều 190 này thì có thể chịu mức phạt thấp nhất là phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến cao nhất là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Còn căn cứ Điều 191 của Bộ luật này quy định về tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm, người phạm tội có thể chịu mức phạt thấp nhất là phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến cao nhất là 10 năm tù giam. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Đối với pháp nhân thương mại phạm vào loại tội danh theo Điều 191 này thì có thể chịu mức phạt thấp nhất là phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến cao nhất là đình chỉ hoạt động vĩnh viễn. Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Tin cùng chuyên mục

'Ẩn họa' trên tuyến đường thuộc dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam

'Ẩn họa' trên tuyến đường thuộc dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam

(PLVN) - Dự án liên kết vùng miền Trung tỉnh Quảng Nam được đầu tư nhằm hoàn thiện mạng lưới kết nối giao thông trên địa bàn tỉnh Quảng Nam và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Tuy nhiên, dự án này đang chậm tiến độ, mặt đường xuất hiện chi chít “ổ voi, ổ gà” sau mưa lớn gây nguy hiểm cho người đi đường.

Đọc thêm

Rộn rã ngư trường Ninh Thuận đầu năm 2025

Rộn rã ngư trường Ninh Thuận đầu năm 2025
(PLVN) -  Năm mới 2025, trời yên biển lặng, thời tiết thuận lợi, hàng trăm tàu thuyền tại Ninh Thuận bắt đầu ra khơi, bám biển, bám ngư trường, mang theo niềm tin và khát vọng làm giàu từ biển quê hương.

Tăng mức phạt có đủ để xây dựng văn hoá giao thông?

Ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của người dân có sự chuyển biến rõ rệt sau khi Nghị định 168 có hiệu lực. (Ảnh: QĐND)
(PLVN) - Những ngày qua, việc tăng nặng mức xử phạt và áp dụng cơ chế trừ điểm giấy phép lái xe bước đầu tạo hiệu quả tích cực, nâng cao ý thức chấp hành của người dân. Tuy nhiên, để thực sự xây dựng văn hóa giao thông cần nhiều hơn thế.

Bài học bám sát thực tiễn

Bài học bám sát thực tiễn
(PLVN) -  Đất nước đã khép lại năm 2024 với tất cả những nỗ lực vượt bậc, "biến nguy thành cơ", "thay đổi trạng thái, xoay chuyển tình thế"; với phương châm "kỷ cương trách nhiệm, chủ động kịp thời, tăng tốc sáng tạo, hiệu quả bền vững", "chỉ bàn làm, không bàn lùi"; ngay từ những ngày đầu năm.

Bài 2: Cách nào để lãng phí điện không trở thành 'căn bệnh nan y'?

Không ít bảng đèn quảng cáo "lên đèn" khi trời còn sáng.
(PLVN) - Mức lãng phí điện năng tại Việt Nam đang cao gấp 1,5 đến 6 lần so với mức trung bình thế giới. Theo Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), sản lượng điện thiếu hụt có thể lên tới 27,7 tỷ kWh vào năm 2025. Mặc dù các cơ quan chức năng luôn nỗ lực kêu gọi tiết kiệm điện, tình trạng lãng phí điện vẫn diễn ra hàng ngày. Đây được xem như một “căn bệnh” khó chữa của toàn xã hội.

Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030: Việt Nam đạt trình độ tiên tiến của khu vực

Ảnh minh họa
Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030 đặt mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có hệ thống giáo dục tiên tiến trong khu vực châu Á. Với trọng tâm phát triển toàn diện con người, nâng cao chất lượng giáo dục ở mọi cấp và đẩy mạnh hội nhập quốc tế, chiến lược này đặt nền móng vững chắc cho một xã hội hiện đại, công bằng và văn minh.

Khi đổi mới sáng tạo thúc đẩy phát triển ngành Y tế

Các bạn trẻ tham quan Triển lãm giới thiệu thành tựu công nghệ ngành Y tế năm 2024. (Ảnh: MOST)
(PLVN) - Tiến bộ trong công nghệ sinh học và chuyển đổi số không chỉ hỗ trợ việc nghiên cứu, phát triển thuốc, vaccine, mà còn giúp cải thiện việc chẩn đoán, điều trị bệnh, cũng như phát triển các phương pháp điều trị tiên tiến, nâng cao chất lượng sống cho người dân.